Nhiệt độ trung bình năm tại hưng yên

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 1. Địa hình Hưng Yên nằm giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình tương đối đơn điệu. Nhìn chung địa hình của tỉnh nghiêng chênh chếch từ tây bắc xuống đông nam và không thật bằng phẳng. Độ dốc trung bình là 8cm/1km. Về phía bắc, nổi lên loại địa hình cao, có hình vòng cung đi từ đông bắc sang tây bắc rồi men theo phía tây, dọc sông Hồng, bao gồm địa phận các huyện Văn Lâm, Văn Lang, Khoái Châu. Đây là vùng đất cao trong đê, có độ cao tuyệt đối từ 4 đến 6m. Liền kề với vùng đất cao và vùng đất thấp hơn, độ cao trung bình chừng 3m, phổ biến ở Ân Thi, Yên Mỹ, Mỹ Hào, nam Kinh Động, Tiên Lữ và kéo dài xuống phía Nam (như Phù Cừ). Độ cao ở đây chỉ còn 2 mét. Địa hình Hưng Yên ảnh hưởng rõ rệt đến việc canh tác. Trước kia thường xuyên xảy ra hạn hán và úng ngập. Vùng cao không giữ được nước, trong khi đó vùng thấp lại tiêu nước không kịp trong mùa mưa. Với từng vùng cũng có sự phân hoá ít nhiều về địa hình. Vùng cao lại có chỗ trũng như ở Đại Hưng (Khoái Châu) và vùng thấp cũng có chỗ cao như ở Nhật Quang (Phù Cừ). Hiện nay, nhân dân tỉnh Hưng Yên đã xây dựng một màng lưới thuỷ lợi dày đặc để kịp thời giải quyết những khó khăn do địa hình gây ra, bảo đảm cho việc sản xuất quanh năm, hạn chế mức thiệt hại do hạn hán và úng lụt. 2. Khí hậu Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, khí hậu Hưng Yên có đầy đủ những nét chung của đồng bằng lớn này. Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng và có mùa đông lạnh. Quy luật diễn biến số giờ trong năm phức tập. Tháng III nắng ít, tháng V và tháng VII nhiều nhất. Số giờ nắng bình quân 1730 giờ/năm. Theo tài liệu khí tượng được theo dõi trong nhiều năm thì nhiệt độ trung bình hàng năm của Hưng Yên là 23,40, nhiệt độ cao nhất là 40,40 (tháng 6 - 1939) và tổng nhiệt độ trung bình năm là 8500 - 86000C. Giữa hai mùa trong năm, biên độ nhiệt thường là 130C. Về mùa hạ, nhiều lúc nhiệt độ lên rất cao làm lúa mùa đang trỗ bị nghẽn đòng, lúa ngậm sữa cũng bị hỏng. Lượng mưa trung bình năm từ 1800- 2200mm. Lượng mưa lớn nhất trong mấy chục năm gần đây là 2889,9 mm (1928). Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung tới hơn 70% vào mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) dưới hình thức mưa giông (nhất là vào tháng VI, tháng VII). Mưa mùa này trút xuống đồng ruộng axit nitơric (HNO3) và amôniac (NH3) dưới hình thức đạm 2 lá (NH4NO3) rất tốt cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khô lạnh (từ tháng XI đến tháng IV năm su) có mưa phùn, do đó vụ đông cũng trở thành vụ chính, trồng được nhiều loại cây ngắn ngày. Cùng với đất đai, điều kiện khí hậu và thời tiết như vậy thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi nhiều loại cây - con có nguồn gốc nhiệt đới vàcận nhiệt. Tuy nhiên, khí hậu ở đây cũng có những mặt hạn chế, nhất là các tai biến thiên nhiên, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống. 3. Thuỷ văn Hưng Yên có 3 mặt được bao bọc bởi sông, trong đó có sông Hồng, con sông lớn nhất miền bắc, chảy qua. Ngoài sông tự nhiên, Hưng Yên còn có nhiều sông đào nhằm phục vụ yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Những con sông này thuộc hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải.

  1. Sông Hồng Sông Hồng chảy qua Hưng Yên theo hướng tây bắc - nam đông nam với chiều dài 67 km. Đây là đoạn sông lớn nhất của tỉnh Hưng Yên. Sông Hồng có chứa lượng phù sa khá lớn và chính vùng đất Hưng Yên cũng do dòng sông này bồi tụ nên. Về đến lãnh thổ Hưng Yên, sông Hồng chảy quanh có uốn khúc, tạo nên nhiều bãi bồi đất rộng (như Phú Cường, Hùng Cường thuộc huyện Kim Động). Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên với Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam. Nó bắt đầu chảy vào địa phận Hưng Yên ở thôn Phi Liệt ( xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang), qua các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, thị xã Hưng Yên từ Ung Lôi ( xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ). Sông Hồng đã đem lại nguồn nước phù sa cho đồng ruộng Hưng Yên. Nó còn là con đường thuỷ quan trọng nối tỉnh Hưng Yên với Hà Nội, thị xã Sơn Tây, Việt Trì, Yên Bái, Thái Bình và Nam Định.
  2. Sông Luộc Sông Luộc là con sông lớn thứ hai chảy qua Hưng Yên, một nhánh lớn của sông Hồng, nằm vắt ngang phía Nam của tỉnh, gần như vuông góc với sông Hồng. Sông Luộc dài 70 km, rộng trung bình 200 mét, chảy qua địa phận Hưng Yên với độ dài 26 km. Theo sông Luộc, từ Hưng Yên đến Ninh Giang (Hải Dương) từ sông Luộc qua các hệ thống sông khác, có thể đến thành phố Hải Dương, thành phố Hải Phòng.
  3. Sông Kẻ Sặt Chảy ở phía Đông của tỉnh, con sông này làm nên ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên với Hải Dương, đoạn sông này dài 20 km từ Thịnh Vạn (Mỹ Hào) đến Tông Hoá - Phù Cừ. Nó có giá trị về mặt dẫn nước (khi có hạn) và tiêu nước khi có úng, vì nhận nước từ sông Thái Bình (cửa sông ở phía Nam thành phố Hải Dương) và xuôi chiều tiêu thuỷ ra sông Luộc. Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi này, Hưng Yên đã xây dựng hệ thống thuỷ lợi để điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong phạm vi lãnh thỗ tỉnh Hưng Yên còn có các sông ngang dọc nối với nhau hình thành một mạng lưới dẫn thuỷ khắp từ bắc đến nam, như các sông Hoan Ái, Cửu Yên, Nghĩa Trụ…. Ngoài nguồn nước mặn dồi dào, Hưng Yên còn có nguồn nước ngầm phong phú, nhất là khu vực quốc lộ 5, từ Như Quỳnh đến phố Nối, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và đô thị. 4. Đất đai Toàn tỉnh không có loại đất nào phát sinh và phát triển trên đá mẹ. Các loại đất tuy khác nhau nhưng đều do phù sa bồi tụ. Gần hai rìa sông là đất cát, cát pha tầng dày, rồi tiếp đến là cát pha tầng mỏng hoặc đất thịt nhẹ, đi sâu vào trong đồng là vùng đất sét có phủ một lớp đất thịt rất mỏng. Về đại thể, có thể chia thành hai vùng:
  4. Vùng ngoài đê: Đây là vùng đất phù sa trẻ nhất, hàng năm ít nhiều vẫn được phù sa bồi đắp. Vùng đất này nằm chủ yếu ở ngoài đê thuộc các huyện Văn Giang, Kim Động, Tiên Lữ. Ở vùng ngoài đê, có thể trồng màu xen canh, gối vụ liên tiếp, trừ mùa mưa lũ.
  5. Vùng trong đê: - Đất phù sa không được bồi, màu nâu tươi, trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu. Vùng này chiếm tỉ lệ 32 % diện tích đất canh tác của tỉnh, tập trung nhiều nhất ở Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang , Kim Động, Văn Lâm, Tiên Lữ, Ân Thi, Mỹ Hào. Loại đất này có độ phì cao, giàu các chất đạm, lân, tương đối nhiều mùn, thích hợp với việc trồng lúa các loại hoa màu và cây công nghiệp như mía, đay, dâu, lạc. Đây là vùng trồng lúa tốt nhất của tỉnh. Đất phù sa không được bồi, màu nâu tươi, glây trung bình hoặc mặn, ít chua. Chiếm 25% đất canh tác của tỉnh, loại đất này nằm ở miền trũng của các huyện Kim Động, Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Phù Cừ, Mỹ Hào. Đất thiếu không khí, quá trình hoá sét mạnh, có ảnh hưởng xấu đến cây trồng; phải cày sâu, bón phân nhiều khi trồng lúa. Vùng cà chua và bí đỏ, có tầng sét dày, bao gồm diện tích đất đai còn lại của các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Yên Mỹ, Văn Lâm…. Đối với loại đất này, phải chống chua, chống glây hoá và cải tạo thành phần cơ giới để đưa vào sử dụng có hiệu quả trong nông nghiệp. 5. Sinh vật Nằm giữa đồng bằng sông Hồng, lại được khai thác từ lâu đời nên Hưng Yên hầu như không còn thảm thực vật tự nhiên. Về giới động vật cũng tương tự như vậy. Các loài chim muông, cầm thú tự nhiên rất ít, ngoài những loài cáo, cò, cuốc, ngỗng trời… 6. Khoáng sản Nhìn chung, Hưng Yên có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, song tài nguyên khoáng sản lại rất hạn chế. Ngay cả nguyên liệu thông thường như đá vôi cũng phải nhập ở tỉnh ngoài. Đây là một trong những khó khăn trong quá trình phát triển công nghiệp hoá của tỉnh.

Hưng Yên giàu thứ mấy Việt Nam?

Ngày 27/6, Cục Thống kê Hưng Yên tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2023. Dự buổi họp báo có đại diện các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh và đại diện một số sở, ngành liên quan.

Hưng Yên nổi tiếng về cái gì?

Đền Chử Đồng Tử.

Làng Nôm - quần thể làng cổ xưa nhất Việt Nam..

Chùa Phúc Lâm - ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị.

Làng hương Cao Thôn - trải nghiệm nghề truyền làm hương truyền thống..

Phố Hiến - ghé thăm thương cảng một thời lừng danh..

Cánh đồng hoa Cúc Chi - có một Hưng Yên dịu dàng đằm thắm như thế.

Hưng Yên có những ai nổi tiếng?

Đặc biệt, trong lịch sử hiện đại, Hưng Yên có nhiều nhà chính trị nổi tiếng như đồng chí Nguyễn Văn Linh, đồng chí Lê Văn Lương...; các chiến sỹ anh hùng cách mạng như: Tô Hiệu, Bùi Thị Cúc... Đó là những người con ưu tú của Hưng Yên đã góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.

Hưng Yên là miền gì?

Hưng Yên là một tỉnh thành tại miền Bắc của Việt Nam, tọa lạc tại trung tâm của đồng bằng sông Hồng, tỉnh có diện tích 930 km2.

Chủ đề