Nhạc sĩ phan huỳnh điểu mất năm nào năm 2024

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cho biết, ông nhận được tin dữ từ người bạn đồng nghiệp, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương: nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã qua đời vào khoảng 10h15 sáng ngày hôm nay, 29/6, hưởng thọ 91 tuổi.

“Tôi vừa mới gặp anh Phan Huỳnh Điểu cách đây ít ngày tại Đại hội nhạc sĩ tại TPHCM. Anh vẫn khỏe, vẫn cười nói, vậy mà nay anh đã ra đi, đột ngột quá! Những bạn bè của anh đã hẹn nhau, sáng mai tới viếng, đưa tiễn anh nốt chặng đường…”, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ngậm ngùi chia sẻ với phóng viên Dân trí.

Nhạc sĩ phan huỳnh điểu mất năm nào năm 2024

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã từ giã "Cuộc đời vẫn đẹp sao"

Được biết, sau khi có triệu chứng bị sốt nhẹ, người nhà nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã đưa ông vào bệnh viện Thống Nhất khám và điều trị từ ngày 23/6. Dù được các bác sĩ tận tâm điều trị nhưng do tuổi cao sức yếu, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã không qua khỏi.

Thi hài nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu hiện nằm ở Nhà tang lễ Lê Quý Đôn.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam trong thế kỉ XX. Ông từng được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vì những đóng góp của mình cho sự nghiệp âm nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh ngày11/11/1924 tại Đà Nẵng. Ông bắt đầu hoạt động âm nhạc từ năm 1940 trong nhóm tân nhạc. Sau ca khúc đầu tay Trầu cau, sáng tác của ông được biết rộng rãi là bài Đoàn giải phóng quân viết cuối 1945. Một nhạc phẩm nổi tiếng khác của ông là Mùa đông binh sĩ được viết khoảng giữa thập niên 1940.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Phan Huỳnh Điểu gia nhập quân đội, công tác ở Liên khu 5. Thời gian này ông viết một số ca khúc như Nhớ ơn Hồ Chủ Tịch, Quê tôi ở miền Nam...

Nhạc sĩ phan huỳnh điểu mất năm nào năm 2024

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu ra đi trong sự tiếc nuối của bạn bè, đồng nghiệp và những người yêu mến sáng tác của ông

Năm 1955, sau khi tập kết ra Bắc, ông công tác ở Ban Nhạc vũ, Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1957, khi thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông được cử vào Ban chấp hành là Ủy viên Thường vụ và công tác tại Hà Nội. Tháng 12 1964, Phan Huỳnh Điểu vào chiến trường Trung Trung Bộ ở trong Ban văn nghệ Khu. Thời gian đó ông viết bản hành khúc Ra tiền tuyến với bút danh Huy Quang.

Sau 1975, Phan Huỳnh Điểu chuyển về Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh và sống ở đó. Ông đã sáng tác và công bố hơn 100 ca khúc, quá nửa trong số đó là các bài hát phổ thơ.

Âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu có giai điệu trau chuốt, trữ tình, ngay cả trong thể loại hành khúc, như Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm. Phan Huỳnh Điểu còn có nhiều ca khúc về đề tài tình yêu thành công như Tình trong lá thiếp, Những ánh sao đêm, Bóng cây Kơnia, Anh ở đầu sông em cuối sông, Sợi nhớ sợi thương, Ở hai đầu nỗi nhớ, Đêm nay anh ở đâu, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Người ấy bây giờ đang ở đâu, Tình ca Đămbri, Tia nắng... Ông đã phổ nhạc thành công cho rất nhiều bài thơ. Ngoài ra, ông còn sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi, tiêu biểu là: Đội kèn tí hon, Nhớ ơn Bác...

Trước đó, ngày 23/6, nhạc sỹ có dấu hiệu không tốt, bác sỹ đã đến khám và đề nghị ông nhập viện vào ngày 26/06.

Nhạc sĩ phan huỳnh điểu mất năm nào năm 2024
Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu Vài năm trở lại đây, sức khoẻ của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu đã yếu dần. Ông liên tục sút cân và điều trị thuốc men.

Sự ra đi của nhạc sỹ Giải phóng quân ngay sau khi Giáo sư Trần Văn Khê vừa mất là nỗi mất mát lớn của nền âm nhạc Việt Nam nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.

Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu vẫn đang là giám khảo chuyên môn của cuộc thi Tiếng hát mãi xanh 2015. Trước đây vài ngày, ông vẫn còn tỉnh táo và có thể trò chuyện được với mọi người.

Tang lễ được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng, số 5 Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Nhạc sĩ phan huỳnh điểu mất năm nào năm 2024
Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu và vợ Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11/11/1924 trong một gia đình tiểu thương ở Đà Nẵng. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam với những đóng góp to lớn cho sự phát triển âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX.

Phần lớn các sáng tác của ông đều là nhạc đỏ, nhưng ông cũng có nhiều ca khúc trữ tình đặc sắc. Ông được mệnh danh là 'Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam'.

Những sáng tác tiêu biểu của ông như: Trầu cau, Giải phóng quân, Tuyên truyền xung phong (1945). Sáng tác Mùa đông binh sĩ – tham gia toàn quốc kháng chiến (1946). Công tác ở Ban Tuyên huấn Bộ Tư lệnh khu 5 (1950).

Năm 1955 ông tập kết ra Bắc. Năm 1957 ông đảm nhận vai trò Ủy viên thường vụ Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Phó chủ nhiệm NXB Âm Nhạc (1961).

Năm 1964 Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu vào chiến trường miền Nam và nhận chức Chi hội phó Chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung – Trung bộ (1967). Năm 1970 ông trở lại Hà Nội và nhận chức Ủy viên TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1971). Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhạc sỹ Việt Nam (1983).