Những nhà văn vĩ đại nhất Việt Nam

Văn học được hình thành từ rất sớm, ngay cả trước khi chữ viết xuất hiện. Văn học tồn tại ở rất nhiều hình thái khác nhau, từ việc lưu truyền bằng trí nhớ như ở những thể loại văn học dân gian, đến những chữ tượng hình được khắc trên đá, văn học đã hình thành ngay cả trước khi con người kịp nhận ra mình cũng đang là một nhà văn. Vì là lĩnh vực mang cả lịch sử và văn hóa của thế giới, văn học giữ một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Cùng với sự phát triển của xã hội, văn học cũng đã chứng kiến sự ra đời của những tác giả nổi tiếng và xuất sắc mà đã trở thành huyền thoại của nền văn học thế giới.

1. Victor Hugo

Victor Hugo là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một nhà chính trị, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

Victor Hugo chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tư cách là nhà thơ trữ tình, Hugo đã xuất bản tập Odes et Ballades (1826), Les feuilles d'automne (1831) hay Les Contemplations (1856). Nhưng ông cũng thể hiện vai trò của một nhà thơ dấn thân chống Napoléon III bằng tập thơ Les Châtiments (1853) và vai trò một nhà sử thi với tập La Légende des siècles (1859 và 1877). Thành công vang dội của hai tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris và Những người khốn khổ đã đưa Victor Hugo trở thành tiểu thuyết gia của công chúng. Chỉ với hai tác phẩm này, nhà văn đã khẳng định mình là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

Xem thêm: Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Victor Hugo nên đọc

2. Lev Tolstoy

Lev Tolstoy là một đại văn hào người Nga theo Cơ Đốc giáo, ủng hộ chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa vô chính phủ. Ở Nga, sự vĩ đại của Lev Tolstoy trong văn học và thi ca đã vượt qua cả Pushkin, Dostoevsky và Anton Chekhov để trở thành nhà văn Nga vĩ đại nhất, với các danh tác bất hủ Anna Karenina và Chiến tranh và Hòa bình. Hai tác phẩm này xếp thứ 1 và 3 trong 100 cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại do tạp chí Time bầu chọn. Theo đánh giá của cựu hiệu trưởng trường đại học Oxford, Lev Tolstoy chính là nhà văn vĩ đại nhất thế kỷ 19 còn tờ The Guardian của Mỹ cũng bầu chọn Lev Tolstoy là nhà văn vĩ đại nhất mọi thời đại. Một nhà văn kinh điển, với những tác phẩm đồ sộ về cả số lượng lẫn nội dung và nghệ thuật.

3. JK. Rowling

Joanne Rowling thường được mọi người biết với bút danh J. K. Rowling, là một nhà văn, nhà từ thiện, nhà sản xuất phim và truyền hình, kiêm nhà viết kịch bản người Anh.

J. K. Rowling nổi tiếng là tác giả của bộ truyện giả tưởng Harry Potter từng đoạt nhiều giải thưởng và bán được hơn 500 triệu bản, trở thành bộ sách bán chạy nhất trong lịch sử. Bộ sách đã được chuyển thể thành một loạt phim ăn khách mà chính bà đã phê duyệt kịch bản và cũng là nhà sản xuất của hai phần cuối. Bà cũng viết tiểu thuyết trinh thám hình sự dưới bút danh Robert Galbraith. Bà được biết đến nhiều nhất bởi tác phẩm Harry Potter, cái bóng quá lớn của tác phẩm khiến bà không còn giữ được ánh hào quang về sau này, nhưng đôi khi, chỉ cần một nhưng xuất sắc còn hơn nhiều mà kém cỏi. Bà cũng là nhà văn đầu tiên trở thành tỷ phú chỉ bằng cách xuất bản sách. Dù sao, JK Rowling vẫn là nhà văn vĩ đại.

4. Pushkin

Pushkin là một đại thi hào, được tôn vinh là "Mặt trời thi ca Nga". Pushkin được xem như là người khởi đầu và tạo cảm hứng cho nhiều nhà văn Nga nổi tiếng sau này như Lev Tolstoy, Dostoevsky, Chekhov, Nikolai Ostrovsky...và đặc biệt là cống hiến trong ngôn ngữ văn học, là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ 19.

Pushkin mất trong một cuộc đấu súng với một sĩ quan trong đội kỵ binh sa hoàng, khi mới 37 tuổi. Giới phê bình coi nhiều tác phẩm của ông là kiệt tác, chẳng hạn như bài thơ Kỵ sĩ đồng và vở kịch Vị khách bằng đá - câu chuyện về sự sa ngã của Don Juan. Vở kịch ngắn bằng thơ Mozart và Salieri là nguồn truyền cảm hứng cho tác phẩm Amadeus của Peter Shaffer cũng như cung cấp lời nhạc kịch (gần như nguyên văn) cho vở opera Mozart và Salieri của Rimsky-Korsakov.

Puskin được cho là một nhà ngôn ngữ học, với những bài thơ xuất sắc, cũng như có những đóng góp không thể thay thế

5. Arthur Conan Doyle

Sir Arthur Conan Doyle (22 tháng 5 năm 1859 – 7 tháng 7 năm 1930) là một nhà văn người Scotland nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes, tác phẩm được cho là một sáng kiến lớn trong lĩnh vực tiểu thuyết trinh thám. Tên ban đầu của Sherlock Holmes vốn là Shelling Ford (tên thám tử chưa hoàn thiện).

Các tác phẩm của ông bao gồm nhiều truyện khoa học giả tưởng, tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, tiểu thuyết, thơ và bút ký. Conan Doyle cũng là người nhiệt tình ủng hộ công lý, và đã đích thân điều tra hai vụ việc đã được phán quyết, dẫn tới việc phóng thích hai người đã bị bỏ tù. Vụ đầu tiên, năm 1906, liên quan tới một luật sư nhút nhát lai Anh-Ấn tên là George Edalji, người được cho là đã viết những bức thư đe dọa và xẻo các bộ phận động vật. Cảnh sát tin chắc vào tội lỗi của Edalji, thậm chí khi nhiều vụ cắt xẻo khác vẫn tiếp tục xảy ra khi người bị tình nghi đã ngồi khám.

Những nhà văn trên đều là những nhân vật kinh điển của nền văn học thế giới, nổi tiếng bởi tài năng và những tác phẩm xuất sắc, khiến độc giả say đắm cũng như phải nể phục.

Xem thêm:

Việt Nam – đất nước tươi đẹp, nơi đã nuôi dưỡng những tâm hồn văn học qua biết bao thế hệ. Trong dòng chảy lịch sử của đất nước, rất nhiều nhà văn đã xuất hiện và ghi tên mình trong bầu trời văn học, những tác phẩm của họ có giá trị nhân văn cao cả, còn lưu truyền mãi về sau. Mải mê với những tác phẩm xuất sắc của nước ngoài ta cũng không quên rằng văn học Việt Nam cũng có những tác phẩm kinh điển, ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc.

1. Truyện Kiều – Nguyễn Du

“ Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nha

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

Truyện Kiều là đỉnh cao của ngôn từ, sự kết hợp giữa nhạc và họa, giữa phim và ảnh, một tác phẩm mà cho đến tận bây giờ ta vẫn không thể phủ nhận được ánh sáng của nó. Truyện Kiều được tác giả Nguyễn Du viết trong lần đi sứ sang Trung Quốc được người dân bản địa kể về câu chuyện của nàng Vương Thúy Kiều và được tiếp xúc với cuốn truyện Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Nguyễn Du đã xúc động trước số phận của người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu cảnh đời éo le, đau khổ, chịu nhiều tai ương trong cuộc sống. Chính vì vậy, Nguyễn Du đã viết lên tác phẩm Truyện Kiều với 3254 câu thơ lục bát. Thể hiện tài năng sáng tạo, nghệ thuật chơi chữ của tác giả. Nội dung của tác phẩm kể về một gia đình sống trong đời Minh của đất nước Trung Quốc. Trong thời kỳ đó, có gia đình Vương Viên ngoại sinh thành được ba người con đó chính là: Vương Thúy Kiều, Vương Thúy Vân và Vương Quan. Hai cô con gái đầu lòng của gia đình là hai người có dung mạo vô cùng xuất sắc, lại có tài cầm, kỳ, thi, họa… Mọi thứ đều vô cùng xuất chúng. Đặc biệt là cô chị Thúy Kiều tài năng và nhan sắc có phần nổi bật hơn cô em Thúy Vân rất nhiều. Trong một lần gia đình gặp nạn, Thúy Kiều buộc phải bán thân chuộc cha, bắt đầu kiếp truân chuyên của một hồng nhan bạc mệnh.

Truyện Kiều thắm đượm tinh thần nhân đạo, cũng như có giá trị cao về mặt hiện thực. Tác phẩm đã bóc trần một xã hội vô nhân tính, nơi mà đồng tiền có khả năng sai khiến tất cả, con người sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để mà sống. Nhưng vượt lên trên tất cả, con người với vẻ đẹp chân thiện mĩ vẫn được ca ngợi.

Xem thêm: List 10 tác phẩm văn học Việt Nam hay nhất hiện nay

2. Tắt đèn  - Ngô Tất Tố

Dừng chân trên văn đàn Việt Nam, bắt gặp từng con chữ của Ngô Tất Tố, người ta chẳng thể nào ngừng xót xa cho những nhân vật trong “Tắt đèn”. Quẩn quanh trong đồng thuế vô lý, bất lực trước sự tha hóa của lòng người, oằn mình trong vòng xoáy của cơm áo gạo tiền. Chưa bao giờ tính mạng con người lại trở nên rẻ rúng đến vậy. “ Tắt đèn” đã phác họa những nét vẽ vô cùng chân thực về một xã hội Việt Nam trước 1945.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

“Tắt đèn” lấy bối cảnh của xã hội Việt Nam trước những năm 1945, để kể về gia đình chị Dậu trong những ngày đến hạn nộp sưu thuế, phải dùng đủ mọi cách để xoay tiền, phải quỳ gối trước đám lính, trước quan lại. Từ đó làm nổi bật nên sự thống khổ của người dân Việt Nam trước ách đô hộ của thực dân Pháp và chế độ phong kiến. Trung tâm của tác phẩm là gia đình chị Dậu, thuộc hạng “cùng đinh” và theo như tác giả, có lẽ gia đình chị đã thuộc hạng nghèo nhất của xã hội. Song, cái nghèo đấy lại không bắt nguồn từ bản thân gia đình chị Dậu mà bắt nguồn từ những chính sách vô lý của nhà nước.

“ Tắt đèn” là bức tranh hiện thực tàn khốc nhất, song cũng chân thực nhất. Con người bị đẩy vào đường cùng của cuộc sống, bất lực vùng vẫy nhưng không thể nào thoát ra ngoài. Gánh nặng đè lên vai của những người phụ nữ, xung quanh họ chỉ là bóng tối dày đặc. Thoát thai từ hiện thực cay đắng, tác phẩm được cất lên da diết trên văn đàn Việt Nam, mang theo tiếng than ai oán của cả một dân tộc đang oằn mình chống chọi với cái chết.

Xem thêm: List 10 tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng thế giới

3. Chí Phèo – Nam Cao

Nghệ thuật của Nam Cao là nghệ thuật “ thoát ra từ những kiếp lầm than” . Tác phẩm là bản án đanh thép tố cáo một xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác và mục ruỗng đã dồn người nông dân thấp cổ bé họng vào bước đường cùng, dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật để rồi cuối cùng lại hình thành nên con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Đồng thời, Chí Phèo còn khắc họa thành công hình ảnh người nông dân nghèo bị bần cùng hóa bởi đói kém bám riết, bị chèn ép bởi xã hội cũ khiến cho họ phải đánh mất đi bản chất thiện lương vốn có của mình.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Nhân vật Chí Phèo được miêu tả là một tên côn đồ, phá làng phá xóm. Năm hai mươi tuổi, Chí Phèo đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến, chánh tổng hội đồng kỳ hào của làng Vũ Đại. Cụ Bá là người có quyền thế lại tâm cơ, ai cũng nể sợ. Năm đó Chí Phèo ở cho nhà cụ được vợ ba của Bá Kiến thường xuyên gọi lên hầu hạ xoa bóp tay chân. Chính điều này đã làm nổi lên máu ghen trong lòng Bá Kiến, cụ đã giải Chí Phèo lên quan, để hắn chịu một tội nào đó được sắp đặt sẵn và đi tù tám năm, chính cái nhà tù thực dân ấy đã tiếp tay cho bọn cường hào chèn ép những người nông dân lương thiện.

Nhân vật Chí Phèo đã cùng Thị Nở vẽ nên một câu chuyện tình được coi là kinh điển của nền văn học Việt. Mối tình vượt biên giới, thể hiện rõ sức mạnh to lớn của tình yêu, khả năng cảm thức con người của nó. Hai con người bất hạnh tìm thấy nhau trong bóng tối, dẫu đã không thể cùng nhau vượt qua định kiến, vẫn không thể phủ nhận đó là một tình yêu đẹp.

Một tác phẩm đầy rẫy những bi kịch, bi kịch tình yêu và bi kịch làm người. Chí Phèo đã quằn quại chết ngay trong chính khát vọng được làm người lương thiện của mình. Tác phẩm như một lời cảnh báo cho một xã hội đang tiêu diệt chính đồng bảo của mình bởi sự ích kỉ của nó.

Xem thêm: Top những cuốn sách chạm tới cảm xúc hàng triệu độc giả

4. Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

Để phản ánh hiện thực một cách sâu sắc nhất Vũ Trọng Phụng lại tìm đến những hình thức nghệ thuật vi phạm lôgíc hiện thực, vi phạm chuẩn mực đời sống, đó là cái ngược đời phi lí. Từ sự ngược đời, phi lí ấy mà tạo ra tiếng cười cho độc giả. Và cũng từ những tình huống ngược đời của Vũ Trọng Phụng đã phơi bày một cách sâu sắc cái phi lí tồn tại trong tính cách nhân vật hay trong cuộc đời.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Chuỗi cười dài “Số đỏ” cũng là chuỗi những tình huống ngược đời kế tiếp nhau. Kể về nhân vật Xuân tóc đỏ, ừ một kẻ bụi đời, lưu manh, lớn lên trong môi trường vô giáo dục, lang thang kiếm sống với nhiều nghề phức tạp đã gia nhập vào môi trường của những kẻ giàu có, của những nhà cải cách, những ông bà văn minh của xã hội thành thị. Và cũng bắt đầu từ đây, xã hội hổ lốn được mở ra. Con người chạy theo những giá trị tân thời mà bỏ quên đi truyền thống, văn hóa phương Tây du nhập với đầy những ngổn ngang, không có sự sàng lọc. Dẫn tới một xã hội hết sức buồn cười, những “ Trưởng giả học làm sang”. Những nhân vật Tuyết, ông Văn Minh, ông Phán mọc sừng... thể hiện rõ sự ngu dốt của một tầng lớp thượng lưu, đồng thời khắc họa rõ hiện thực nửa Tây nửa Ta thời bấy giờ.

Ngòi bút châm biếm trào phúng xuất sắc, dùng tiếng cười để vạch trần xã hội một cách tinh vi. Cái hổ lốn, cái nực cười, tạp nham đều được khắc họa rất chân thực.

Xem thêm: Những tiểu thuyết ngôn tình hay nhất nên đọc

5. Vợ chồng A Phủ

Đáp ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, văn học cách mạng Việt Nam xuất hiện và trở thành vũ khí sắt nhọn góp công sức vào cuộc chiến đấu trường kì của dân tộc. Trong đó vợ chồng A Phủ là một đại diện xuất sắc.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Vợ chồng A Phủ viết về một người phụ nữ có số phận bất hạnh, cũng là đại diện cho số phận khốn khổ của nhiều phụ nữ khác ở Hồng Ngài, ở vùng rừng núi Tây Bắc. Trước hết nói về xuất thân và hoàn cảnh của Mị, Mị là một cô gái xinh đẹp, trẻ tuổi, lại có tài thổi sáo, thổi lá, trai làng vì Mị mà đứng nhẵn hết cả một góc nhà cạnh đầu giường nơi Mị ngủ. Đồng thời cô cũng có riêng cho mình một mối tình đẹp với một chàng trai trẻ trong làng. Mị là con gái nhà nông, lại nghèo khó nên thành thử ra Mị có sẵn trong mình tính cần cù, chịu khó. Khi nhà thống lý Pá Tra đòi bắt Mị làm con dâu gán nợ, cô gái có nhiều phẩm chất tốt đẹp lại dường như rơi vào một hố đen bế tắc, khi cô bị người nhà thống lý Pá Tra bắt về làm dâu, làm vợ A Sử, để trả món nợ truyền kiếp thay cha.

Xem thêm: Dế mèn phiêu lưu ký - Cuốn sách của tuổi thơ

Tác phẩm là hành trình của một con người, miêu tả những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp trong nhân vật. Tô Hoài nhận ra sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong nhân vật tưởng chừng như đã chết. Khẳng định vẻ đẹp của họ, đồng thời nuôi lại niềm hi vọng trong một xã hội đã quá nhiều bất công.

Thảo Nguyên

Video liên quan

Chủ đề