Nhà máy thủy điện đray hlinh nằm trên sông nào

Đắk Lắk: Hồ đập, sông suối trơ đáy, thủy điện thoi thóp

Tuấn Anh - C.L.

08:05 12/04/2016

Nắng nóng kéo dài, cùng với nhiệt độ luôn duy trì ở mức cao 36 đến 37 độ C đã làm cho lượng nước ở các hồ đập, sông suối bốc hơi nhanh khiến diện tích cây trồng bị khô hạn ngày một gia tăng.

Người dân phải bỏ hàng trăm triệu đồng thuê máy khoan tìm nước ngầm thế nhưng tiền mất, nước cũng chẳng có để cứu cây và sinh hoạt. Cùng với đó, nhiều nhà máy thủy điện cũng ngưng hoạt động vì hồ chứa không còn nước.

Sông Krông Năng cạn trơ đáy.

Trên 1.000 tỷ đồng “bốc hơi”

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (thuộc Sở NN&PTNT) tỉnh Đắk Lắk, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 36.961 ha cây trồng bị hạn, tăng 5.366 ha so với cùng kỳ năm 2015, gồm: lúa nước 3.932 ha (trong đó 864 ha mất trắng); cà phê 29.348 ha (trong đó mất trắng 3.958 ha); hồ tiêu 1.494 ha và một số diện tích cây trồng khác ước tính tổng thiệt hại là 1.110 tỷ đồng.

Sinh sống đã gần 20 năm nay tại thôn 10, xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, canh tác hơn 3 ha cà phê, hồ tiêu nhưng chưa năm nào gia đình ông Nguyễn Văn Hòa lại nằm trong tình trạng thiếu nước tưới nghiêm trọng như mùa khô năm nay.

Ông Hòa chia sẻ: “Để có nguồn nước sinh hoạt, nước tưới cho diện tích cây trồng của gia đình, tôi đã thuê khoan 3 giếng nước sâu 60 m, 100 m, 130 m mất cả mấy chục triệu đồng nhưng không có nước tưới. Hiện các vùng xung quanh nhà nào cũng thi nhau khoan giếng tìm nước nhưng rất hiếm giếng có nước”.

Nhiều nhà để cứu vãn vườn cây, thu nhập chính của cả gia đình đành phải chạy đi mua nước từ các hồ đập ở vùng khác với giá cả trăm ngàn đồng cho một giờ bơm. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Krông Năng, tính đến nay đã có hơn 1.200 ha cây trồng bị hạn, trong đó, 214 ha lúa nước bị mất trắng (chiếm 32,08% diện tích gieo trồng), 1.024 ha cà phê thiếu nước tưới nghiêm trọng; 250 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Hiện tính chung toàn tỉnh này đã có 20.160 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt (tăng 17.139 hộ so với cùng kỳ năm 2015). Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã xảy ra hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh (trừ huyện M’Đrắk). Dự kiến tình hình khô hạn nghiêm trọng có thể kéo dài đến giữa tháng 5/2016, trong khi đó, nguồn nước chống hạn gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện tổng dung tích nước các hồ chứa chỉ còn khoảng 145 triệu m3, tập trung chủ yếu ở 3 hồ chứa lớn là Ea Súp Thượng (58 triệu đồng), Krông Buk Hạ (69 triệu đồng) và Buôn Yong (5,5 triệu đồng). Các hồ chứa nhỏ phần lớn đã cạn, trong đó 118 hồ khô hoàn toàn (tăng 30 hồ so với cùng kỳ năm 2015); mực nước sông xuống thấp, ảnh hưởng đến công suất tưới của các trạm bơm.

Thủy điện thoi thóp

Theo Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk, đến thời điểm hiện nay, ít nhất đã có 3 nhà máy thủy điện nhỏ là Nhà máy thủy điện Ea Đrăng 2, Ea Tul 4 và Ea Súp 3 không còn nước nên đã ngừng hoạt động.

Một số nhà máy thủy điện nhỏ khác nằm trên lưu vực các dòng suối Ea Kar, Ea M’doal 2, Ea M’doal 3 của huyện M’Đrắk và Ea H’Leo, suối Krông Kmar của huyện Krông Ana… do mực nước giảm mạnh nên cũng chỉ hoạt động cầm chừng, mỗi ngày chỉ phát điện được vài giờ.

Thậm chí, ngay những nhà máy thủy điện lớn trên hệ thống sông Sêrêpốk không có hồ chứa hoặc hồ chứa dung tích nhỏ như Nhà máy thủy điện Đray H’Linh, Đray H’Linh 1, Đray H’linh 3, Hòa Phú, Sêrêpốk 4A hoạt động phụ thuộc vào vận hành điều tiết của các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn nên thời gian hoạt động của các nhà máy thủy điện này chỉ còn 3 đến 11 giờ/ngày, công suất quá thấp so với thiết kế.

Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Buôn Kuốp Nguyễn Tấn Triết cho biết: Hiện Công ty đang quản lý vận hành 3 nhà máy thủy điện trên sông Sêrêpốk gồm Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah, Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp và Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 3.

Do điều kiện bất lợi về thủy văn nên năm 2015 cả 3 nhà máy thủy điện do Công ty quản lý chỉ sản xuất được 1,55 tỷ KWh, đạt 60,3% kế hoạch và đạt 54% so với lượng điện bình quân nhiều năm.

Từ đầu tháng 3 đến nay, mực nước hồ thủy điện Buôn Tua Srah chỉ đạt 481,440 m, trong khi đó mực nước dâng bình thường là 487,5 m và hiện nay lưu lượng nước đổ về hồ chỉ đạt 18m3/s, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các nhà máy thủy điện trên sông Sêrêpốk.

Theo ông Triết, hiện nay để điều tiết nước cho công tác chống hạn của các địa phương 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông nằm dọc 2 bên sông Sêrêpốk thì phía Công ty đã báo cáo với Tổng Công ty không chạy điện thương mại 2 nhà máy thủy điện Buôn Kuốp và Sêrêpốk 3.

Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 24 nhà máy thủy điện, với tổng công suất 957 MW; trong đó, trên lưu vực sông Sêrêpốk có 12 nhà máy, tổng công suất 841 MW. Do hạn hán nên từ đầu năm đến nay, sản lượng điện sản xuất của các nhà máy thủy điện chỉ đạt 120 triệu KWh, chưa được 40% so với kế hoạch.

Chủ đề: hạn mặn thủy điện thoi thóp sông hồ trơ đáy

Nhà máy thủy điện đray hlinh nằm trên sông nào

Đoạn sông các nạn nhân gặp nạn đầu tiên là khoảng giữa, nơi có các mỏm đá nhô lên. Trong hình, mặt sông lúc nhà máy thủy điện Đray H'linh 1 chạy hết công suất cả 3 tổ máy (12,4MW), lưu lượng trên 120m3/s - Ảnh: TRUNG TÂN

Liên quan đến vụ thủy điện Đray H’Linh 1 (xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) xả nước chạy máy bất ngờ khiến 2 người chết, sáng 19-3, đại diện Bộ Công thương và ban ngành tỉnh Đắk Lắk có buổi kiểm tra thực địa, làm việc cùng nhà máy.

Theo đó, vị trí hai nạn nhân gặp nạn cách cửa xả nhà máy thủy điện Đray H’Linh khoảng 1km, hai bên sông là vực cao, nước chảy khá mạnh do đoạn này có độ dốc lớn. 

Dù thuộc ba nhà máy thủy điện Đray H’Linh 1, 2, 3 và trên đoạn sông này người dân có thể tự do theo các con đường mòn đi xuống nhưng không hề có các cọc tiêu, bảng cảnh báo nguy hiểm. 

Ông Lê Văn Thiện Nhân - giám đốc Xí nghiệp thủy điện Đray H’Linh (Công ty lưới điện cao thế miền Trung, đơn vị quản lý thủy điện Đray H’Linh 1) - cho biết thời điểm hai nạn nhân gặp nạn đơn vị đang chạy hai tổ máy theo lịch điều độ. 

Lúc vận hành, nước trên sông Sêrêpốk vẫn chưa qua đập dâng của thủy điện. 

Ông Nhân khẳng định lần nữa đây là sự cố đáng tiếc, nằm ngoài sự kiểm soát của đơn vị.

Vị trí hai nạn nhân bị nước cuốn trôi - Video: TRUNG TÂN

Ông Lê Hữu Danh - phó giám đốc Công ty lưới điện cao thế miền Trung - cho biết thêm ngay sau sự cố, đơn vị đã phối hợp địa phương tìm kiếm cứu nạn, thăm hỏi các gia đình nạn nhân. 

Việc vận hành của nhà máy đúng quy trình đã được phê duyệt, quy chế phối hợp địa phương. Nhà máy cũng có nhiều cọc tiêu cảnh báo ở những vị trí nguy hiểm, có văn bản cảnh báo chung đến các địa phương vùng hạ du.

Tuy nhiên, hai nạn nhân gặp nạn không nằm trong bốn xã hạ du của nhà máy, đã được tuyên truyền, cảnh báo tai nạn khi thủy điện chạy máy.

Cũng theo ông Danh, đây là nhà máy thủy điện điều tiết ngày theo lịch điều độ của B41 (Điện lực Đắk Lắk) nên mực nước trên sông thay đổi thường xuyên. Vì vậy, việc cảnh báo nhân dân bằng còi hụ là không khả thi.

Hơn nữa, lưu lượng nước trên sông Sêrêpốk sau nhà máy thủy điện Đray H’Linh không lớn. Vào thời điểm các nạn nhân gặp nạn, mực nước trên sông chỉ dâng khoảng 0,8m so với khi chưa chạy máy…

Nhà máy thủy điện đray hlinh nằm trên sông nào

Cửa xả và đập tràn nhà máy thủy điện Đray H'Linh 1 - Ảnh: TRUNG TÂN

Nói về việc này, ông Tô Xuân Bảo - phó cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và môi trường điện, Bộ Công thương - cho rằng nhà máy nói đã làm tốt, đã tuyên truyền đầy đủ nhưng thực tế tai nạn đuối nước sau nhà máy, ngay thời điểm xả nước vẫn xảy ra. 

Ông Bảo cũng cho rằng nhà máy cũng có thiếu sót trong việc cắm bảng cảnh báo an toàn ở các khu vực. 

"Ngay khu vực hai nạn nhân gặp nạn không hề có cọc tiêu, bảng cảnh báo nguy hiểm. Ở những vị trí người dân có thể tiếp cận dòng sông, nhà máy cần có các bảng cảnh báo cấm bơi lội trên sông vì thủy điện sẽ xả nước bất ngờ" - ông Bảo phân tích.

Nhà máy thủy điện đray hlinh nằm trên sông nào

Ông Tô Xuân Bảo - phó cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và môi trường điện, Bộ Công thương - tại buổi làm việc với nhà máy thủy điện Đray H'Linh 1 - Ảnh: TRUNG TÂN

Trao đổi thêm bên lề, ông Bảo cho biết do thủy điện Đray H’Linh 1 là nhà máy điều tiết ngày, theo lịch hoặc theo điều độ bất ngờ của cấp trên. Vì vậy không thể lắp còi hụ được vì sẽ hụ còi liên tục, đôi khi gây tác dụng ngược.

"Tuy vậy sau sự cố đau lòng này, chúng tôi sẽ tham mưu bộ yêu cầu nhà máy này cũng như các nhà máy khác phải rà soát dọc tuyến sông, sớm có biện pháp tuyên truyền, cắm bảng cảnh báo cấm bơi lội ở những khu vực nguy hiểm. 

Nơi nào không cấm được thì phải có bảng cảnh báo nguy hiểm, rằng mực nước có thể thay đổi liên tục… để nhân dân đề phòng" - ông Bảo nói.

Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, khoảng 13h30, chị H’Yam Niê (27 tuổi, ngụ thôn 1, xã Cư Ê bur, TP Buôn Ma Thuột) và chị H Duin Niê (24 tuổi, ngụ buôn Knia 3, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) thấy nước sông Sêrêpốk dưới chân thác cạn nên rủ nhau xuống hái rau rừng về ăn.

Đúng ngay lúc này, thủy điện bất ngờ xả nước chạy máy nên cả hai bị nước cuốn trôi. Phát hiện người nhà gặp nạn, gia đình đã cố gắng kéo hai người vào bờ nhưng không được, đành nhìn dòng nước cuốn trôi cả hai

Mãi đến sáng 17-3, thi thể hai nạn nhân mới được tìm thấy và đưa về cho gia đình lo hậu sự.

TRUNG TÂN