Những khác biệt giữa lý thuyết và thực tế khi đi thực tập nhà hàng

OJT ngành Quản trị Khách sạn: Lý thuyết và thực hành khác nhau thế nào?

17/01/2021

Trở về từ chuyến thực tập OJT (On-the-Job-Training) tại Malaysia, hãy cùng xem Yến Linh, Thúy Nga, và Thanh Thanh chia sẻ gì về câu chuyện kết nối giữa lý thuyết và các tình huống thực tiễn trong nhóm ngành Dịch vụ nhé.

Những khác biệt giữa lý thuyết và thực tế khi đi thực tập nhà hàng


Điểm đến của cả ba là Khách sạn G Hotel - một khách sạn độc lập (Independent hotel) tọa lạc ở trung tâm hòn đảo Penang, Malaysia. Với “vốn lận lưng” là ngoại ngữ và kiến thức chung chuyên ngành, ba cô bạn bước vào hai tháng thực tập cùng nhiều lo lắng khi chưa từng có trải nghiệm thực tế, không kể đến việc thực tập tại một khách sạn 5 sao với quy chuẩn toàn cầu. Tuy nhiên, qua quá trình làm việc và không ngừng học hỏi, cả ba người đều tìm thấy những điểm tương đồng, tạo nên mối nối chặt chẽ giữa sách vở và đời thực.

Những khác biệt giữa lý thuyết và thực tế khi đi thực tập nhà hàng
Những khác biệt giữa lý thuyết và thực tế khi đi thực tập nhà hàng
Những khác biệt giữa lý thuyết và thực tế khi đi thực tập nhà hàng


“Mình đã ứng dụng được rất nhiều kiến thức từ các môn đã học khi đi làm tại G Hotel, môn Event Management giúp mình phân biệt được từng loại dao nĩa, cách thức phục vụ cho từng kiểu tiệc khác nhau. Môn Food and Beverage Management thì giúp mình ghi nhớ các cách bày trí bàn ăn cho phù hợp. Từ đó mình có thể chủ động làm việc mà không cần quá nhiều chỉ dẫn, còn được anh supervisor (giám sát viên) khen là hiểu biết nữa.” - Thúy Nga hào hứng chia sẻ.


Những khác biệt giữa lý thuyết và thực tế khi đi thực tập nhà hàng



Nga còn bật mí thêm: “Học tập tại UOW Malaysia KDU, rồi đi thực tập, mình được hòa nhập vào môi trường đa văn hóa, thấm thía hơn về tầm quan trọng của team-work (làm việc nhóm) cũng như cách đối xử thật lịch sự với mọi người xung quanh”.



Những khác biệt giữa lý thuyết và thực tế khi đi thực tập nhà hàng


Cô bạn Thanh Thanh cũng có những quan điểm tương đồng, bên cạnh đó, Thanh Thanh còn chia sẻ: “Có đi học thì mới biết là khi ăn uống thì phục vụ khách như nào, vòng nào xong vòng đó, Khai vị xong mới tới Món chính, xong hết rồi mới tới Khai vị; chứ không phải muốn đem lên lúc nào thì đem đâu nha”.


Những khác biệt giữa lý thuyết và thực tế khi đi thực tập nhà hàng


Khi được hỏi về cảm giác khi đi làm nhân viên tiếp thực tại nhà hàng Taste Cafe - G Hotel, cô bạn cũng thành thật chia sẻ: “Đi học thì toàn học trên cấp lãnh đạo nhìn xuống, thấy cuộc đời màu hường dữ lắm. Đi làm rồi mới nhận ra sự thật nó tàn khốc cỡ nào. Nhưng nói đi nói lại thì vẫn là vui, mình được nếm qua nhiều loại đồ ăn, thử qua nhiều loại rượu, toàn những trải nghiệm bạc triệu không đó.”



Yến Linh cũng cảm thấy rất hài lòng với những trải nghiệm đã có tại nơi thục tập: “Ngoài việc ứng dụng các kiến thức đã học, mình còn được các chị đồng nghiệp dạy thêm về Opera PMS để quản lý phòng và check-in check-out cho khách. Được trực tiếp check-in cho khách đúng là một trải nghiệm đáng nhớ, mình thật sự cảm thấy may mắn khi được đi thực tập tại Khách sạn G Hotel cùng nhóm bạn của mình.”

Những khác biệt giữa lý thuyết và thực tế khi đi thực tập nhà hàng


Thông qua những chia sẻ trên, có thể thấy sinh viên Đại học FPT ngành Quản trị Khách sạn không chỉ linh động trong việc ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, mà còn luôn rộng mở chào đón các kiến thức mới từ những người đi trước trong lĩnh vực của mình. Mong rằng các bạn sẽ luôn thành công trong quãng đường sự nghiệp phía trước!



CÓC SÀI GÒN - YẾN LINH
ẢNH: NVCC, INTERNET

Đánh giá mối liên hệ thực tế và lý thuyết trongbáo cáo tốt nghiệp số 1

Sau 4 năm học tập ở trường và 5 tháng thực tập ở công ty TNHH TMDV XYZ, em nhận thấy lí thuyết và thực hành phải luôn đi đôi với nhau, lí thuyết là nền tảng cho thực tiễn và thực tiễn cũng là kết quả của việc áp dụng nhuần nhuyễn lý thuyết. Ở công ty công việc của em là tìm kiếm đối tác, phân tích thị trường, thiết lập mối quan hệ với khách hàng, phân tích số liệu, khảo sát thị trường qua những con số. Mà ở truờng thường những số liệu này đã có sẵn và chỉ tính toán, chỉ khi đi thực tập, cọ xát với thực tế thì em mới thấy đươc cần có nhiều kĩ năng, cũng như phải vạch trước kế hoạch thì khi bắt tay thực hiện mới mong đạt đựoc hiệu quả.

Để đat đựơc hiệu quả, ngoài những kiến thức ở trường em còn phải trang bị cho mình kỹ năng mềm, đó là những kỹ năng học hỏi trong thực tế và biến chúng thành thế mạnh cho bản thân mình. Như là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sáng tạo, tư duy, quan sát, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình..

Các môn học trên giảng đường đại học đã trang bị những kiến thức căn bản để làm việc như là:

  1. Mônphân tích tài chính doanh nghiệp: giúp em có những kiến thức chung về thị trường tài chính cũng như kiến thức chuyên môn về tài chính doanh nghiệp như là: phân tích tài chính, hoạch định chiến lược và quản trị tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính, qua đó biết được tình trạng của công ty đang ở mức nào để đưa ra những giải pháp và kiến nghị hợp lý.
  2. Môn tin học căn bản: giúp em trong quá trình làm báo cáo tốt nghiệp, tính tóan các số liệu trong bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo hoạt động kinh doanh bằng excel một cách nhanh chóng và soạn thảo những hợp đồng hay bảng khảo sát cho công ty trong quá trình nghiên cứu thị trường.
  3. Môn anh văn chuyên ngành: giúp em đọc các tài liệu nước ngoài về tài chính để có những kiến thức mở rộng để làm bái báo cáo được tốt hơn.
  4. Cùng những kiến thức từ tất cả các môn học khác, đều được em vận dụng tối đa, để có thể hoàn thành mọi công việc một cách tốt nhất, hoàn thiện nhất.

Trên đây là mẫuĐánh giá mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn trong báo cáo số 1, nếu chưa đạt yêu cầu mà form của các bạn thì tham khảo thêm mẫuĐánh giá mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn trong báo cáo thực tập dưới đây tiếp nhé

Xem thêm

99+ bài Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh

Báo giá ===> Dịch vụ viết báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Khách sạn Church Boutique Hotel tại 95 Hàng Gai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.87 KB, 16 trang )

A BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CUỐI KHOÁ
1) Mở đầu
1.1 Mục tiêu thực tập tốt nghiệp:
Chương trình thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường
học tập với môi trường xã hội thực tiễn. Mục tiêu của đợt thực tập này nhằm tạo điều
kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học được
trên ghế giảng đường với môi trường thực tiễn bên ngoài. Bởi thế cho nên kỳ thực tập
cuối khoá này là điều kiện cần thiết và hết sức quan trọng để chúng em được tốt
nghiệp đồng thời cũng là cơ hội tốt nhất để sinh viên năm cuối chúng em có cơ hội
tiếp xúc với thực tế, làm việc một cách thực thụ, có điều kiện đối chiếu, kiểm tra, áp
dụng và liên hệ những kiến thức đã học ở trường. Ngoài ra chương trình thực tâp cũng
giúp sinh viên tiếp thu những kinh nghiệm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp
như vấn đề giao tiếp giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với cấp trên và đặc biệt
là về ý thức làm việc của sinh viên tại doanh nghiệp. Với những mục tiêu như vậy sinh
viên khi ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc mà không bị bỡ ngỡ và có hành
trang vững chắc để bước vào cuộc sống và lập nghiệp.
1.2 Lịch sử hình thành và chức năng hoạt động của doanh nghiệp
Khách sạn Church Boutique Hotel tại 95 Hàng Gai là 1 khách sạn mới hoạt động
trong chuỗi khách sạn Church Hotel được mở của vào tháng 12 năm 2011. Với hệ
thống phòng ốc sang trọng và hiện đại giới thiệu phong cách thiết kế đương
đại Việt Nam mang âm hưởng kiến trúc Pháp; với vị trí hoàn hảo tại phố Nhà
Thờ, Hàng Gai, Hàng Cá trong khu phố cổ và trung tâm mua sắm, vài phút đi bộ
đến hồ Hoàn Kiếm, Nhà Thờ Lớn, chợ Đồng Xuân, Church Boutique Hotels mang đến
cho khách hàng cơ hội để hoàn toàn chìm đắm trong đời sống thành phố Hà Nội - văn
hóa, lịch sử, mua sắm, ẩm thực…
1.3 Hệ thống điều hành và tổ chức của đơn vị thực tập:
1.4 Thị Trường hoạt động của khách sạn
Cũng như những khách sạn nằm trong khu vực phố cổ, thị trường của khách sạn
chủ yếu phục vụ khách du lịch đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Ngoài ra khách
sạn có một vị trí đặc biệt nên khách sạn được sự tín nhiệm về khả năng thu hút khách
nước ngoài đến du lịch tại Hà Nội. Do đó có nhiều sự hợp tác với các công ty Du lịch


như: Trails of Indochina, Travel Indochina,………………….
Đặc biệt, một lượng khách khá lớn của khách sạn là khách công vụ từ các công ty
lớn như Wolrd Bank, Đất Xanh Group, Vina Capital……
Và cũng giống như các khách sạn khác, khách sạn Conifer cũng nhận được
khoảng 20% lượng khách đến từ những mạng đặt phòng online như Agoda, Expedia…
1.5 Bộ phận thực tập:
•Bộ phận lễ tân
Thời gian : 05/03 đến 01/04
Người phụ trách: Chị Lê Thị Hoa Quỳnh
Chức danh: Front Office Manager
ĐT: 0989066606
•Bộ phận nhà hàng: Food and Beverage Department
Thời gian: 04/04 – 25/04
Người phụ trách: Anh Bùi Văn Tuấn
Chức danh : F&B manager
ĐT: 0915948883
2. Nội dung thực tập
2.1 Bộ phận lễ tân
2.1.1 Thời gian thực tập: từ 05/03 đến 01/04
Người hướng dẫn: Chị Lê Thị Hoa Quỳnh
Chức danh: Quản lý bộ phận sảnh
Điện thoại: 0989066606
2.1.2 Cơ cấu tổ chức:
Bộ phận Lễ tân gồm có 11 nhân viên chính thức (không có nhân viên Parttime),
nhưng 11 nhân viên này làm chung cho cả 2 khách sạn Church Boutique Hàng Gai và
Hàng cá. Thực tế, 1 khách sạn chỉ có 7 nhân viên làm việc:
Trưởng bộ phận lễ tân
2 nhân viên ca sáng
2 nhân viên ca chiều
2 nhân viên ca đêm


1 superior (luân phiên giữa các nhân viên với nhau)
Bên quầy Concierge tại khách sạn Church Boutique cũng do nhân viên lễ tân
đảm nhiệm, chỉ làm việc khi khách cần.
Cách tính lương: Lương của nhân viên được tính theo số ngày công đi làm ( 26
ngày công/tháng). Việc kiểm soát giờ làm việc cua nhân viên sẽ dựa vào máy chấm
công ( nhân viên khi đến hoặc về khi dung vân tay để chấm công). Lương hàng tháng
sẽ được tính từ ngày 25 tháng trước, ngày trả lương sẽ là ngày 5 hàng tháng ( Tiền
lương được chuyển vào tài khoản của nhân viên tại Ngân hàng Đông Á)
Lương nhân viên chính thức= 100% Lương tháng + Phí phục vụ/tháng
Phí Phục vụ=50% Doanh thu của khách sạn/tháng
-Lương nhân viên thử việc = 70% lương chính thức
- Nhân viên ca đêm hay làm thêm giờ sẽ được tính hệ số lương là 130%
- Những ngày nghỉ bù hay nghỉ lễ vẫn được tính lương.
2.1.3 Các hình thức và bồi dưỡng nhân viên tại bộ phận:
- Đào tạo bắt buộc áp dụng đối với tất cả nhân viên khi gia nhập hệ thống khách
sạn như : nội quy nhân viên, nội quy bộ phận….
- Đào tạo phát triển : tổ chức lớp, hội thảo, khóa huấn luyện tại văn phòng.
Hàng tuần, bộ phận lễ tân sẽ có 10 phút họp ngắn vào thứ 2 ( Briefing). Quản lý
sẽ nói về các công việc trong tuần vừa qua và giao nhiệm vụ cho tuần mới. Nếu như
tuần cũ có vấn đề gì còn thiếu sót ở bộ phận lễ tân thì trong tuần mới quản lý sẽ
training lại quy trình đó cho nhân viên.
Đồng thời, mỗi tháng 1 nhân viên hành lý( bell man) sẽ được training tại vị trí lễ
tân 1 hoặc 2 buổi vào ca ngày hoặc ca đêm tùy vào trình độ của nhân viên đó
Trong quá trình làm việc, quản lý không ngừng chỉ cho nhân viên những quy
trình chuẩn tại các khách sạn 4 và 5 sao, nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn năng lực và
thái độ của nhân viên lễ tân khi phục vụ khách.
2.1.4 Các hình thức khen thưởng, kỷ luật và chế độ đãi ngộ tại khách sạn :
•Khen thưởng:
Trong các tổ chức kinh doanh khách sạn thì việc đánh giá nhân viên dựa theo kĩ
năng và thái độ làm việc. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở để khen thưởng, hay kỉ luật


nhân viên. Phòng nhân sự cung cấp” Bảng nhận xét công việc” của nhân viên đến các
bộ phận theo quý, năm.
Dựa trên bảng đánh giá công việc của phòng nhân sự, Ban giám đốc khách sạn
sẽ đề bạt: mức thưởng, mức lương, thăng chức, chuyển bộ phận, được tham gia các
chương trình đào tạo do khách sạn tổ chức…Những điều đó sẽ khuyến khích tinh thần
làm việc, đẩy mạnh sự tự hào của nhân viên về khách sạn. Ngoài ra, khách sạn cũng
rất chú trọng việc tổ chức những bữa tiệc cho nhân viên để mừng năm mới, để kỉ niệm
ngày thành lập…
•Kỉ luật:
• Trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật.
- Xử sự bừa bãi thiếu đạo đức tại nơi làm việc
- Văng tục, chửi bậy tại nơi làm việc
- Đòi tiền tip, có hành vi gian lận tiền tip hoặc không nộp vào quỹ tiền tip
- Phát biểu sai hoặc có ý ác về nhân viên khác, về khách sạn hoặc dịch vụ của
khách sạn .
- Có hành động phá hoặc gây tổn thất cho hoạt động kinh doanh của khách sạn.
- Không giữ gìn hình thức cá nhân trong thời gian làm việc, không mặc đồng
phục theo đúng quy định của khách sạn.
- Cố tình làm chậm chạp, làm ngưng trệ cong việc hoặc hạn chế kết quả công
việc trong khi đang làm việc.
- Đe dọa đồng nghiệp hoặc cấp trên. Khiêu khích, xúi giục cãi nhau hoặc đánh
nhau, cãi nhau nơi làm việc.
- Chơi cờ bạc hoặc tổ chưc bất cứ dạng nào của cờ bạc.
- Đem các đồ vật không phải của mình ra khỏi khách sạn.
- Mang vũ khí, chất gây nổ, ma túy… Các đồ vật bất hợp pháp vào khách sạn.
- Cố ý không tuân thủ , không thực hiện chỉ dẫn hoặc yêu cầu công tác của
trưởng bộ phận, Quản lý.
- Đến làm việc trong tình trạng say rượu hoặc sử dụng ma túy
- Dán, sửa đổi hoặc tháo gỡ các văn bản trên thông báo cho nhân viên mà không
được sự cho phép trước của Ban giám đốc hoặc Quản lý,


- Ngủ trong giờ làm việc.
- Trộm cắp tài sản của khách sạn, của khách hàng, của nhân viên và các hành
động thiếu trung thực.
- Tiết lộ bí mật hoạt động của khách sạn.
- Giả mạo thông tin sai lệch về các chứng từ hồ sơ hoặc tài liệu của khách sạn.
• Hình thức kỷ luật
Nhân viên sẽ bị xem xét để áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trong những trường
hợp được quy định tại khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động như sau:
- Nhân viên có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghê, kinh doanh
hoặc có các hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản , lợi ích của khách sạn
- Nhân viên bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà vẫn tái phạm trong
thời gian chưa xóa kỷ luật.
- Nhân viên tự ý bỏ việc 5 ngày trong 1 tháng hoặc 20 ngày trong 1 năm mà
không lý do chính đáng
Khiển trách bằng miêng:
- Đi làm trễ hoặc về sớm
- Nghỉ không lý do
- Không mặc đồng phục hoặc không đeo biển tên, lơ là vệ sinh cá nhân.
- Tự tiện rởi bỏ vị trí làm việc mà không xin phép.
- Hút thuốc tại khu vực cấm.
- Không giữ gọn gàng sạch sẽ nơi làm việc
- Không có tinh thần hợp tác trong công việc.
- Dán gỡ hoặc sửa đổi thông báo.
Khiển trách bằng văn bản:
- Các trường hợp tái phạm các lỗi đã nêu ở phần 1
- Các trường hợp không tuân thủ nội quy khách sạn, nhiều lần làm trái quy định
- Nghỉ không lý do.
- Không tuân thủ mệnh lệnh được giao từ cấp trên.
Cảnh cáo lần thứ nhất.
- Hình thức này sẽ được áp dụng cho những nhân viên vi phạm những quy định


cho lần đầu tiên vi phạm những quy định:
- Đi làm trễ hoặc về sớm.
- Không báo cáo quản lý ít nhất 1 giờ trước khi nghỉ làm mà không có lý do
chính đáng
- Tự tiện đem người ngoài vào khu vực làm việc mà không thông qua Quản lý.
- Không mặc đồng phục, không đeo bảng tên, cuộn tóc gọn gàng theo đúng quy
định đối với nhân viên làm việc trong khách sạn, lơ là việc vệ sinh cá nhân.
- Không trở lại làm việc đúng giờ sau giờ giải lao.
- Rời nơi làm việc không rõ lý do trong giờ làm việc mà không xin phép Quản lý.
- Hút thuốc là trong giờ làm việc.
- Lấy đồ ăn thức uống ra khỏi nhà ăn mà không được sự đồng ý của cấp trên.
- Ăn uống ngoài khu vực quy định
- Không giữ gìn gọn gàng sạch sẽ nơi làm việc.
- Lạm dụng điện thoại khách sạn vào việc riêng.
- Có hành vi thiếu đứng đắn, cười nói to tiếng hoặc có cử chỉ không đúng mực
trong phạm vi khu vực làm việc
- Không giao nộp những đồ nhặt được cho người đánh mất.
- Không tham gia khám sức khỏe hay những cuộc họp, huấn luyện nâng cao
nghiệp vụ do công ty đề ra.
- Không báo cáo ngay những sự cố hư hỏng máy móc, đồ gỗ hay các tài sane
khác của khách sạn
- Phát biểu hay tiết lộ các sự vụ, danh sách nhân viên công ty ra ngoài khi chưa
được phép.
- Giả mạo hồ sơ cá nhân
- Lơ đễnh và bất cẩn gây lãng phí hư hỏng, mất mát tài sản của khách sạn
- Lén đổi ngoại tệ bất hợp pháp
- Cố ý làm việc chậm chạp, không tuân thủ các điều lệ và nội quy của công ty
- Trong thời gian này, nếu nhân viên tiếp tục vi pham, không kể lỗi mới hoặc lỗi
cũ lặp lại nhân viên đó sẽ bị cảnh cáo lần cuối.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhân viên.


Được xem xét và xử lý theo quy định của Luật lao động nói riêng và của pháp
luật nói chung.
Thái độ của nhân viên:
Khi được tuyển làm nhân viên khách sạn, mọi nhân viên luôn luôn phải hoàn
thiện mình. Trên quan điểm như vậy, bảng nội quy lao động được ban hành nhằm đảm
bảo công bằng giữa các nhân viên. Mọi người đều hài lòng và đồng ý với bản nội quy
đó.
•Đánh giá hiệu quả
Bản thân em thấy các chính sách khen thưởng rất chặt chẽ và hợp lí.
Chính sách kỉ luật tạo cho khách sạn một môi trường làm việc chuyên nghiệp,
các nhân viên bộ phận luôn hạn chế tối đa việc phạm lỗi, để phục vụ khách tốt hơn.
2.1.5 Nhiệm vụ của bộ phận lễ tân trong khách sạn:
Vai trò: Bộ phận lễ tân, đặc biệt là nhân viên lễ tân, là người đầu tiên tiếp xúc và
gây ấn tượng cho khách hàng về khách sạn. Đồng thời, bộ phận lễ tân là nơi tiếp nhận,
giải quyết mọi phàn nàn của khách về các dịch vụ của khách sạn. Như vậy có thể nói
bộ phận lễ tân là bộ mặt ban đầu của khách sạn, đóng một vai trò rất quan trọng đối
với hình ảnh của khách sạn.
Nhiệm vụ: Hỗ trợ các nhân viên chính thức trong các công việc của bộ phận lễ
tân như sau:
- Quảng cáo, bán phòng và các dịch vụ khác của khách sạn
- Tiếp nhận đặt phòng và bố trí phòng cho khách
- Đón tiếp khách và làm thủ tục nhập phòng cho khách
- Trực tiếp và phối hợp với các bộ phận khác phục vụ khách trong thời gian
khách lưu trú tại khách sạn
- Làm thủ tục thanh toán khi khách rời khỏi khách sạn và tiễn khách
So với lý thuyết được học tại trường thì quy trình làm việc tại khu vực lễ tân tại
khách sạn Church Boutique Hotel hầu hết là giống nhau. Tuy nhiên em thấy rằng quy
trình được học trong lý thuyết tại trường tổng quát hơn, được chia thành nhiều vị trí
công việc hơn. Trên thực tế thì bộ phận lễ tân của khách sạn được rút gọn nhiều chi
tiết hơn, một ví trí công việc sẽ được giao nhiều công việc hơn. Ví dụ : trong lý thuyết


bộ phận lễ tân được chia làm rất nhiều vị trí công việc còn thực tế thì bộ phận lễ tân ở
khách sạn Church Boutique Hotel, nhân viên lễ tân đảm nhiệm nhiều công việc hơn
như đón tiếp, trực điện thoại, giao tiếp với khách,thu ngân…
2.1.6 Quá trình thực tập tại bộ phận lễ tân
* Nhiệm vụ được phân công:
- Chào đón và làm thủ tục cho khách nhận phòng khách sạn ( Check –in)
- Phục vụ khách trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn: Chỉ đường, giới
thiệu cho khách những địa điểm vui chơi, giải trí tại Việt Nam, đặc biệt là ở Hà
Nội………
- Giải quyết phàn nàn của khách về dịch vụ cùng như nhân viên tại khách sạn
- Tiếp nhận điện thoại từ bên ngoài gọi đến khách sạn và chuyển đến bộ phận
chịu trách nhiệm
- Tiếp nhận đặt phòng trong trường hợp đặt phòng không thể tiếp nhận.
- Quảng cáo ( đưa khách vãng lai cũng như công ty du lịch hay bất cứ cá nhân tổ
chức nào có nhu cầu về phòng khách sạn đi xem phòng) và bán phòng cũng như
những dịch vụ khác của khách sạn ( nhà hàng, bar….).
* Quy trình thực hiện:
- Quy trình check in:
•Chuẩn bị kỹ hồ sơ của khách sắp về nhận phòng: Reservation form,
Registration card, room key………
•Chào đón khách
•Xác định tình trạng đặt phòng của khách
Không có đặt phòng trước ( Khách walk in)
Nhận yêu cầu của khách -> Xác định khả năng đáp ứng _->Thỏa thuận và thuyết
phục -> Không: từ chối, hẹn dịp khác
-> Có: Làm thủ tục đăng ký cho khách
•Có đặt phòng trước:
Xin lại thư khẳng định đặt phòng hay Voucher của công ty du lịch
•Làm thủ tục cho khách nhận phòng
Photo hộ chiếu, chứng minh thư hay bất cứ giấy tờ gì chứng minh nhân thân của


khách
Lấy chữ ký của khách vào phiếu khai báo tạm trú
•Xác định phương thức thanh toán
•Bố trí phòng và đưa chìa khóa
•Giới thiệu và thông tin về các dịch vụ tại khách sạn, cũng như thông báo giờ ăn
sáng cho khách.
•Đưa khách lên phòng
•Hoàn tất hồ sơ và cập nhật thông tin vào hệ thống.
- Quy trình trả phòng và thanh toán (check-out):
•Chuẩn bị hồ sơ thanh toán trước cho khách
Phiếu đăng ký phòng khách sạn
Thư khẳng định đặt phòng
Các hóa đơn của các dịch vụ khác trong khách sạn: nhà hàng, giặt là…
Hóa đơn tổng hợp
Chào khách
•Hỏi số phòng
•Thông báo khách trả phòng cho bộ phận buồng để họ kiểm tra phòng
•Đưa hóa đơn tổng hợp cho khách kiểm tra
•Hỏi khách có sử dụng thêm dịch vụ gì không, nếu có thì cộng thêm vào hóa đơn
•Thông báo số tiền khách phải thanh toán cuối cùng
•Xác định phương thức thanh toán của khách hiện tại
Thanh toán bằng tiền mặt hay thẻ tín dụng
•Nhận lại chìa khóa phòng và trả lại đồ trong két an toàn ( nếu khách gửi)
•Tham khảo ý kiến về các dịch vụ tại khách sạn
•Lấy chữ ký thanh toán của khách vào hóa đơn, giao cho khách 1 bản copy và
liên cà thẻ tín dụng (nếu khách thanh toán bằng thẻ tín dụng)
•Giúp khách tìm phương tiện vận chuyển nếu khách có nhu cầu
•Chào tạm biệt khách, chúc khách lên đường may mắn và hẹn gặp lại.
 Đó là hai quy trinh chính trong thời gian từ khi khách đến cho đến khi
khách rời khỏi khách sạn. Ngoài ra, là một người nhân viên lễ tân, em còn gặp nhiều


quy trình nữa như: quy trình đánh thức khách, quy trình chuyển điện thoại lên phòng,
quy trình gửi đồ của khách tại két an toàn…
* Những điểm khác biệt và tương đồng so với lý thuyết đã được học:
- Hầu hết các thuật ngữ và những quy trình em được học tại nhà trường đều
tương đồng khi em được training tại khách sạn. Nhưng thực tế thì ta không nhất thiết
phải thực hiện đúng theo từng bước của những quy trình đó. Tùy vào từng loại khách
và thời điểm mà ta có thể áp dụng quy trình như thế nào.
2.2 Bộ phận nhà hàng.
2.2.1 Thời gian thực tập : 04/04 – 25/04
Người phụ trách: Anh Bùi Văn Tuấn
Chức danh : F&B manager
ĐT: 0915948883
2.2.2 Cơ cấu tổ chức
2.2.3 Các hình thức bồi dưỡng và đào tạo đối với nhân viên tại bộ phận nhà
hàng
_ Các hình thức đào tạo và bồi dưỡng được khách sạn Church Boutique Hotel áp
dụng cho nhân viên tất cả các bộ phận. Việc đào tạo cho nhân viên bộ phận nhà hàng
sẽ được áp dụng giống như nhân viên bộ phận lễ tân và các bộ phận khác.
_ Sau một thời gian nhất định ( 3 tháng) nhà hàng sẽ thay thế hoặc thêm một số
đồ uống mới, nhân viên nhà hàng sẽ được trực tiếp nhân viên viên phá chế hướng dẫn
cách làm và cách thường thức
2.2.4 Các hình thức khen thưởng, kỷ luật
-Được áp dụng theo nội quy chung của khách sạn ( đã được nói ở trên)
- Ngoài ra tại bộ phận nhà hàng, cuối tháng sẽ được kế toán tổng hợp doanh thu
và thưởng riêng cho bộ phân,
VD: Thưởng theo số lượng rượu đã bán được trong tháng
(50 000VND/Chai)
2.2.5 Nhiệm vụ của bộ phận nhà hàng tại khách sạn.
- Quảng cáo và phục vụ khách có nhu cầu ăn uống
- Nhận đặt bàn và bố trí bàn cho khách( của cả khách đang ở tại khách sạn và bên


ngoài)
- Đón tiếp và phục vụ khách
- Phối hợp với các bộ phận khác để phục vụ khách trong thời gian lưu trú tại
khách sạn
- Thanh toán và tiễn khách
- Tham gia vào công tác marketing cho khách sạn
2.2.6 Nhiệm vụ được phân công và quy trình thực hiện nhiệm vụ được
hướng dẫn.
* Nhiệm vụ được phân công
- Chuẩn bị làm việc
Thay đồng phục
Nhận công việc bàn giao từ ca trước
- Chuẩn bị nhà hàng
Sắp xếp bàn ăn
Lau dọn bát đĩa, cốc, ly, thìa, dĩa……….
Gấp khăn ăn và giấy ăn
- Chăm sóc khách hàng
- Tiếp nhận yêu cầu của khách
- Phục vụ bữa ăn
- Thu dọn bữa ăn
- Thanh toán cho khách
* Quy trình thực hiện
- Phục vụ khi khách tới:
•Đón khách và dẫn khách về chỗ
•Lấy yêu cầu về đồ ăn hay đồ uống của khách:
Lấy yêu cầu về đồ uống trước, nếu khách không có nhu cầu về uống thì mới lấy
yêu cầu về đồ ăn
Tiếp theo, hỏi khách ăn theo menu( set menu) hay gọi món ( A La Carte)
Theo set menu:
Phục vụ theo trình tự:


Soup -> Khai vị -> Món chính ->Tráng miệng
Theo A La Carte
Phục vụ món ăn theo yêu cầu của khách
•Mang hóa đơn cho khách khi khách đã kết thúc
•Tiễn khách ra về
Dọn bàn và sắp xếp lại bàn để chuẩn bị đón khách khác.
- So sánh với những gì được học trong lý thuyết.
Vì nhà hàng của khách sạn để phục vụ khách ăn sáng và khách có nhu cầu ăn
trưa và ăn tối, quy mô không lớn nên quy trình thực hiện tại nhà hàng khác hơn so với
lý thuyết. Trong lý thuyết em được học cách phục vụ trong các nhà hàng cao cấp bao
gồm nhiều công đoạn và yêu cầu kỹ năng nhiều hơn. Việc bưng đồ cho khách cũng đòi
hỏi có kỹ thuật và có tiêu chuẩn cao. Còn tại nhà hàng của khách sạn, cônh việc không
đòi hỏi quá nhiều ký năng và tiêu chuẩn cao, công việc chỉ tập trung vào việc chuẩn bị
đồ ăn cho khách và dọn dẹp bàn ghế.
3. Đánh giá những lợi thế, thuận lợi, khó khăn trong thực tập
3.1. Lợi thế, thuận lợi
Do đây là một khách sạn nhỏ nên em được học và làm như một nhân viên thực
sự.
Môi trường nhân viên rất thân thiện, trong cùng bộ phận cũng như những bộ phận
khác, mọi người rất nhiệt tình giúp đỡ nhóm của em và cá nhân em.
- Với những lý thuyết em đã được học tại trường, em áp dụng được rất nhiều vào môi
trường làm việc thực tế tại khách sạn Church Boutique Hotel. Đồng thời, em cũng
được training thêm về kinh nghiệm thực tế khi làm việc và tiếp xúc với khách nước
ngoài.
3.2 Những phát sinh và khó khăn.
- Khách sạn Church Boutique sử dụng phần mềm quản lý SMILE hơi khác so với
phần mềm được học ở trường là FOLIO. Trong một tuần đầu tiên em chưa quen với hệ
thống nên rất bỡ ngỡ, nhưng sau đó được sự giúp đỡ của các anh chị lễ tân khác em đã
làm quen rất nhanh chóng và sử dụng dễ dàng.
- Khi tiếp xúc trực tiếp với khách hoặc nói chuyện qua điện thoại em vẫn chưa


thực sự quen nên đôi khi em không hiểu được hết và rõ ý của khách.
_ Nhiều tình huống bất ngờ xảy ra khác xa với lý thuyết, bản thân chưa có kinh
nghiệm nên rất khó trong việc xử lý.
4 Kiến nghị và kết luận
4.1 Kiến nghị
•Với khoa:
_ Mong khoa có nhiều môn dạy về thực hành hơn nữa, để có thể cung cấp những
kĩ năng làm việc cho sinh viên. Hay có thêm những buổi tham quan các khách sạn lớn,
có nhiều cơ hội để sinh viên có thể thực hành những kĩ năng đó nhiều hơn.
Mong nhà trường thắt chặt mối quan hệ với những khách sạn lớn trên địa bàn Hà
Nội, để những khi cần nhân viên thời vụ, khách sạn sẽ liên hệ với trường để đưa sinh
viên đi làm. Bên cạnh đó, hy vọng khoa tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên đi thực tập tại
các khách sạn lớn.
•Với cơ sở thực tập
_ Luôn luôn nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc cho nhân viên. Ban lãnh đạo
có thể tạo điều kiện cho nhân viên được đi học thêm nhằm phát triển khả năng của
nhân viên
_ Đào tạo chéo cho nhân viên tại các bộ phận khác nhau, tạo cơ hội cho nhân
viên bộc lộ khả năng của mình.
•Với sinh viên khóa sau
Mong các sinh viên khóa sau sẽ cố gắng trau dồi kiến thức, cả về thực hành và lý
thuyết trên trong những môn học tại trường, đặc biệt là Tiếng Anh và các nghiệp vụ
nghề. Đó sẽ là tiền đề để giúp các bạn hòa nhập nhanh hơn ở cơ sở thực tập.
Khi còn đang theo học tại trường thì cố gắng nắm vững thật tốt kiến thức được
giảng dạy vì những gì được học rất sát với thực tế. Nếu nắm vững lý thuyết sinh viên
sẽ không bị bỡ ngỡ và gặp khó khăn khi bước vào giai đoạn thực tập.
Khi đi thực tập, hãy cố gắng luôn tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ sở,
điều đó sẽ giúp các bạn luôn cảm thấy thoải mái, dễ dàng hơn trong việc học hỏi các kĩ
năng nghề nghiệp tại nơi thực tập.
4.2 Kết luận


Sau 4 năm được học tập tại Khoa Du lịch của Viện Đại Học Mở Hà Nội, em thấy
môi trường học tập của khoa đã giúp ích được cho sinh viên chúng em rất nhiều. Các
thầy cô giáo trong trường luôn tạo điều kiện cho chúng em tiếp xúc với thực tế rất
nhiều như môn Quản trị nghiệp vụ khách sạn - Cô Trịnh Thanh Thủy, môn phát triển
lỹ năng quản lý-Cô Trần Nữ Ngọc Anh, hay môn Quản trị dịch vụ ăn uống và nhà
hàng của Thầy Vũ An Dân……
Khi kết thúc quá trình thực tập, Em đã có cái nhìn thực tế và thực hành những kỹ
năng phục vụ trong khách sạn mà trước nay chỉ biết qua giáo trình, giúp em có thể tự
tin hơn khi bước ra cuộc sống. Ngoài ra, em còn được rèn luyện thêm những kĩ năng
làm việc nhóm, phối hợp và chia sẻ các nhiệm vụ được giao, nhằm hoàn thành tốt
công việc, tạo sự hài lòng cho khách hàng
Quan trọng hơn, em còn học hỏi được những cách ứng xử, giao tiếp, kỹ năng
sống trong một tập thể, đây là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong bất kì hoàn cảnh
nào.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo của khách sạn Church
Boutique Hotel đã đồng ý cho chúng em được thực tập tại khách sạn, các anh chị nhân
viên trong khách sạn và đặc biệt là chị Lê Thị Hoa Quỳnh – Quản lý bộ phận sảnh, đã
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em thực tập
Xác nhận của người hướng dẫn Hà Nội, Ngày 03 / 05/ 2012
Sinh viên thực tập
MỤC LỤC

Báo cáo thực tập về kỹ năng nghiệp vụ trong nhà hàng khách sạn

  • doc
  • 21 trang

LỜI MỞ ĐẦU
Cũng như nhiều ngành công nghiệp khoa học kỹ thuật, ngành du lịch được ví
như một ngành công nghiệp không khí và nó đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Hàng năm ngành du lịch đem lại nhiều nguồn
thu lớn và giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người. Song song cùng với sự
phát triển của du lịch trên thế giới ở Việt Nam trong những năm gần đây với sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự điều chỉnh và sửa đổi đã cho ra đời một số
chính sách mới dành riêng cho du lịch đã làm cho ngành du lịch Việt Nam ngày càng
phát triển.
Trong các chiến lược phát triển của ngành du lịch Việt Nam, việc xây dựng và
nâng cấp các cơ sở hạ tầng như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, các cơ sở
vật chất kỹ thuật như giao thông, thông tin liên lạc được chú trọng và đầu tư. Bên cạnh
đó việc đào tạo nguồn nhân lực có nghiệp vụ chuyên môn cao, có tư cách đạo đức tốt
đóng một vai trò quan trọng. Do vậy hàng loạt các dự án đào tạo nghiệp vụ do quốc tế
tài trợ đã được diễn ra.
Là một sinh viên thec học ngành dịch vụ nhà hàng em cũng đã được thầy cô
cung cấp các kiến thức và đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ trong nhà hàng khách sạn.
Trong quá trình học việc ứng dụng các kiến thức này trong thực tế là vô cùng quan
trọng. Do vậy sau mỗi kỳ học sinh viên đều có thời gian đi thực tập để nâng cao
nghiệp vụ và sự hiểu biết của mình.
Trải qua các kỳ thực tập tại các cơ sở khác nhau em đã học hỏi và tiếp tục thêm
nhiều kiến thức thực tế. Vì vậy em viết bản báo cáo này để ghi nhận lại kết quả các kỳ
thực tập vừa qua.
Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện bài báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !

1

NGHIỆP VỤ BAR
I – CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ PHẬN BAR
1. Mô hình bar
Quản lý bar

Trưởng ca

NV thu ngân

NV pha chế

NV phục vụ

2. Vai trò trách nhiệm từng vị trí
a. Người quản lý :
- Có trách nhiệm hoàn toàn với công việc và đóng vai trò quyết định sự thành
công của bar
- Có trách nhiệm bồi dưỡng NV quầy bar về kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử
- Chủ động sắp xếp được quầy, bar
- Giám sát việc chuẩn bị và thao tác pha chế đồ uống , phục vụ.
- Tiếp đón khách
- Có trách nhiệm quản lý, kê khai hàng hóa, dự trữ hàng hóa
b. Trưởng ca
- Chịu trách nhiệm điều hành công việc của 1 ca
- Kiểm tra sắp xếp mọi công việc và vệ sinh trong phạm vi phục vụ khách.
-Sắp xếp và kiểm tra bàn trước khi phục vụ khách, giải quyết các yêu cầu của
khách, viết hóa đơn cho khách.
- Kiểm tra tài sản, dụng cụ cần thiết để phục vụ khách.
-Trang phục của nhân dân trong ca.

2

c. NV thu ngân:
- Tiếp nhận mọi thông tin từ người pha chế
- Tổng hợp, tất cả các loại chứng từ có liên quan
- Nắm chắc giá cả các mặt hàng
- Hàng ngày chuẩn bị đầy đủ các loại hóa đơn, bút, giấy than, máy tính, bảng
liệt kê, tiền lẻ, máy đếm tiền, máy soi tiền, giá, máy cà thẻ.
- Hóa đơn phải viết rõ ràng, chính xác tên về hàng hóa, đơn gía, số lượng, thành
tiền để khi đối chiếu các hóa đơn và tiền hàng phải khớp nhau.
- Thanh toán xong đưa hóa đơn cho khách và cảm ơn khách.
- Quản lý tốt tiền thu bằng ngoại tệ cho phép, xếp tiền đúng chủng loại.
- Sau mỗi ca bán hàng phải đếm tiền, buộc tiền, kê tiền, làm báo cáo vào sổ
sách, nộp tiền cho kế toán theo đúng nguyên tắc. Tuyệt đối không được giữ tiền trong
quầy.
d. NV phục vụ bar:
- Cung cấp phục vụ đồ uống cho khách với chất lượng tốt nhất.
-Thành thạo tay nghề, thao tác đúng quy trình kỹ thuật ( bưng, đưa, rót, đồ
uống) làm tốt vệ sinh trong và ngoài bar trước khi mở cửa.
- Phục vụ khách chu đáo
- Nắm rõ danh mục thực đơn đồ uống và món ăn để chủ động với khách.
- Mặc đúng trang phục quy định của khách sạn
- Cử chỉ lễ phép, lịch sự, khuôn mặt tươi tắn
- Kiểm tra kỹ hóa đơn trước khi đưa cho khách
- Trong quá trình phục vụ khách phải quan sát, tìm hiểu diễn biến tâm lý của
khách.
- Khi khách ăn uống xong kịp thời thu dọn để chuẩn bị đón khách mới.
e. NV pha chế :
- Nắm vững công thức pha chế từ liều lượng đến thao tác kỹ thuật

3

- Động tác phải dứt khoát, công việc phải ngăn nắp vệ sinh
- Khiêm tốn tiếp thu mọi ý kiến phê bình từ khách
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Không tùy tiện pha chế theo ý thích của mình.
3. Thời gian làm việc :
Sáng từ : 06 giờ - 14 giờ

Chiều từ : 14 giờ - 22 giờ

Tối : Từ 22 giờ - 6 giờ.
4. Nội dung ::
Công việc trước khi kết thúc ca làm việc
a. Trước ca làm việc :
- Có mặt trước 15 phút, thay đồng phục, đầu tóc gọn gàng
- Tiếp nhận ca
- Chuẩn bị phục vụ
b. Kết thúc ca
- Thu lượm đồ bẩn, phân loại và chuyển ra khu vực phục vụ
- Tắt bớt các thiết bị không dùng đến
- Bàn giao ca.
II - MỐI LIÊN HỆ GIỮA BỘ PHẬN BAR VỚI CÁC BỘ PHẬN LIÊN
QUAN.

1. Bộ phận banr với các bộ phận lễ tân :
Phối hợp với bộ phận lễ tân để nắm bắt số lượng ăn, nghỉ tại khách sạn, trên cơ
sở đó để dự trữ đồ uống, luôn đảm bảo phục vụ khách một cách tốt nhất. Đặc biệt đối
tượng là khách vip thì phục vụ tốt theo yêu cầu của lễ tân.
2. Bộ phận bar với bộ phận nhà bếp, bàn :
Đồ úng phục vụ cho khách tại nhà ăn phục vụ thường xuyên các bữa tiệc, đặc
biệt tại nhà ăn, phòng chiêu đãi.

4

Trường hợp này trách nhiệm của bar là cung cấp, phục vụ những đồ uống cần
thiết.
3. Bộ phận bar với bộ phận buồng, phòng :
Bộ phận bar cung cấp đồ uống cho các phòng nghỉ thông qua bộ phận bàn hoặc
buồng.
Bộ phận buồng thu dọn đồ uống khi khách dùng xong.
4. Bộ phận bar với bộ phận kinh doanh :
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tuyên truyền về hình ảnh nhà hàng khách sạn,
quảng cáo, in bảng giới thiệu đồ uống.
Đồ uống, giá cả do quầy bar cung cấp từ đó đẩy mạnh việc kinh doanh bán đồ
uống, có kế hoạch kinh doanh cho tháng, quý, năm.
5. Bộ phận bar với bộ phận kế toán :
Phối hợp cùng nhau về việc lên kế hoạch phục vụ đồ uống, hạch toán giá thành,
làm tốt công tác thanh toán cho khách, làm tốt công tác kiểm kê khác.
6. Bộ phận bar với bộ phận kho :
Toàn bộ những yêu cầu phục vụ cho hoạt động bar ( trang thiết bị, đồ uống,
việc cung ứng hàng hóa đều được lấy từ kho, những yêu cầu về hàng hóa đó được tổng
hợp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng , vì vậy kho luôn được bổ sung hàng hóa do
quầy ban báo và không bao giờ để tình trạng thiếu hàng.
7. Quan hệ bar với bộ phận giặt là :
Có trách nhiệm cung cấp cho nhân viên phục vu bar trang phục, có các thiết bị
đồ vải để phục vụ.
8. Quan hệ bar với bộ phận bảo vệ, bộ phận bảo dưỡng:
- Bộ phận bar và bộ phận bảo vệ cùng phối hợp với nhau trong việc bảo vệ tài
sản, vật chất, trang thiết bị dụng cụ trong bộ phận bar, nếu có hỏng hóc phải báo cho
bộ phận bảo dưỡng kịp thời sửa chữa. Ngoài ra bộ phận bar cũng còn phối hợp với các
bộ phận khác như y tế, nhân sự…. để giải quyết tốt các mối quan hệ trong công việc.

5

III – PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ ĐỒ UỐNG , ĐIỀU HÀNH VÀ TỔ
CHỨC PHỤC VỤ KHÁCH.
Đặc điểm chung của quầy bar : Là bán một lượng đồ uống lớn ( có cồn ) như
cocktaiem, bia, rượu mạnh…. Giá thành của phần lớn các đồ uống thường rất cao. Vì
vậy đòi hỏi một sự tập trung cao để tránh thất thoát khi thực hiện nghiệp vụ bán hàng
và kiểm kê.
- Thường xuyên kiểm kê số lượng , chất lượng sản phẩm trong quầy tránh thất
thoát hoặc lãng phí do quá hạn sử dụng.
- Có thể sử dụng các trang thiết bị có nhiều tính năng, hiện đại giảm thiểu sự
thất thoát.
-Sử dụng cài đặt các phần mền quản lý trong nhà hàng trong đó có quầy bar.
- Tốc độ phục vụ của quầy bar trong quá trình chuẩn bị các loại đồ uống chủ
yếu dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của người phục vụ. Sự sắp đặt chu đáo tại quầy
bar cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng phục vụ. Trong quầy phải có đủ
khoảng trống dưới hình thức giá để, tủ ly và chứa tất cả các loại hàng hóa thiết bị, tất
cả mọi thứ phải dễ lấy. Như vậy nhân viên quầy bar sẽ không phải di chuyển quá
nhiều, cho phép họ phục vụ nhanh, hiệu quả.
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường của khách.
- Nắm bắt được văn hóa ăn uống và tâm lý khách hàng để phục vụ họ một cách
tốt nhất.
- Nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh, xử lý thông tin và đưa ra các phương
án kinh doanh.
- Thống nhất danh mục đồ uống, trình bày danh mục dễ hiểu, hấp dẫn, thu hút
khách hàng.
- Sáng tạo nâng cao các loại đồ uống mang tính độc đáo, tăng khả năng cạnh
tranh đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng.
- Phản ánh, báo cáo tình hình kinh doanh, ý kiến khách hàng thường xuyên.
- Lập báo cáo thống kê và doanh thu.

6

IV- TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHỀ PHỤC VỤ BAR
Kinh doanh dịch vụ ăn uống được xem là một trong những ngành dịch vụ có lợi
nhất mọi thời đại. Ăn uống là nhu cầu cần thiết của con người để tồn tại trong xã hội.
Hiện nay cùng với nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống là một trong những
dịch vụ không thể thiếu trong các chuyến du lịch trọn gói mà còn là dịch vụ thiết thực
của đời sống.
Các nước phát triển du lịch đều tập trung cho việc tạo hình ảnh của đất nước
mình thông qua thương hiệu của doanh nghiệp và của các món ăn đồ uống. Việt Nam
cũng đang ngày càng nâng cao và phát huy chất lượng dịch vụ ăn uống của mình.
Bằng sự sáng tạo, khéo léo cộng với sự ham học hỏi, tìm tòi các bartendu không chỉ
mang đến những loại đồ uống có chất lượng tốt nhất cho khách hàng mà còn mang lại
cảm giác thỏai mái, thư gián khi đến với quầy bar của mình. Nghề phục vụ bar không
chỉ còn là một ngành nghề mà nó còn là một nghệ thuật - nghệ thuật pha chế, nghệ
thuật biểu diễn.
Bar là một trong những bộ phận quan trọng trong khách sạn tao nên sự hấp dẫn
của khách sạn, nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn uống của khách mang lại doanh thu và lợi
nhuận cao. Đây được coi là bộ mặt của khách sạn trực tiếp tiếp xúc với khách. Giải
quyết kịp thời đầy đủ các nhu cầu ăn uống của khách. Thông qua quầy bar khách có
thể nhận biết và đánh giá được trình độ chuyên môn của nhân viên phục vụ cũng như
chất lượng khách sạn. Do vậy quầy bar đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong
ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống và những người trong quầy bar là những nhân tố
chính tạo nên sự quan trọng đó và thu hút được khách hàng.
V- NHU CẦU CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGHỀ PHỤC VỤ BAR HIỆN NAY
Làm trong ngành du lịch nghĩa là tiếp xúc rộng rãi với một lượng lớn công
chúng. Với công việc của mình bar phải nghiên cứu nhằm xác định được những đối
tượng khách hàng khác nhau và kiểu phục vụ khác nhau mà họ yêu cầu. Đáp ứng được
những nhu cầu của khách hàng chính là vấn đề “ Chăm sóc khách hàng”.
Nhu cầu của con người là không có giới hạn và không có một chuẩn mực nhất
định. Cùng với xu thế thế giới mở cửa và hội nhập các nền kinh tế, các phương tiện
truyền thông phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, những nhu cầu

7

con người ngày càng phong phú và đa dạng. Đối với nghề phục vụ bar đó không chỉ là
nơi cung cấp đồ uống cho khách mà còn là nơi giải trí, thư giãn của họ.
Hiện nay hệ thống các nhà hàng quán bar rất rộng lớn, nếu bạn không tạo ra
được sự khác biệt, sự hấp dẫn sẽ không tạo được hứng thú cho khách. Do vậy nâng cao
trình độ tay nghề, chuyên môn cùng nghệ thuật pha chế là vô cùng quan trọng.
Khách hàng không chỉ đánh giá về chất lượng mà còn đánh giá cả về yếu tố
thẩm mỹ và an tòan vệ sinh sản phẩm, yếu tố sáng tạo được xã hội đánh giá cao, bởi
con người luôn thích những cái mới lạ.
Hiểu biết tâm lý khách hàng, chu đáo quan tâm nhu cầu của họ kết hợp với chủ
động trong giao tiếp, sáng tạo, chuyên môn trong pha chế phục vụ sẽ mang lại sự hài
lòng cho khách hàng.

8

Biểu ngang

9

10

NGHIỆP VỤ BÀN
I – CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ PHẬN BÀN
1. Mô hình tổ chức
Giám đốc NH

Trưởng nhóm phục vụ

NV đón tiếp

NV phục vụ

NV thực tập

2. Vai trò trách nhiệm từng vị trí
a. Giám đốc NH :
Giám đốc NH có trách nhiệm chung về tổ chức và quản lý các khu vực phục vụ
ăn uống.
Là người đặt ra các tiêu chuẩn phục vụ và chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác
đào tạo nhân viên kể cả huấn luyện tại chỗ hay các khóa đào tạo riêng nhân viên.
Lên lịch làm việc, ngày nghỉ và giờ giấc làm việc.
b. Trưởng nhóm phục vụ:
- Có trách nhiệm chung đối với các nhân viên phục vụ trong phòng ăn
- Quan sát và chỉ dẫn các công việc cần thiết cho việc chuẩn bị trưa để phục vụ
được thực hiện một cách hiệu quả và không thứ gì bị bỏ quên.
- Phản ảnh các ý kiến khen chê của khách tới giám đốc nhà hàng và bếp trưởng
để cải tiến chất lượng phục vụ.
- Kiểm tra vệ sinh phòng ăn , vệ sinh cá nhân của nhân viên, vệ sinh dụng cụ ăn
uống.
- Thường xuyên chủ trì cuộc họp toàn thể đội ngũ nhân viên.
- Phân công bố trí công việc cho nhân viên mới, nhân viên kiêm nhiệm.
- Theo dõi ngày công lao động, kiểm tra giờ làm việc.
- Đề xuất việc tuyển dụng nhân viên để đáp ứng tình hình phục vụ của nhà
hàng.

11

c. Nhân viên đón Tiếp :
- Có nhiệm vụ tiếp đón, chào hỏi và mời khách mời vào bàn.
- Chú ý tới nhu cầu của khách đặc biệt là khi khách vừa vào nhà hàng.
- Tạo ấn tượng tốt, sự hài lòng cho khách khi khách rời nhà hàng.
d. Nhân viên phục vụ bàn:
- Làm tốt công tác chuẩn bị và phục vụ ăn uống
- Nhận bàn giao của ca trước, kiểm tra nắm bắt số lượng, đối tượng khách
- Bố trí bàn ăn, chỗ ngồi cho khách
- Kết hợp nhịp nhàng, phục vụ và ăn uống khi khách ăn xong phải nhanh chóng
và thu dọn mặt bằng trước khi đưa đồ tráng miệng.
- Kiểm tra quản lý tài sản trong phạm vi được giao, sắp xếp hợp lý.
- Bàn giao cụ thể, chính xác khi hết ca làm việc
e. Nhân viên thực tập :
- Phụ giúp nhân viên phục vụ bàn trong khâu chuẩn bị, phục vụ khách và thu
dọn.
3. Ca làm việc :
+ Ca 1 : Từ 6 giờ đến 14 giờ
Nội dung công việc :
- Nhận ca
- Chuẩn bị phục vụ ăn sáng cho khách
- Chuẩn bị phục vụ khách ăn trưa
- Phục vụ khách ăn trưa
- Thu dọn
- Bàn giao ca
* Ca 2 : Từ 14 giờ đến 22 giờ
Nội dung công việc :
- Nhận ca
- Chuẩn bị phục vụ
- Phục vụ khách ăn tối
- Thu dọn, vệ sinh chuẩn bị, đặt bàn ăn sáng
- Bàn giao công việc cho trưởng nhóm phục vụ

12

II- MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘ PHẬN BÀN VÀ CÁC BỘ PHẬN LIÊN
QUAN
1. Đối với bộ phận bếp :
- Bộ phận nhà hàng giới thiệu các món ăn với khách đẩy mạnh kinh doanh.
- Phản ảnh với nhà bếp các yêu cầu và ý kiến của khách một cách kịp thời thông
qua hội ý hàng ngày và họp thường kỳ.
- Bộ phận bếp cung cấp cho khách hàng của nhà hàng những món ăn có chất
lượng tốt.
2. Với bộ phận bar :
- Quầy bar đảm bảo phục vụ mọi loại đồ uống ghi trên phiếu yêu cầu gọi đồ
uống của khách.
- Kịp thời báo cáo cho phòng ăn những thay đổi và thông tin về đồ uống
- Nhà hàng tích cực giới thiệu các loại đồ uống với khách
- Phối hợp thực hiện khi có tiệc lớn
3. Với bộ phận buồng :
- Bộ phận buồng cung cấp các loại đồ vải cho nhà bàn
- Làm vệ sinh thảm phòng ăn, các cửa kính, thang máy
- Bộ phận nhà hàng phụ trách công việc phục vụ khách tại phòng ăn và thu dọn
bát đĩa dau khi khách ăn xong.
4. Với bộ phận lễ tân :
- Lễ tân có trách nhiệm thông báo các thông tin về khách hàng kịp thời
- Tích cực giới thiệu với khách về các dịch vụ đặc biệt là nhà hàng và quầy bar
- Cùng phối hợp để chuẩn bị phục vụ tốt nhất.
5. Với phòng kinh doanh :
- Đẩy mạnh tuyên truyền về hình ảnh nhà hàng, khách sạn, quảng báo.
- Phản ảnh các yêu cầu ý kiến của khách để không ngừng nâng cao chất lượng
phục vụ ăn uống.
- Lên kế hoạch tổ chức thực hiện kinh doanh
- Phối hợp thực hiện tỏo chức các loại tiệc
6. Đối với bộ phận kế toán :
- Bộ phận cung ứng thuộc phòng kế toán phải cung cấp các sản phẩm chất
lượng tốt, giá cả phải chăng cho bộ phận phục vụ ăn uống.

13

- Xem xét, phê duyệt đơn xin mua sắm tài sản do bộ phận nhà hàng gửi lên.
- Bộ phận bàn làm các hóa đơn, chứng từ đã bán hàng ngày cho bộ phận kế
toán.
- Thực hiện kiểm kê hàng hóa, quản lý đồ dùng, thực phẩm.
7. Với bộ phận nhân sự :
- Bộ phận bàn gửi bản thống kê ngày công hàng tháng của từng nhân viên cho
bộ phận nhân sự.
- Đề xuất thưởng phạt cán bộ, nhân viên của mình.
- Bộ phận nhân sự giúp làm thủ tục thuyên chuyển công tác, thay đổi vị trí, thôi
việc.
- Cùng phối hợp làm tốt công tác tuyển dụng và điều động nhân viên.
III - KỸ THUẬT ĐẶT BÀN ĂN
1. Kỹ thuật đặt bàn ăn sáng :
+ Bước 1 : Chuẩn bị
- Đĩa kê
- Bát ăn
- Đũa và gối kê đũa
- Thìa và chén kê thìa
- Cốc uống nước
- Lọ tăm, lọ gia vị, gạt tàn, thực đơn
- Khay bê, khăn trải bàn, khăn ăn, khăn phục vụ, khăn vuông.
+ Bước 2 : Trải khăn bàn
- Phủ khăn bàn sao cho đường là phải ở giữa bàn, bốn góc rủ đều nhau.
- Phủ khăn vuông.
+ Bước 3 : Đặt bàn :
- Đĩa kê đặt chính diện nơi khách ngồi.
- Bát ăn đặt ngửa phía trước đĩa kê cách đĩa 1 cm
- Đũa đặt trên gối kê đũa tại điểm 1 / 3 chiều dài tính từ đầu đũa phía bên phải
đĩa kê, đũa cách mép bàn 1 cm, cách mép đĩa 2 cm.
- Thìa đặt úp trên chén kê thìa cách đũa 3 cam, chuôi thìa chếch về bên phải.
- Cốc uống nước đặt phía trên đầu đũa cách đũa 1 cm
- Dụng cụ đựng gia vị đặt ngay giữa bàn.

14

- Khăn ăn đặt ngay ngắn trong lòng đĩa kê
+ Bước 4 : Xếp ghế :
- Xếp ghế ngay gắn chính diện nơi khách ngồi
+ Bước 5 : Kiểm tra :
Các bộ đồ ăn đặt ngay ngắn, cự ly đúng, đảm bảo số lượng và chất lượng
2. Kỹ thuật đặt bàn ăn trưa, tối
+ Bước 1 : Chuẩn bị :
- Đĩa kê
- Bát ăn
- Đũa và gối kê đũa
- Thìa và chén kê thìa
- Ly rượu vang
- Lọ tăm, lọ gia vị, gạt tàn
- Khay bê, khăn trải bàn, khăn ăn, khăn trang trí, khăn phục vụ.
+ Bước 2 : Trải khăn bàn
- Phủ khăn bàn sao cho đường là ở giữa bàn, phủ trên mặt bàn phẳng, bốn góc
rủ đều nhau.
- Khăn phủ vuông.
+ Bước 3 : Đặt bàn
- Đĩa kê đặt chính diện nơi khách ngồi.
- Bát ăn đặt ngửa phía trước đĩa kê cách đĩa 1 cm
- Đũa đặt trên gối kê đũa tại điểm 1 / 3 chiều dài tính từ đầu đũa phía bên phải
đĩa kê, đũa cách mép bàn 1 cm, cách mép đĩa 2 cm.
- Chén kê thìa đặt phía bên phải đũa cách đũa 5 cm, thìa sứ đặt úp lên chén kê
thìa, chuôi thìa chếch về bên phải.
- Ly rượu vang đặt phía trên đầu đũa, cách đũa 1 cm
- Dụng cụ đặt gia vị, lọ tăm đặt ngay ngắn giữa bàn
- Khăn ăn đặt ngay ngắn trong lòng bát ăn.
+ Bước 4 : Xếp ghế :
- Xếp ghế ngay ngắn, chính diện nơi khách ngồi, cân đối với bộ đồ ăn.
+ Bước 5 : Kiểm tra :
- Các bộ đồ ăn ngay ngắn, cự ly đúng, đảm bảo số lượng, chất lượng.

15

III- KỸ THUẬT ĐẶT BÀN ĂN TIỆC Á
+ Bước 1 : Chuẩn bị :
- Đĩa kê
- Bát ăn
- Đũa, thìa
- Cốc uống bia , nước ngọt
- Lọ gia vị, khăn ướt
- Khay bê, khăn trải bàn, khăn phục vụ, khăn vuông
+ Bước 2 : Trải khăn bàn :
- Trải khăn bàn cho đường là ở giữa bàn, bốn góc rủ đều nhau.
- Khăn phủ vuông
+ Bước 3 : Đặt bàn :
- Đĩa kê đặt chính diện nơi khách ngồi
- Bát ăn đặt ngửa ngay ngắn trên đĩa ăn
- Đũa bọc trong túi có logo, hướng logo về phía khác, đặt cách đĩa kê 2 cm
-Thìa đặt ngửa trong lòng đĩa kê cạnh bát ăn
- Cốc uống bia, nước ngọt đặt phía trên đầu đũa cách 1 cm
- Khăn ướt đặt bên trái đĩa kê cách đĩa 1 cm.
- Dụng cụ đựng gia vị ngay ngắn giữa bàn
- Khăn ăn đạt ngay ngắn trong lòng bát ăn
+ Bước 4 : Xếp ghế :
- Xếp ghế ngay ngắn, chính diện nơi khách ngồi, cân đối bộ đồ ăn
+ Bước 5 : Kiểm tra :
- Các bộ đồ ăn ngay ngắn, cự ly đúng, đảm bảo số lượng, chất lượng
IV - CÁC KỸ NĂNG PHỤC VỤ
1. Kỹ năng phục vụ xúp :
a. Bàn ăn đã đặt sẵn dụng cụ ăn xúp
- Bê âu xúp trên bàn tay trái dưới có khăn lót hoặc đĩa lót để chống nóng,
chống trơn, khăn phục vụ cắt trên cánh tay trái bê chắn chắn, muôi xúp đặt trong âu,
chuôi muôi hướng về phía người phục vụ.
- Đến bàn khách giới thiệu về món xúp với khách
- Bắt đầu từ phụ nữ đến nam giới, cuối cùng là chủ tiệc.

16

- Đứng bên trái khách, chân trái bước lên, chân phải hơi choãi ra phía sau từ từ
hạ âu gần đĩa kê của khách, tay phải cầm muôi múc xúp vào bát cho khách.
-Chú ý múc cả nước lẫn cái, tránh gây tiếng động, chia đều các khẩu phần ăn.
- Múc xúp xong đặt muôi vào âu xúp từ từ đưa âu ra ngoài, tiếp tục phục vụ
người kế bên.
b. Bàn ăn chưa đặt dụng cụ ăn xúp.
- Đến bàn khách giới thiệu về món xúp.
- Bắt đầu từ phụ nữ sau đó nam giới và cuối cùng là chủ tiệc
- Dùng khay bê các bát xúp từ bếp lên xin phép khách rồi đặt bát xúp vào cho
khách từ phía bên phải, đặt lên đĩa kê.
2. Kỹ năng phục vụ đồ uống
a. Phục vụ bia ( bia chia / lon )
Khi rót bia chai phải rót vào trong lòng cốc, cốc được cầm theo 1 góc hơi
nghiêng , cổ chai không được nhúng vào bia trong khi rót. Khi rót bia chú ý quá trình
tạo bọt và điều chính tăng hay giảm lượng bia một cách tương ứng. Rót chậm để tránh
tình trạng bọt nhiều quá.
b. Phục vụ rượu vang
* Giới thiệu rượu :
- Tay trái cầm một khăn đã được gấp gọn làm bốn
- Tay phải cầm ở cổ chai rượu đặt đáy chai rượu vào khăn lót trên lòng bàn tay
trái.
- Bước đến bàn khách và đứng tại một vị trí thích hợp thường đứng bên trái
khách, hướng mác chai rượu về phía khác, giới thiệu những thông tin cần thiêt về chai
rượu.
- Khi được sự đồng ý của khách người phục vụ xin phép khách lùi lại phía sau
để mở rượu.
* Mở rượu :
- Kiểm tra sự sạch sẽ khô ráo
- Đặt chai rượu lên một vị trí an toàn, tay trái cầm chặt cổ chai, tay phải dùng
dao cắt vòng quanh nút kim loại mỏng, lau lại miệng chai.

17

- Đặt khóa mở rượu hình xoắn vào chính giữa nút chai đồng thời xoáy tròn cho
nút xoáy cắm ngập sâu vào nút chai, không ấn quá mạnh sau đó kéo nút chai bằng
cách tì mép kim loại vào miệng chai từ từ kéo lên.
- Lau sạch cổ chai
* Rót rượu :
- Tay phải cầm 2 / 3 chai rượu, nhãn mác hướng lên trên
- Đến bên khách chân phải bước lên chân trái hơi choãi ra sau, người hơi cúi.
- Giữ khoảng cách chai và miệng chai
- Mời chủ tiệc thử rượu, phục vụ phụ nữ trước, sau đó nam giới và cuối cùng là
chủ tiệc.
- Rót rượu vào ly cho đủ lượng ( 2 / 3 ly ) nâng chai lên từ từ và ngừng lại đồng
thời xoay cổ chai để tránh nhỏ giọt.
- Lùi về phía sau khách dùng khăn lau miệng chai, đặt chai rượu lên bàn.
V- VỆ SINH TRONG NHÀ HÀNG
1. Vệ sinh nhà hàng :
- Phòng ăn phải thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo, không mùi hôi, không có ruồi,
kiến, gián…
+ Quét, lau ướt với sàn lát gạch
+ Hút bụi với sàn trải thảm
Lưu ý : Khi lau, quét nên để gọn gàng tạn dụng ánh sáng tự nhiên, tránh gây
trơn trợt, đổ vỡ.
- Bàn ghế, tủ, đèn, quạt, ti vi điều hòa phải thường xuyên vệ sinh, dùng khăn ẩm
lau nhẹ tránh xây xước.
- Gương soi , cửa kính, cửa chớp lau chùi hàng ngày dùng nước lau kính lau
sạch.
- Các loại rèm cửa, ri đô phải sạch sẽ, không mốc, ố, có mùi hôi.
2. Vệ sinh dụng cụ ăn uống :
a. Đồ sành sứ ( bát, đũa, cốc, chén, thìa…. )
- Yêu cầu phải sạch sẽ, khô ráo, không có mùi tanh, vết dầu mỡ, thức ăn dính
vào.
+ Khi rửa phải phân loại theo chủng loại, kích cỡ
+ Sử dụng dung dịch tẩy rửa để rửa sạch.

18

+ Tráng sạch lại bằng nước, để lên giá cho róc nước
+ Lấy dụng cụ ra và dùng khăn khô sạch lau sạch và để vào nơi quy định.
b. Đồ thủy tinh ( ly, cốc )
- Ly cốc phải sáng bóng, không sứt mẻ, rạn nứt, không có dấu vân tay.
+ Phân loại ly cốc theo chủng loại kích cỡ
+ Dùng dung dịch tẩy rửa rửa sạch
+ Tráng sạch lại bằng nước úp lên giá cho róc nước
+ Dùng hơi nước nóng và khăn lau lau sạch úp vào nơi quy định.
+ Sau khi lau xong kiểm tra dưới ánh sáng đảm bảo ly sạch, sáng bóng .
c. Đồ INOX ( dao, thìa…)
- Đảm bảo sạch, sáng bóng, không có mùi tanh, mùi thức ăn
+ Phân loại dụng cụ
+ Dùng dung dịch rửa sạch
+ Tráng lại bằng nước để lên giá cho róc nước
+ Dùng khăn khô lau sạch và để vào nơi quy định.
3. Vệ sinh cá nhân của nhân viên :
- Yêu cầu mặc đồng phục của khách sạn ( áo sơ mi, đầm đen, đi giầy đen với
nữ, quần âu áo trắng, cho áo trong quần đi giầy đen với nam ).
- Phải rửa tay thường xuyên nhất là sau khi đi vệ sinh và hắt hơi.
- Không hút thuocó lá, khạc nhổ trong khu vực phục vụ
- Đầu tóc gọn gàng, tránh trang điểm quá đậm, đeo ít nữ trang đơn giản, móng
tay cắt ngắn không sơn móng tay.
-Có chế độ ăn ngủ thích hợp để đảm bảo sức khỏe
- Khi bị ốm đau bệnh tật p hải báo cấp trên.
VI - KẾT LUẬN :
Qua các đợt thực tập vừa qua đã giúp em hiểu biết hơn về sự phát triển của du
lịch thế giới cũng như du lịch Việt Nam. Đồng thời giúp em có điều kiện tiếp xúc và
áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Qua đây em cũng nhận thấy có rất nhiều những điểm khác biệt giữa lý thuyết và
thực tế.

19

Như vậy để phát triển kinh doanh thu hút khách hàng các cơ sở khách sạn nhà
hàng đều có những phong cách phục vụ, những tiêu chuẩn đặt ra khác nhau, chứ
không chỉ áp đặt theo khuôn mẫu lý thuyết. Điều đó cũng tạo ra sự phong phú đa dạng
trong các dịch vụ như từ quy trình đặt bàn ăn, quy trình phục vụ nhằm đáp ứng tốt nhất
tất cả nhu cầu của khách hàng và phù hợp với tiêu chuẩn, cơ sở vật chất và trình độ đội
ngũ lao động của nhà hàng.
Không chỉ chú trọng đến việc cải tiến nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật mà các
khách sạn cũng chú trọng đến việc đào tạo nhân lực thông qua các khóa huấn luyện
đào tạo tại chỗ để đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước cũng như khách du lịch quốc tế.
Do vậy em thấy thực tập là rất cần thiết đối với mỗi sinh viên chúng em. Lý
thuyết kết hợp với thực hành sẽ giúp sinh viên nắm bắt và hiểu rõ những gì mình đã
học. Trau dồi kiến thức thực tế, tích lũy kinh nghiệm học hỏi những người đi trước đó
thực sự là những hành trang hữu ích giúp các sinh viên vào nghề.
Bản thân em tự thấy một đất nước muốn thu hút được nhiều khách du lịch thì
không chỉ cần có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại mà phải có nguồn nhân lực có nghiệp vụ. Vì vậy em thấy mình cần phải nỗ lực hơn
nữa , tự trau dồi và nâng cao kiến thức kỹ năng của mình, học tập và thích ứng với
thực tế một cách chủ động, sáng tạo. Vì chỉ có như vậy mới có thể theo kịp được xu
thế phát triển ngày càng sôi động của ngành du lịch hiện nay.

20

Tải về bản full

5 Điều sinh viên ngành Khách sạn – Nhà hàng cần biết khi đi thực tập

1. Vấn đề cơ bản khi đi thực tập

1.1. Khái niệm về thực tập

Vấn đề thực tập là một khái niệm không còn xa lạ đối với các bạn sinh viên đặc biệt là các bạn sinh viên sắp ra trường. Nó là từ thông dụng cho việc các bạn sinh viên ra làm thực tế một việc gì đó liên quan đến ngành trước khi rời khỏi giảng đường.

Trở thành thực tậpsinh chính là bước cuối cùng mà sinh viên trước khi ra trường phải thực hiện nó. Nói một cách dễ hiểu đó là một công việc thực tếgiúp cho người học có kinh nghiệm cơ bản về nghề bạn đang chọn. Đã là sinh viên thì bạn phải trải qua kì thực tập này mới được ra khỏi trường. Các bạn sinh viên năm cuối đi thực tập sẽ được gọi là Internship.Tuy nhiên, trong thực tế kỳ thực tập có 2 loại: một loại phải đi làm thực tế, còn một loại khác không phải đi làm thực tế mà chỉ ở nhà làm báo cáo cuối kỳ. Tùy vào ngành bạn chọn sẽ có loại thực tập khác nhau.

Đây còn là quãng thời gian bạn giúp bạn rèn luyện bản thân, cọ sát tốt nhất trước khi bạn thực sự bước vào môi trường làm việc thực thụ qua quá trình tìm việc làm cùng những thủ tục và những thử thách đầy cam go!

Bên cạnh giấy giới thiệu công tythì bạn cũng nên tham khảomẫu cv xin thực tậpvàchuẩn bị hành trang tốt nhất để xin vào thực tập vào một công ty phù hợp và tốt nhất đúng với chuyên ngành đang theo học.

1.2. Đối tượng – thời gian thực tập

1.2.1. Đối tượng thực tập

Đối tượng thực hiện hoạt động thực tập này chủ yếu là sinh viên và đa số là sinh viên năm cuối các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,...Bên cạnh đó còn bộ phận các bạn sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa có kinh nghiệm làm việc cũng sẽ phải tham gia thực tập để hoàn thiện kỹ năng chuyên ngành của mình.

Có các nhóm thực tập như:

- Thực tập sinh ngắn hạn và dài hạn.

- Thực tập sinh ngắn hạn thời gian 3 - 6 tháng ( là sinh viên năm 3 – 4 các trường ).

- Thực tập sinh dài hạn thời gian sinh viên thực tập từ năm thứ nhất đến hết quá trình học tập.

- Thực tập sinh là người đã ra trường nhưng chưa có kinh nghiệm. Vị trí này ở các công ty gọi là Fresher.

Hãy tích lũy càng nhiều kinh nghiệm càng tốt, bởi khi hoàn thành quãng thời gian thực tập bạn sẽ có được những kỹ năng và bổ sung những điều bản thân còn thiếu để viết CVứng tuyển công việc tốt nhất!

Những khác biệt giữa lý thuyết và thực tế khi đi thực tập nhà hàng

1.2.2. Thời gian thực tập

Có một số kiểu thời gian thực tập phù hợp với các kiểu sinh viên hiện nay:

Kiểu 1: Bạn là người thích nước đến chân mới nhảy, thích tới đâu, tính tới đó. Thời gian thực tập cụ thể vào năm cuối đại học, thời gian viết báo cáo tốt nghiệp, trường cần bạn đi thực tập.

Kiểu 2: Bạn là người lo xa, muốn mọi thứ thành thạo ngay từ những thứ đơn giản đầu tiên. Bạn sẽ muốn đi thực tập ngay vào cuối năm nhất khi đã học được những điều cơ bản của chuyên ngành mình sẽ làm việc trong tương lai.

Kiểu 3: Bạn là kiểu người cũng không phải lo xa, cũng không phải được tới hạn mới làm. Khoảng thời gian bạn cảm thấy tốt nhất để đi thực tập sẽ là năm 3 hoặc cuối năm 3.

Theo như nhận thấy, thời gian thực tập không quan trọng mà việc bạn tìm hiểu và chọn đúng nơi mà mình nên học hỏi mới là vấn đề đáng chú ý. Cần quan tâm tại nơi thực tập sẽ đem gì đến cho bạn, bạn sẽ có những kinh nghiệm gì. Sau khi thực tập xong bạn trở thành người thất nghiệp hay hoặc là có cơ hội tìm kiếm được những công việc làm thêmlàm đang chào đón bạn.

Thực tế các bạn sinh viên luôn sợ khoảng thời gian thực tập. Vì bạn sợ thời gian bỏ ra không xứng đáng với những gì bạn nhận lại. Bạn lo lắng thắc mắc vấn đềlàm thực tập sinh có tốn tiền không?Hãy cân nhắc cho mình một nơi thực tập có thể cho bạn học hỏi, kinh nghiệm trong công việc sau này. Cũng đừng quá nóng vội hay lo lắng khoảng thời gian này. Trường đại học nào cũng có một chuẩn, hay hạn mức cho bạn đi thực tập.

1.3. Đơn vị đến thực tập

Tùy vào chuyên ngành học, yêu cầu chuyên môn mà sinh viện tìm cho mình những nơi thực tập phù hợp. Tại các đơn vị thực tập sinh viên phải học hỏi và tích lũy được cho mình những kinh nghiệm thực tế thì mới đạt kết quả cao. Tránh các trường hợp bị làm dụng kiến thức học, bóc lột sức lao động trong quá trình thực tập,...

Một số đơn vị có thể đến thực tập: các cơ quan, trường học, công ty chuyên về lĩnh vực bạn học tập, các văn phòng, chi nhanh các tập đoàn, bệnh viên, phòng khám,... Và tại những thành phố lớn bậc nhất như Hà Nội nước ta thì cơ hội để kiếm các công ty thực tập là rất lớn. Với những kiến thức mà bạn đi thực tập sẽ là đòn bẩy tốt nhất để bạntìm việc làm tại Hà Nội nhanh nhất.

1.4. Mục đích của việc đi thực tập

Thâm nhập vào môi trường làm việc thực tế.

Áp dụng các kiến thức đã thu thập được vào công việc thực của một công ty, xí nghiệp, đơn vị hành chính.

Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc và ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại một cơ quan.

1.5. Các loại hình thực tập

Khi hoàn thành năm thứ nhất, sinh viên sẽ đi thực tập lần đầu tiên được gọi là thực tập nhận thức với thời gian thực tập 6 – 8 tuần.

Thực tập tích lũy: là hình thức thực tập được công nhận nếu trong quá trình học sinh viên tích lũy đủ 320 giờ làm việc thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia các dự án của trường/ khóa, các hoạt động xã hội, cộng đồng do phòng hỗ trợ sinh viên hoặc Đoàn thanh niên/ hội sinh viên tổ chức.

Thực tập ở nước ngoài: sinh viên sẽ được phòng hỗ trợ sinh viên tư vấn, hỗ trợ các thực hiện các thủ tục đi thực tập ở nước ngoài nếu sinh viên thực hiện đầy đủ các quy định của trương cũng như đáp ứng được yêu cầu của nơi sẽ đến thực tập ( khả năng tài chính cũng như thủ tục xuất nhập cảnh và các quy định khác).

Thực tập tốt nghiệp được quy định tiến hành trong 15 tuần.

Nội dung: Thực tập Vs Externship

  1. Biểu đồ so sánh
  2. Định nghĩa
  3. Sự khác biệt chính
  4. Phần kết luận

Biểu đồ so sánh

Cơ sở để so sánhThực tập sinhThực tập
Ý nghĩaThực tập là một chương trình được tổ chức chính thức dành cho sinh viên mới ra trường để có được trải nghiệm thực tế về nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp.Externship là một chương trình được tổ chức bởi tổ chức giáo dục, nhằm cung cấp trải nghiệm thực tế ngắn gọn cho các sinh viên trong khóa học do họ lựa chọn.
Nó là gì?Vào đào tạo nghềHọc hỏi kinh nghiệm
Ý tưởngĐể cung cấp cho thực tập sinh kinh nghiệm đầu tay.Theo dõi công việc
Cân nhắc tiền tệCó thể hoặc không thể được đưa raKhông được đưa ra
Thời lượngHơn một thángChỉ vài ngày
Cường độHơnTương đối ít
Tín dụng học tậpĐượcKhông được đưa ra

Định nghĩa thực tập

Thực tập được định nghĩa là một khóa đào tạo tại chỗ dành cho sinh viên đại học hoặc sinh viên năm nhất, được cung cấp bởi nhà tuyển dụng. Mục đích của khóa đào tạo này là tạo điều kiện cho các sinh viên mới ra trường, tiếp xúc với nơi làm việc. Chương trình sẽ bao gồm quá trình nghiên cứu của họ, để cung cấp ứng dụng thực tế về kiến ​​thức lý thuyết của họ.

Trong khóa đào tạo này, các thực tập sinh, được phép tham gia vào tổ chức, thu thập kiến ​​thức, học hỏi những điều mới và phát triển các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, tư duy sáng tạo, v.v..

Thực tập có thể được trả hoặc không được trả tùy theo thỏa thuận với nhà tuyển dụng. Có nhiều luồng khác nhau được thực hiện, chúng là y tế, kỹ thuật, tiếp thị, tài chính, bán hàng, quản lý, v.v..

Định nghĩa của Externship

Externship đề cập đến một chương trình đào tạo được tổ chức bởi một tổ chức liên kết hoặc một tổ chức kinh doanh để cung cấp một học tập dựa trên kinh nghiệm cho người học. Trong chương trình này, bên ngoài được phép quan sát một công nhân có thẩm quyền tại nơi làm việc và đặt câu hỏi liên quan đến công việc. Theo cách này, anh ta có được cái nhìn thoáng qua về lĩnh vực tương ứng được chọn. Nói chung, đào tạo không đi trong một thời gian dài. Thay vào đó, nó được giữ ngắn. Không có sự xem xét nào được đưa ra cho bên ngoài dưới hình thức thù lao.

Externship giống như theo dõi công việc, nơi học viên có được trải nghiệm công việc bằng cách theo dõi một chuyên gia thường xuyên trong tổ chức. Nó là một hình thức đào tạo thụ động, nơi người học có được kinh nghiệm bằng sự phản ánh. Chương trình giúp các bên ngoài có được kinh nghiệm thực tế về những thách thức phát sinh trong khi thực hiện một công việc.