Nhóm đất có giá trị kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Tập trung đất đai

Mức độ phân mảnh đất đai ở Việt Nam rất cao so với các tiêu chuẩn quốc tế. Diện tích đất nông nghiệp bình quân 1.560m2/người, thấp hơn 1/3 mức bình quân ở các nước láng giềng Thái Lan và Campuchia. 70% số hộ gia đình ở nông thôn có chưa đến 0,5 ha đất canh tác1, về cơ bản không đảm bảo được cuộc sống ở mức trung bình. Ở nhiều nơi, một trang trại có quy mô trung bình không đủ để nuôi một hộ gia đình ở trên mức chuẩn nghèo2. Trước đây, hạn điền đối với đất nông nghiệp được quy định 3 ha/hộ gia đình3. Luật đất đai sửa đổi đã quy định mức hạn điền linh hoạt từ 2 đến 30 ha tùy vùng.4

Cánh đồng lúa ở  Mù Căng Chải, Bắc Việt Nam. Ảnh: Trần Tùng, Flickr, Giấy phép CC BY-SA 2.0

Ở nông thôn, phổ biến tình trạng đất ruộng của các hộ gia đình phân thành nhiều mảnh nhỏ rải rác. Một nông hộ điển hình có khoảng 4,7 mảnh ruộng rời với chất lượng khác nhau, cách nhà chừng 4,7 km5. Lý giải đằng sau sự phân mảnh đất đai này là do nhiều yếu tố lịch sử, văn hoá, kinh tế để lại. 

Hầu hết đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp được giao cho các hộ gia đình trong hoặc trước năm 1993 như là một phần của cải cách Đổi Mới của Việt Nam. Kể từ thời điểm đó, một số mảnh đất đã được phân chia thông qua thừa kế, trong khi các mảnh khác được giao dịch hoặc phân bổ lại khi các chủ sở hữu khi đó đã di cư,  chết hoặc tự nguyện trả lại đất cho nhà nước 6. Hơn nữa, khoảng một triệu người Việt Nam đã phải di dời khỏi đất được giao cho họ thông qua cải cách do chuyển đổi mục đích sử dụng đất kể từ năm 2000. Trong nhiều trường hợp, địa điểm được coi là phù hợp nhất để tái định cư nằm trên chính những mảnh ruộng hay nương rẫy nhỏ lẻ của người dân được giao trước đây.

Các nhà kinh tế cho rằng manh mún về đất đai là yếu tố chính hạn chế năng suất của nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy, dồn điền đổi thửa sẽ giúp người dân có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm thời gian và tổ chức tốt hơn chuỗi giá trị sản xuất7.

Mặc dù vậy, bằng chứng cho những lập luận này cho đến nay còn gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Thuyết “nghịch lý năng suất” cho rằng các trang trại quy mô nhỏ mới thực đem lại hiệu quả trên mỗi ha đất đai8. Trong khi đó, các nước phát triển theo mô hình trang trại quy mô lớn hơn và có tỉ lệ dân số trong ngành nông nghiệp thấp. Lực lượng lao động nông nghiệp của Việt Nam được đánh giá sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới9.

Nhà nước đã giải quyết vấn đề manh mún đất đai thông qua một loạt các chương trình như “Dồn điền đổi thửa”, “Cánh đồng mẫu lớn”, “Nông thôn mới”, “Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới”. “Dồn điền đổi thửa” chủ trương quy hoạch lại ruộng đồng theo hướng sản xuất hàng hóa, khuyến khích các hộ gia đình hoán đổi các mảnh ruộng nhỏ lẻ để tạo ra những thửa ruộng lớn hơn, cho năng suất cao hơn10. “Cánh đồng mẫu lớn” là mô hình liên kết nông dân, theo đó một số người có thể mua hoặc thuê ruộng từ những người khác, hoặc các hộ hợp tác cùng góp vốn và đất đai để sản xuất theo một kế hoạch chung11. Kết quả khảo sát về dồn điền đổi thửa cho thấy một số người dân hài lòng với kết quả, song một số khác tham gia một cách khiên cưỡng12. Chủ trương dồn điền đổi thửa của nhà nước gặp phải một số ý kiến phê phán về sự thiếu nhất quán và để xảy ra tham nhũng trong quá trình triển khai13.

Bên cạnh đó, cũng có những hình thức dồn điền đổi thửa khác, gắn với lợi ích của doanh nghiệp. Thúc đẩy hợp tác công – tư trong nông nghiệp được coi là một nội dung quan trọng trong Chiến lược quốc gia về Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn14. Các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra các mô hình cánh đồng mẫu lớn bằng cách đưa người dân tham gia vào các hợp đồng sản xuất chung hoặc thuê giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của họ. Ở một số địa phương, chính quyền đã tích cực hỗ trợ mô hình này thông qua các chính sách hỗ trợ. Ở những trường hợp thành công, mối liên kết giữa nông dân và thị trường này mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, doanh nghiệp đẩy rủi ro kinh tế về phía người dân khiến họ rơi vào nguy cơ bị mất đất15. Yếu tố quyết định liệu người nông dân sẽ hưởng lợi hay chịu thiệt nằm ở chỗ họ có giữ được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hay không.16

Việt Nam không có nhiều dự án tô nhượng đất đai quy mô lớn để kinh doanh nông nghiệp. Năm 2010, tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận một dự án nông nghiệp trị giá 1,2 tỷ USD, dự kiến đến 2010 sẽ bàn giao cho chủ đầu tư 11.000 ha đất,như vậy ước tính có khoảng 4,4 vạn dân mất đất sản xuất. Giai đoạn đầu của dự án đã được thực hiện trên 2.500 ha liên quan đến 8 nông trường quốc doanh. Những người nông dân trước đây thuê đất của nông trường vì không có giấy chứng nhận nên không nhận được bồi thường về quyền sử dụng đất.17 . Trong những trường hợp như vậy, tích tụ đất đai diễn ra cũng có nghĩa người dân canh tác nhỏ lẻ bị thiệt hoàn toàn.

Nếu đem so sánh, có thể thấy tích tụ đất đai dựa vào cơ chế thị trường để mở rộng quy mô canh tác ở các tỉnh miền Nam đã mang lại hiệu quả cao, trong khi ở miền Bắc các chương trình dồn điền đổi thửa của Nhà nước phát huy tác dụng hơn18. Do hiệu ứng mang tính đan xen của các chương trình tích tụ đất đai, các cuộc tranh luận về sử dụng đất nông nghiệp sẽ vẫn còn là chủ đề trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn và những loại cây được coi là lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng đất nông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà còn dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản hay để trồng cây lâu năm… Trong đó, không thể không nhắc đến đất nông nghiệp dự trữ. 

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Đất nông nghiệp dự trữ là gì? 

– Đất nông nghiệp dự trữ được hiểu là đất nông nghiệp nhưng phần đất nông nghiệp này lại thuộc diện quy hoạch dự trữ của các địa phương. Đất nông nghiệp dự trữ được dùng với mục đích phục vụ cho nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp trong tương lai, bên cạnh đó còn phục vụ cho những mục tiêu phát triển của các địa phương có đất nông nghiệp dự trữ. Chính vì điều này mà đất nông nghiệp dự trữ là một trong những loại đất luôn có khả năng bị thu hồi để sử dụng vào những mục đích phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.

– Có thể thấy nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đó là diện tích đất trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, đất trồng các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như dừa, cam, chanh, bưởi…

– Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trong đó có đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng.

– Ngoài ra, có những loại đất nông nghiệp khác như: đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác; đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa cây cảnh.

– Ở Việt Nam, nhóm đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong vốn đất đai của cả nước, loại đất này được phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước và đóng vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước.

– Trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao, đặc biệt là đất trồng lúa nước và sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm hơn. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá. Mặc dù chúng ta có chuyển một số diện tích đất nông nghiệp để sử dụng vào các mục đích khác nhưng vì làm tốt việc khai hoang và tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa nên diện tích đất nông nghiệp vẫn ổn định, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, có dự trữ và xuất khẩu mạnh.

Đất nông nghiệp dự trữ tiếng Anh là: Reserve agricultural land

2. Phân loại đất nông nghiệp dự trữ:

– Phân loại nhóm đất nông nghiệp :  Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

Xem thêm: Dự trữ bắt buộc là gì? Đặc điểm và ví dụ về dự trữ bắt buộc?

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thuỷ sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác.

Xem thêm: FED là gì? Tìm hiểu về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Mỹ)?

– Như vậy, có thể thấy nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đó là diện tích đất trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, đất trồng các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như dừa, cam, chanh, bưởi…

– Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trong đó có đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng.

– Ngoài ra, có những loại đất nông nghiệp khác như: đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác; đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa cây cảnh.

– Ở Việt Nam, nhóm đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong vốn đất đai của cả nước, loại đất này được phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước và đóng vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước.

– Trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao, đặc biệt là đất trồng lúa nước và sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm hơn. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá. Mặc dù chúng ta có chuyển một số diện tích đất nông nghiệp để sử dụng vào các mục đích khác nhưng vì làm tốt việc khai hoang và tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa nên diện tích đất nông nghiệp vẫn ổn định, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, có dự trữ và xuất khẩu mạnh.

– Đất công ích: Sau một thời gian thực hiện quy định của pháp luật đất đai về việc để lại quỹ đất công ích 5% cho xã (còn gọi là quỹ đất dự phòng), những địa phương có đất công ích đã giải quyết tốt việc cải tạo và chỉnh trang cơ sở hạ tầng nông thôn làm đổi mới bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền cơ sở trong việc xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao ở nông thôn.

– Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua cho thấy việc hình thành, quản lý và sử dụng quỹ đất này rất khác nhau giữa miền Nam và miền Bắc, giữa đồng bằng và miền núi. Đặc biệt, có thời gian quỹ đất công ích không được thi hành ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong quản lý đất đai ở đây hầu như không có khái niệm về quỹ đất công ích, vì vậy, các tỉnh này gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các chương trình xã hội. Mặt khác, do quản lý lỏng lẻo nên có sự khác nhau giữa quỹ đất công ích trên thực tế và quỹ đất trên giấy tờ, thường quỹ đất trên thực tế nhiều hơn.

– Việc để lại quỹ đất công ích ở mỗi địa phương được thực hiện khác nhau. Có nơi chỉ lấy đất nông nghiệp trồng cây hàng năm để sử dụng cho quỹ đất này trong khi pháp luật quy định là lấy từ quỹ đất nông nghiệp nói chung, có nơi để quỹ đất công ích liền khoảnh, tập trung, có nơi không xác định được vị trí cụ thể mà đan xen vào diện tích đất giao ổn định cho hộ gia đình rồi tính sản lượng để thu quỹ. Vì vậy, người thuê đất công ích lại được sử dụng với thời hạn bằng thời hạn Nhà nước giao đất nông nghiệp. Ngoài ra, có nơi thời hạn thuê là một nhiệm kì của UBND xã, có nơi thời hạn thuê là 10 năm.

Xem thêm: Mẫu đơn xin dự trù kinh phí và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

– Để khắc phục những bất cập kể trên, Luật đất đai năm 2003 đã quy định khá chi tiết, rõ ràng về vấn đề này tại Điều 72. Hiện nay, những quy định này được kế thừa tại Điều 132 Luật đất đai năm 2013, từ các loại đất được dùng làm nguồn hình thành nên quỹ đất công ích đến các quy định cụ thể về việc quản lý sử dụng quỹ đất này như sau:

– Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương. Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

– Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

– Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa tích đất chưa sử dụng vào mục đích công ích thì UBND xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức đấu giá để cho thuê.

– Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do UBND xã, phường, thị trấn quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

– Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

3. Nên hay không nên mua đất nông nghiệp dự trữ. 

– Như đã nói ở trên, đất nông nghiệp dự trữ là loại đất có khả năng bị thu hồi, nằm trong diện quy hoạch của nhà nước nên do đó khi mua đất nông nghiệp dự trữ sẽ có thể gặp phải những khó khăn như

+ Dễ dàng bị thu hồi: bởi lẽ đất nông nghiệp dự trữ nằm trong quỹ đất được dự trữ với mục đích phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội, do đó việc đất nông nghiệp dự trữ rất dễ bị thuộc quy hoạch của nhà nước và có thể sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Quỹ dự trữ tài chính là gì? Các trường hợp sử dụng quỹ dự trữ tài chính?

+ Mức bồi thường thấp: theo quy định của pháp luật, giá đền bù đất nông nghiệp thường sẽ thấp hơn so với giá những loại đất khác.

+ Không thể chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở

+ Pháp luật không quy định về việc cấm mua đất nông nghiệp dự trữ, tuy nhiên nhìn vào những phân tích ở trên thì có thể rút ra được kết luận đó là không nên mua đất nông nghiệp dự trữ bởi những khó khăn khi người mua gặp phải.

Video liên quan

Chủ đề