Nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học quản lý

1. CHỨC NĂNG

Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế (QLKH&HTQT) là đơn vị chức năng trực thuộc Trường Đại học Thành Đông, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hiệu trưởng. Phòng có chức năng tham mưu cho Ban Giám hiệu trong công tác quản lý khoa học và các hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ (CGCN), hợp tác quốc tế (HTQT) và quan hệ doanh nghiệp (QHDN), công tác kết nối phục vụ cộng đồng (PVCĐ).

2. NHIỆM VỤ

2.1. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

            - Xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động NCKH và CGCN; chiến lược phát triển hợp tác Nhà trường - Doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học - công nghệ;

            - Xây dựng kế hoạch hoạt động Khoa học Công nghệ (KHCN) thường niên; quản lý và theo dõi các nguồn kinh phí cho hoạt động KHCN;

            - Quản lý việc đăng ký, triển khai thực hiện và đánh giá nghiệm thu đề tài, nhiệm vụ khoa học - công nghệ, sáng kiến cải tiến các cấp theo đúng quy định;
            - Quản lý, tổ chức các hội nghị, hội thảo và CGKHCN trong và ngoài nước được thực hiện tại trường;

            - Tổ chức và triển khai thực hiện công tác tổng kết, thi đua, khen thưởng lĩnh vực  hoạt động KHCN theo định kỳ thường niên;

            - Phối hợp Phòng Hành chính tổng hợp và các khoa xây dựng kế hoạch về cơ sở vật chất phục vụ NCKH và đào tạo, quản lý hiệu quả hoạt động các trang thiết bị của các phòng thí nghiệm;

            - Quản lý, tư vấn, biên tập bài viết đăng trên tạp chí khoa học công nghệ của Trường;

            - Quản lý, hỗ trợ và phát triển các sản phẩm NCKH (bài báo, kỷ yếu, bài viết, đề tài, đề án, bằng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích …) của Trường được công bố trong và ngoài nước.

- Quản lý tài sản trí tuệ và sác sản phẩm NCKH có liên quan của Trường.

2.2. Công tác hợp tác quốc tế

            - Xây dựng về chiến lược phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế;

            - Quản lý và phát triển các dự án hợp tác quốc tế trong NCKH và CGCN;

            - Tham gia xây dựng và quản lý các dự án, chương trình có liên quan đến việc trao đổi cán bộ, giảng viên và sinh viên với nước ngoài;

            - Giúp Ban Giám hiệu quản lý nội dung, cung cấp thông tin trên website bằng tiếng Anh và các thứ tiếng khác của Trường; cập nhật các tin tức, thông báo liên quan về các hoạt động khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế lên trang website của Nhà trường;

            - Thông báo các thông tin liên quan các hoạt động khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế đến các đơn vị có liên quan để phối hợp triển khai;

            - Phối hợp thực hiện biên soạn và cập nhật nội dung Brochure của Nhà trường bằng tiếng Việt và các thứ tiếng khác.

2.3. Công tác quan hệ Doanh nghiệp, kết nối phục vụ cộng đồng

            - Phối hợp với các đơn vị thuộc Trường xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, chính quyền, các tổ chức và cá nhân phục vụ cho các hoạt động quan hệ doanh nghiệp, phục vụ cộng đồng;

            - Là đầu mối tiếp nhận thông tin, quản lý và phối hợp với các bộ phận chức năng trong trường để tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết đào tạo, NCKH và CGCN theo yêu cầu của các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, người học;

            - Phối hợp với các đơn vị xúc tiến tìm kiếm các nguồn tài trợ thiết bị, kinh phí và học bổng từ các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân hợp tác với Trường.

            - Phối hợp với phòng Quản lý Đào tạo và các Khoa mời các chuyên gia, kỹ sư tại các doanh nghiệp tham gia giảng dạy tại trường;

            - Phối hợp với các bên liên quan thúc đẩy tinh thần và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp của sinh viên, học viên trong thời gian học tập tại trường;

            - Phối hợp với các đơn vị chức năng tư vấn, hỗ trợ sinh viên, học viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp./.  

Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học khác nhau sẽ đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau. Việc xác định đúng nhiệm vụ sẽ đem lại một kết quả nghiên cứu chính xác. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm và cách xác nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài khoa học thông qua bài viết này của Luận Văn Việt nhé!

Nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học quản lý
Nhiệm vụ nghiên cứu là gì?

1. Khái niệm về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài khoa học là những công việc cụ thể, chi tiết mà các bạn cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu đề tài để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.  

Nhiệm vụ nghiên cứu sẽ được viết ở phần mở đầu của bài nghiên cứu, thường ở sau phần mục tiêu nghiên cứu. Thông qua nhiệm vụ nghiên cứu, mục đích nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa, rõ ràng hơn. 

Tùy vào từng lĩnh vực, chuyên ngành cũng như đề tài khác nhau mà việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu cũng có sự thay đổi cho phù hợp. Khi hoàn thành được tất cả các nhiệm vụ đặt ra tức là các bạn đã làm rõ được các vấn đề của đề tài.

2. Cách xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Thông thường đối với một đề tài nghiên cứu khoa học thì cách xác định nhiệm vụ nghiên cứu sẽ bao gồm các nội dung sau:

  • Hình thành và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài.
Tức là các bạn sẽ tìm và lựa chọn những cơ sở lý luận phù hợp, áp dụng những lý thuyết đó vào trong quá trình nghiên cứu. 
  • Nghiên cứu và xác định cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu khoa học: Các bạn cần chỉ ra được bối cảnh thực tế khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài.
  • Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
+ Vấn đề đó đang xảy ra như thế nào? + Đã được giải quyết ra sao? + Những vấn đề nào vẫn còn tồn tại sau khi được giải quyết là gì?
  • Chỉ ra ưu điểm của đề tài, đưa ra các đề xuất, phương án giải quyết hoặc khắc phục các vấn đề có liên quan.
Những đề xuất và giải pháp phải có khả năng thực hiện và áp dụng thực tế, có hiệu quả tích cực đối với vấn đề cần giải quyết. 
  • Thực hiện các biện pháp như: Khảo sát, dẫn chứng ví dụ,…
Nhằm nâng cao độ chính xác của kết quả cũng như tính khả thi của đề tài nghiên cứu khoa học và tạo sự tin tưởng đối với giám khảo chấm thi.   
Nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học quản lý
Xác định nhiệm vụ nghiên cứu

3. Ví dụ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

Để cụ thể hóa vấn đề và giúp bạn đọc dễ hình dung hơn về nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, Luận Văn Việt xin đưa ra một số ví dụ sau: 

3.1. Ví dụ 1

Đề tài: Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố hồ Chí Minh về vấn đề sống thử. 

Nhiệm vụ nghiên cứu:
  • Nghiên cứu tình trạng sống thử của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Nhận thức, đánh giá thực trạng cũng như mức độ quan tâm của sinh viên đối với việc sống thử.
  • Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống thử của sinh viên hiện nay từ đó đưa ra các kiến nghị và biện pháp phù hợp

3.2. Ví dụ 2

Đề tài: Vai trò của khoa học công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Nhiệm vụ nghiên cứu:
  • Làm rõ một số vấn đề lý luận về khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
  • Nghiên cứu thực trạng vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đến việc phát huy các giá trị đạo đức dân tộc truyền thống tiêu biểu. 
  • Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam hiện nay. 

3.3. Ví dụ 3

Đề tài: Kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ Nhiệm vụ nghiên cứu:
  • Xác định cơ sở lý luận nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
  • Nghiên cứu thực trạng mức đô ̣ kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
  • Đề xuất một số biện pháp tâm lý – giáo dục nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.

3.4. Ví dụ 4

Đề tài: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững Nhiệm vụ nghiên cứu:
  • Luận giải quan niệm, đặc điểm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến đô thị hóa theo hướng phát triển bền vững. 
  • Đánh giá thực trạng đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
  • Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững

Toàn bộ khái niệm cũng như cách xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho một đề tài đã được đội ngũ Luận Văn Việt giới thiệu đến các bạn. Để biết thêm nhiều điều bổ ích về nghiên cứu khoa học hay các bài luận văn, luận án, các bạn có thể truy cập website của Luận Văn Việt hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua SĐT: 0915 686 999 và gmail: .

Nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học quản lý

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!