Trách nhiệm của cá nhân trong công tác PCCC là gì

Hỏi: Vụ cháy vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh khiến 7 người trong một gia đình bị tử vong. Tôi theo dõi diễn tiến vụ việc và thấy công tác chữa cháy, cứu hộ cứu nạn đã được triển khai nhưng những thiệt hại về của và người vẫn quá lớn. Theo tôi được biết, một trong những nguyên nhân là ngôi nhà không có cửa thoát hiểm, chứa nhiều chất dễ gây cháy, khu dân cư không đáp ứng được những điều kiện về PCCC. Tôi muốn hỏi, quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm cá nhân, hộ gia đình, khu dân cư trong PCCC như thế nào? (Phạm Nhật Linh, Hà Nội)

Trả lời:

Luật PCCC 2001, đặc biệt là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 (2013) quy định: Thôn, làng, ấp, bản buôn, phum, sóc, tổ dân phố (gọi chung là thôn) phải có các quy định, nội quy về PCCC về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; căn cứ vào điều kiện cụ thể có giải pháp ngăn cháy; có phương án, lực lượng, phương tiện, đường giao thông, nguồn nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy.

Chủ hộ gia đình có trách nhiệm: Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về PCCC; thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ cháy, nổ; phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC, quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.

Cá nhân có trách nhiệm: Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về PCCC của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về PCCC, biết sử dụng dụng cụ, phương tiện PCCC thông dụng; bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC.

Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng PCCC

Ban Pháp luật - Bạn đọc

Ý thức của người dân – luôn là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu trong công tác phòng chống cháy nổ. Vì thế, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng, thì việc mỗi chúng ta cần nâng cao trách nhiệm với nhiệm vụ an toàn PCCC luôn là điều nên làm.

Trách nhiệm của cá nhân trong công tác PCCC là gì

Bản thân mỗi người cần nâng cao trách nhiệm với nhiệm vụ đảm bảo an toàn PCCC

Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi năm, cả nước xảy ra khoảng hơn 3.000 vụ cháy; trong đó, hơn 50% số vụ xảy ra tại khu dân cư, hộ gia đình; đặc biệt nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đời sống an sinh của người dân.

Bạn đang xem: Trách nhiệm của cá nhân trong công tác pccc tại nơi làm việc

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cháy, nổ là do ý thức chấp hành các quy định về an toàn PCCC, an toàn trong sử dụng điện, cách bố trí hàng hóa của chủ hộ gia đình, chủ cơ sở kinh doanh chưa cao và chưa phù hợp với quy định.

An toàn cháy, nổ trong khu vực dân cư vẫn đang là vấn đề rất đáng lo ngại khi nhiều hộ dân vẫn chủ quan, sử dụng hệ thống điện, thiết bị điện thiếu an toàn, chắp vá. Nói về ý thức của người dân trong công tác PCCC, một số ý kiến cho biết:

"Lực lượng chức năng quan trọng nhưng người dân cũng quan trọng không kém, nếu vẫn còn có những trường hợp như thắp hương thờ cúng không đúng nơi quy định hay sử dụng điện không an toàn thì theo tôi vẫn còn cháy nổ".

"Chỉ cần mỗi nhà trang bị đầy đủ hệ thống PCCC hoặc các thiết bị báo cháy từ sớm thì tôi nghĩ công tác PCCC sẽ được đảm bảo hơn rất nhiều".

Việc xác định các lực lượng trong công tác PCCC cũng cần được quy định rõ ràng và cụ thể. UBND phường, xã, thị trấn là cấp quản lý sâu sát nhất, cần có trách nhiệm chính và trực tiếp trong quản lý nhà nước về PCCC đối với khu dân cư, nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất.

Trong khi đó, trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát PCCC là hướng dẫn, kiểm tra hoạt động PCCC của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy; tham mưu cho UBND các cấp trong công tác quản lý nhà nước về PCCC đối với hộ gia đình và hộ kinh doanh; tham mưu các chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm an toàn PCCC ở khu dân cư, nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất.

Theo quy định, việc các chủ đầu tư không chấp hành an toàn PCCC thì cần thiết phải được cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh. Thế nhưng, để an toàn cho chính bản thân người dân sinh sống tại chung cư cao tầng, cần phải xuất phát từ ý thức trách nhiệm của chính bản thân người dân.

Bên cạnh đó, đưa ra khuyến cáo người dân sống tại các chung cư, nhà cao tầng trong công tác đảm bảo an toàn PCCC, Thượng tá Phạm Trung Hiếu – Trưởng phòng Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cho biết:

"Chúng tôi khuyến cáo người dân không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong phòng, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ với số lượng ít nhất; xe máy các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt; thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu... phải kín. Tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện khi không sử dụng. Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra phải bình tĩnh xử lý, tìm lối thoát nạn an toàn, đồng thời báo cho mọi người xung quanh để kịp thời ra khỏi khu vực nguy hiểm".

Xem thêm: Lời Bài Hát Mong Kiếp Sau Vẫn Là Anh Em, Mong Kiếp Sau Vẫn Là Anh Em

Nếu như ý thức người dân chưa cao thì sinh sống ở bất cứ tòa nhà nào dù đầy đủ an toàn PCCC, cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy. Vì thế ý thức tự mình nâng cao trách nhiệm với nhiệm vụ an toàn PCCC phải thường trực.

Bên cạnh đó, mỗi gia đình, cơ quan, doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ hệ thống, thiết bị PCCC phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, mỗi người phải biết sử dụng các thiết bị chữa cháy tại chỗ để khi phát hiện đám cháy nhỏ biết dập tắt, ngăn cháy thành ngọn lửa lớn.

Một số thông tin cập nhật về công tác PCCC của lực lượng chức năng trong tuần vừa qua:

Mới đây, Đoàn Thanh niên Trường Đại học PCCC phối hợp cùng Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với thông điệp “Giọt máu nghĩa tình vì đồng đội thân yêu”. Qua chương trình, nhà trường đã thu được gần 300 đơn vị máu.

Trước đó, trong đợt 1 tổ chức chương trình hiến máu, nhà trường đã thu được hơn 1000 đơn vị máu - là một trong số các đơn vị dẫn đầu của Bộ Công an về phong trào hiến máu tình nguyện, góp phần quan trọng bổ sung nguồn máu sạch, an toàn dùng cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

Chiều 25/8, Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ huyện Hoài Đức cùng người dân đã giải cứu nam thanh niên bị lọt, mắc kẹt giữa hai bức tường. Theo người dân sống quanh khu vực, nam thanh niên này bị mắc kẹt tại khe tường giữa 2 ngôi nhà do trượt chân rơi xuống khi đang cố gắng nhặt đồ bị rơi.

Xem thêm:

Rất may khi một người dân ở gần đó là công nhân đục phá tường chuyên nghiệp, tích cực hỗ trợ lực lượng chức năng hoàn thành nhiệm vụ chỉ trong khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ. Sau khi giải cứu thành công, nam thanh chỉ bị xước nhẹ ở phần ngực, lưng và đã được cán bộ y tế chăm sóc, kiểm tra kịp thời.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:30/08/2018

Xin chào Ban biên tập. Xin cho tôi hỏi, trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì cá nhân có trách nhiệm như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Rất mong nhận được sự phản hồi từ phía các bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn!

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 thì trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy, cá nhân có trách nhiệm sau đây:

    - Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;

    - Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;

    - Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;

    - Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

    - Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 (sửa đổi 2013).

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    Trân trọng!


Trả lời:Khoản 3b, Điểm 3, Điều 5, Chương I của Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung ngày 22-11-2013 quy định về trách nhiệm của các cá nhân trong tham gia phòng cháy và chữa cháy. Cụ thể như sau:

Thứ nhất,chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;

Thứ hai,tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;

Thứ ba,bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;

Thứ tư,ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

Thứ năm,thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong luật này.

QĐND