Nhà máy thủy điện trị an (sông đồng nai) có công suất khoảng

Dòng chảy của sông Đồng Nai tại thác Trị An trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu được chặn dòng bắt đầu hình thành nên hồ Trị An vào thập niên 80 của thế kỷ XX. Đây là một định hướng phát triển thủy điện của Việt Nam để có một nhà máy thuỷ điện Trị An lớn nhất, cung cấp điện cho miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Công trình thuỷ điện Trị An được khởi công ngày 22 tháng 2 năm 1982.

Đập ngăn hồ Trị  An được xây dựng bằng đá hỗn hợp, có chiều dài 420 m, chiều cao 40 m, đỉnh đập rộng 10 m. Phần đập tràn chịu lực bằng bê tông dài 150 m, có 8 khoang tràn với mỗi khoang rộng 15 m và 08 cửa van được đóng mở bằng cần cẩu chân đế tải trọng 2 x125 tấn. Bên cạnh đó có đập Suối Rộp dài 2.750 m, cao 45 m và hệ thống đập đất phụ có chiều dài tổng cộng 6.263 m. 10 giờ ngày 12-01-1987, hàng vạn người trên công trường chứng kiến giờ phút ngăn sông Đồng Nai hàng ngàn mét khối đá hộc, bê tông.  

Tham gia xây dựng thuỷ điện Trị An có hàng triệu lượt người ở miền Nam được huy động, tham gia trên một công trình rộng lớn kéo dài nhiều năm. Công trình thuỷ điện Trị An mang tầm vóc quốc tế  và thắm đượm tình hữu nghị Việt Nam – Liên Xô. Một đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư luôn bám trụ, kiên trì và đem công sức, tài trí của mình cùng đội ngũ kỹ sư, lao động người Việt Nam hoàn thành công trình. Sau 7 năm 8 tháng 10 ngày, 4 tổ máy của của nhà máy này đã hoà vào điện lưới quốc gia ngày 31 tháng 10 năm 1989. Công trình thuỷ điện Trị An vừa sản xuất điện năng của miền Nam vừa làm thực hiện chức năng thủy nông cho vùng miền Đông Nam Bộ.

          Hồ Trị An được hình thành do việc đắp đập ngăn sông Đồng Nai, một trong những hạng mục chính của công trình thuỷ điện Trị An. Hồ Trị An trở thành nguồn tài nguyên về nhiều mặt, được khai thác phục vụ cho đời sống của người dân miền Nam. Hiện nay, với diện tích mặt nước hồ 323 km2, hồ Trị An có gần 40 đảo lớn nhỏ.

Công suất tổng cộng của 4 tổ máy thuỷ điện Trị An là 400MW. Trung bình hàng năm nhà máy cung cấp cho các tỉnh thành phía Nam 1.760x106kw/h điện, đứng thứ hai trong cả nước, chỉ sau nhà máy thuỷ điện Hoà Bình ở miền Bắc (công suất 1.920MW, sản lượng điện hàng năm 8.448 x 106kw/h). Công suất của nhà máy thuỷ điện Trị An còn được phát huy cao hơn vào những năm nước lớn, sản lượng điện có thể lên tới 2.290 x 106kw/h.

Công trình thuỷ điện Trị An được xây dựng trong 7 năm và hoàn thành vào năm 1991. Các mốc thời gian chính xây dựng công trình thủy điện Trị An:

Ngày 22-02-1982, khởi công các công trình phụ trợ.

Ngày 24-04-1984, khởi công các hạng mục công trình chính.

Ngày 28-04-1985, đổ khối bê tông đầu tiên ở đập tràn.

Ngày 12-01-1987, ngăn sông Đồng Nai.

Ngày 01-01-1988, tiến hành chạy thử không tải tổ máy.

Ngày 07-11-1988, tiến hành chạy thử không tải tổ máy 2.

Ngày 07-04-1989, tiến hành chạy thử không tải tổ máy 4.

Ngày 05-09-1989, tiến hành chạy thử không tải tổ máy 4.

Ngày 31-10-1989, các tổ máy hòa lưới điện quốc gia

Công trình thuỷ điện Trị An bảo đảm cung cấp điện cho các tỉnh thành phía Nam, cung cấp nước canh tác cho các tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và một phần của thành phố Hồ Chí Minh.

Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ 2)
Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ 1)
Vai trò và tầm quan trọng các dự án thủy điện của EVN
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Tạm kết)

Nhà máy thủy điện trị an (sông đồng nai) có công suất khoảng

Công trình Nhà máy Thủy điện Trị An.

KỲ 3: NGUỒN NĂNG LƯỢNG SÔNG ĐỒNG NAI

Trước giải phóng miền Nam (năm 1975), Công ty Tư vấn Nipponkoe (Nhật Bản) đã lập Quy hoạch sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai phục vụ cho thủy lợi và thủy điện. Sau giải phóng, Bộ Thủy lợi (trước đây) đã thành lập nhiều đoàn công tác khảo sát, nghiên cứu lập Quy hoạch sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai phục vụ chủ yếu cho mục đích thủy lợi. Viện Quy hoạch và Kinh tế điện (thuộc Bộ Điện lực) đã lập Thuyết minh tổng quan sử dụng nguồn nước sông Đông Nai giai đoạn 1 (năm 1982- 1983).

Dưới sự chỉ đạo của Phó tiến sỹ, Thứ trưởng Bộ Điện lực - Nguyễn Đình Tranh và trực tiếp là Phó tiến sỹ Lê Quang Diện viện - Phó Viện quy hoạch và Kinh tế điện, chúng tôi đã hoàn thành đồ án Thuyết minh tổng quan sông Đồng Nai giai đoạn 1, kiến nghị công trình xây dựng đợt đầu trên sông Đồng Nai là công trình Thủy điện Trị An. Về sau, trong các năm 1984 -1986, chúng tôi lập và hoàn thành Thuyết minh tổng quan sông Đồng Nai giai đoạn 2, kiến nghị phương án bậc thang thủy điện sông Đồng Nai, các công trình xây dựng tiếp theo như: Thủy điện Thác Mơ, Hàm Thuận - Đa Mi, Đại Ninh…

Nói về công trình Thủy điện Trị An, chúng ta không thể không nhắc tới cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, lúc đó là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là Phó thủ tướng Chính phủ. Ông là người khởi xướng, tổ chức, vận động các cấp, các ngành và nhân dân trong và ngoài thành phố đóng góp xây dựng công trình này.

Ngày ông Võ Văn Kiệt mới ra Trung ương làm việc, ông cho gọi Bộ Điện lực, Viện Quy hoạch và Kinh tế điện đến nhà khách Trung ương ở Tây Hồ báo cáo cho ông nghe về Thủy điện Trị An. Ông nói: "Thủy điện Tri An rất cần, phải làm nhanh, khẩn trương, vốn tôi lo".

Sau đó, Bộ Điện lực thành lập Đoàn thiết kế Trị An để lập Luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình Thủy điện Trị An. Ngày mới thành lập, Đoàn chỉ có trên 50 người, gồm phó tiến sỹ, kỹ sư chủ yếu từ miền Bắc vào do kỹ sư Lê Sâm làm trưởng đoàn, làm việc bên cạnh các chuyên gia cố vấn Liên Xô. Họ làm việc cật lực, không có ngày nghỉ, trao đổi, thảo luận trong nội bộ và với chuyên gia về các phương án bố trí tuyến đập, tuyến năng lượng, về phương án thi công, dự toán, về hiệu quả kinh tế từng phương án.

Trước đó, Bộ Thủy lợi đã lập thiết kế sơ bộ công trình này với công suất thiết kế là 280 MW. Đoàn thiết kế Trị An cùng với các chuyên gia của Phân viện thiết kế thủy công Quybisep (Liên Xô) đã nghiên cứu phương án chuyển tuyến năng lượng và nhà máy thủy điện xuống dưới chân thác Trị An để tận dụng thêm cột nước đưa công suất nhà máy lên 400 MW.

Kết quả ấy thật đáng mừng. Trong thời gian 1982 - 1983, Luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình Thủy điện Trị An được hoàn thành, phê duyệt làm cơ sở để Nhà nước ký kết Hiệp định với Liên Xô giúp ta lập thiết kế kỹ thuật và cung cấp thiết bị đồng bộ cho công trình này.

Mục tiêu xây dựng công trình Thủy điện Trị An thời điểm đó là: đảm bảo nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của 16 tỉnh thành phía Nam, trong đó có khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa; đảm bảo nguồn nước sinh hoạt của hơn 5 triệu dân và tưới cho hơn 20 nghìn ha khu vực hạ lưu; điều tiết nước chống lũ và đẩy mặn cho hạ du.

Các thông số chính của công trình:

1/ Mức nước dâng bình thường 62 mét.

2/ Mức nước chết 50 mét.

3/ Dung tích toàn bộ hồ chứa 2,76 tỷ m3

4/ Dung tích hữu ích 2,54 tỷ m3

5/ Công suất lắp máy 400 MW.

6/ Điện lượng bình quân hàng năm 1,76 tỷ kWh.

7/ Số tổ máy 4.

Khối lượng chính gồm đào đắp đất đá 23 triệu m3, bê tông 580 nghìn m3, kết cấu kim loại và thiết bi 73 nghìn tấn.

Công trình Thủy điện Trị An được khởi công xây dựng ngày 30 tháng 4 năm 1984, phát điện tổ máy 1 ngày 30 tháng 4 năm 1988, vận hành chính thức cả 4 tổ máy ngày 13 tháng 9 năm 1989 trong niềm vui sướng của nhân dân miền Nam, đánh dấu cột mốc lịch sử trong quá trình chinh phục và khai thác sông Đông Nai.

Đón đọc kỳ tới: Nguồn năng lượng trên dòng Sê San

KSCC. NGUYỄN ĐỨC ĐẠT - HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Câu 35. Nhà máy thủy điện Trị An (sông Đồng Nai) có công suất khoảng A. 400 MW. B. 150 MW. C. 500 MW. D. 300 MW

.

Cập nhật lúc: 21:44, 22/04/2019 (GMT+7)

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án mở rộng Nhà máy thủy điện Trị An (huyện Vĩnh Cửu) nhằm đảm bảo tình hình cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của địa phương, bổ sung thêm nguồn phát điện phù hợp hòa vào điện lưới quốc gia.

Nhà máy thủy điện trị an (sông đồng nai) có công suất khoảng
Một góc Nhà máy thủy điện Trị An hiện hữu (huyện Vĩnh Cửu). Ảnh: EVNHPC Trị An

Theo EVN, dự án Nhà máy thủy điện Trị An mở rộng dự kiến nằm ở xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu. Dự án không xây thêm hồ chứa nhân tạo, tổng diện tích đất bị ảnh hưởng khoảng 130 hécta, dự định khởi công vào năm 2021.

* Tăng công suất thêm 200MW

Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô (cũ) từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991. Hiện Nhà máy thủy điện Trị An có 4 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 400MW.

Nhà máy thủy điện trị an (sông đồng nai) có công suất khoảng
 

Đại diện EVN cho biết, dự án thủy điện Trị An mở rộng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030. Theo đó, dự án xây dựng thêm 2 tổ máy, nâng công suất của nhà máy thêm 200MW và dự kiến phát điện vào năm 2025. Để thực hiện dự án, sẽ tiến hành thu hồi 130 hécta đất, trong đó EVN sẽ hoàn trả lại địa phương khoảng 80 hécta sau khi dự án hoàn thành.

Phó tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh chia sẻ, trong giai đoạn từ 2011-2015, nhu cầu về điện của Đồng Nai tăng trung bình 9,3%. Dự kiến, trong năm 2019 nhu cầu về điện sẽ tăng 10%. Để hạn chế tình trạng thiếu hụt công suất, đảm bảo cung cấp điện trong thời gian tới, việc mở rộng nguồn cung cấp điện, trong đó có mở rộng Nhà máy thủy điện Trị An là cần thiết.

Ông Võ Tấn Nhẫn, Giám đốc Công ty thủy điện Trị An cho hay, việc đầu tư mở rộng thêm 2 tổ máy nói trên sẽ tận dụng lượng nước xả thừa, bổ sung nguồn điện tại chỗ cho tỉnh Đồng Nai. Việc đầu tư xây dựng trên đất không nhiều, tận dụng được nguồn nước hiện có, giảm tổn thất khi phát điện, truyền tải; cũng như hạn chế tình trạng thiếu điện vào dịp cao điểm, nhất là vào mùa khô...

* Còn vướng mắc về chủ trương đầu tư

Theo ông Nguyễn Tài Anh, hiện nay dự án mở rộng thủy điện Trị An đang gặp phải một số vướng mắc về quy hoạch sử dụng đất, thẩm quyền phê duyệt dự án...

Nhà máy thủy điện trị an (sông đồng nai) có công suất khoảng
 

EVN kiến nghị UBND tỉnh bổ sung dự án vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2020 và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2015-2020). Ngoài ra, theo EVN, đây là dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 ngàn tỷ đồng nên việc phê duyệt chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền địa phương.

Giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư Hồ Văn Hà cho biết, dự án mở rộng thủy điện Trị An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, cũng như đã được Bộ Tài nguyên - môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án vào cuối tháng 2 vừa qua.

Tuy nhiên, hiện dự án vẫn còn một số vướng mắc về tính toán tổng mức đầu tư và phương án sử dụng đất. EVN tính toán tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3,7 ngàn tỷ đồng, trong khi theo tính toán của Sở Tài chính thì tổng mức đầu tư của dự án là hơn 5,3 ngàn tỷ đồng, mà với mức đầu tư này, thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư thuộc về Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, theo ông Hà, phương án sử dụng đất và các vấn đề liên quan đối với những dự án ưu đãi như dự án mở rộng thủy điện Trị An vẫn cần xem xét, làm rõ thêm để các bên liên quan có phương án đầu tư, triển khai dự án theo đúng quy định.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Phú Cường cho hay, Đồng Nai ủng hộ chủ trương triển khai dự án này. Trong quá trình xem xét thực hiện dự án, các bên liên quan phải rà soát, thống nhất phương án phù hợp, giảm tối đa diện tích đất thu hồi. Đối với tiến độ đầu tư, triển khai dự án cần lưu ý thực hiện theo đúng trình tự, đảm bảo tuân thủ đúng các chủ trương, quy định của Nhà nước...

Hải Quân