Nói trước bước không qua nghĩa là gì năm 2024

Trong cuộc sống kết quả của 1 việc có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động. Trong đó tâm lý cũng có 1 phần ảnh hưởng rất quan trọng. Nhất là trong một số công việc đòi hỏi sự tập trung và tự tin tuy nhiên cũng không thể thiếu sự may mắn. Câu tục ngữ" Nói trước bước không qua hiện tại vẫn còn được sử dụng rất nhiều để khuyên bảo con cháu cần phải khiêm tốn hơn và đừng nên nói trước điều gì. Cụ thể hơn bạn tham khảo nội dung câu tục ngữ dưới đây do vfo.vn biên soạn nhé

Đoạn văn mẫu giải thích câu “Nói trước bước không qua”: Ca dao tục ngữ luôn là những kim chỉ nam sống vô cùng hữu ích và sâu sắc đối với mỗi người , về những kỹ năng, kinh nghiệm sống vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Một trong số đó chính là sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng lời ăn tiếng nói, câu thành ngữ “Nói trước bước không qua” đã thể hiện rõ nét điều đó. Câu nói khuyên con người ta trước khi phát ngôn, đưa là quyết định bằng lời nói nào đó, cần phải biết suy tính thật cẩn trọng, kỹ lưỡng, tránh để cuối cùng không thực hiện được hay thực hiện chưa tới sẽ mang tiếng xấu, khiến người khác chê cười. Đây là một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Thật vậy, lời nói luôn là một phương tiện để con người đưa ra những phát ngôn của chính mình, thể hiện bản chất con người mình. Một lời khi đã nói ra thì khó có thể mà rút lại, dù cho vốn dĩ trước đó ta không cố ý hay lỡ lời, thì nó cũng đã để lại những ấn tượng nhất định trong lòng người khác. Do đó, trước mỗi lời mà bản thân dự định nói ra, đặc biệt là khi nói về những kế hoạch, hành động của mình, cần phải biết suy nghĩ chín chắn, kỹ càng trước khi phát ngôn, vì địa vị của bạn càng cao thì lời nói của bạn sẽ càng có sức nặng. Một vị tổng thống một khi đã đưa ra quyết định trước bao lãnh đạo, bao truyền thông thì khả năng có thể sửa chữa lại lời nói của mình dù cho có chỉ là lầm lỡ vì sức ảnh hưởng của ông ấy đối với xã hội quá lớn, lời nói của ông có thể trở thành tiêu điểm cho mọi vấn đề xảy ra . Có những người khi nói thì đao to búa lớn thế nhưng khi làm thì lại không làm được, làm không tới nơi, tới chốn, không chất lượng, khi ấy, việc họ nhận được những sự chỉ trích, chê cười, khinh miệt là điều hoàn toàn dễ hiểu, từ đó mà trở thành kẻ hay khoác lác, ăn đơm nói đặt, không nhận được sự tin tưởng của người khác. Vậy nên, một khi đã quyết định thực hiện điều gì và phát ngôn ra với mọi người xung quanh, ta cần có một sự chuẩn bị, một sự quyết tâm, tự tin vào chính bản thân mình, tránh trường hợp không làm được nhưng lại nói như thể điều đó là hoàn toàn dễ dàng với mình, kết cục nhận lại sẽ là sự thất bại và đau đớn. “Nói trước bước không qua” là một câu nói để định hướng con người đến với lối sống, cách hành động sao cho đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân. Đây là điều mà vô cùng cần thiết đối với mỗi người trong xã hội hôm nay cần chú trọng hơn đến từng lời ăn tiếng nói của mình.

Mọi thứ nếu nói là phải làm được, còn nếu chưa chắc chắn hãy giữ kín để có cơ hội thì làm, đừng để cơ hội vượt qua một cách chóng vánh nhưng cũng đừng để mình trở thành người "nói trước bước không qua" bởi: mọi việc đều do bạn quyết định mà thành.

Dân gian có câu “chưa đỗ ông nhè đã đe hàng tổng” để châm biếm những người chưa có thành tựu đã ra vẻ, thể hiện thái độ với người khác y như rằng họ đã đạt được thành tựu đó rồi. Bạn chắc chắn đã từng gặp những người như vậy hay thậm chí bạn cũng đã từng nói trước để rồi bước không qua. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hạn chế lại, tránh rơi vào tình trạng trên.

Đâu là nguyên nhân?

Sỉ diện: bệnh này rất phổ biến rồi, nói đi nói lại không biết khi nào mới hết được. Họ thích được mọi người quan tâm, kính nể nên khi có ý định làm gì cũng phải cố gắng cho thiên hạ biết dù cho bản thân họ chưa lên kế hoạch rõ ràng, bắt đầu thế nào,…

Hưng phấn quá mức: thường nhiều bạn sắp bắt đầu 1 cái gì đó chưa từng đạt được sẽ dễ rơi vào trạng thái này như dự định học tập, kinh doanh hay du lịch. Mới tập tành kinh doanh thì đã thể hiện mình như ông chủ, bà chủ, doanh nhân thành đạt. Mới học được lớp Tiếng Anh được vài chữ đã tỏ vẻ nguy hiểm bình luận nửa Việt nửa Anh.

Ảo tưởng sức mạnh: là nghĩ mình có thể cân được cả thế giới, làm việc gì cũng thành công nên khi chuẩn bị làm việc gì đó họ thường tự tin thái quá. Dễ thấy nhất là thời đi học, đứa nào làm bài ra xong mà đứng nói khí thế kết quả là những đứa thường tạch hoặc điểm không cao.

Xem thường người khác: cách đây không lâu trào lưu “xem thường chủ tịch và cái kết” khá phổ biến, nếu lên YouTube gõ cụm từ khóa trên bạn sẽ tìm ra rất nhiều video như vậy để châm biếm những kẻ luôn xem thường người khác. Hoặc dễ thấy là cầu thủ hoặc HLV họp báo hay phát ngôn sốc, gáy trước trận đấu thường hay thua đau mà cư dân mạng hay nói “gáy sớm ăn gì”.

Hệ quả nếu bạn “bước không qua”

Bạn mất uy tín của mình, mất đi sự tin tưởng những người đã trót nghe bạn khoe mẻ trước đó.

Khi bạn vội vàng nói trước dễ dẫn tới việc bạn bị áp lực, gấp gáp thực hiện nó để chứng minh dù kế hoạch chưa rõ ràng và nó dễ dẫn tới thất bại.

Xem thường người khác cũng không giúp bạn cao hơn họ mà còn bị đánh giá là thiếu khiêm tốn, và biết đâu được khi bạn thua họ, bạn sẽ còn bị cười chê nhiều hơn.

Hãy tập kiểm soát bản thân

Hãy kiềm chế sự hưng phấn của bạn lại 1 nhịp khi có 1 dự định tuyệt vời nào đó, thay vì nghĩ đến kết quả, hãy tập trung vào giải pháp và kế hoạch cụ thể, nó sẽ giúp đôi chân bạn vẫn ở mặt đất.

Chỉ nên chia sẻ cho những người có thể khuyến khích và góp ý cho bạn để hoàn thiện kế hoạch, mục tiêu của mình.

Đừng nhìn vào thời điểm hiện tại mà đánh giá, xem thường người khác bởi biết đâu 1 ngày nào đó họ sẽ vượt qua bạn, lúc đó bạn sẽ rất ngại, xấu họ khi đối diện với họ.

Hãy chờ đợi kết quả thật chắc chắn trong tay hẳn cho mọi người biết nếu bạn muốn. Thi cử thì hãy chờ điểm số cuối cùng, mua nhà thì chờ đến lúc nhận nhà, cầm chắc sổ đỏ trong tay,… Nhưng có những chuyện tốt nhất hãy để người khác “khoe” thay bạn vẫn tốt hơn.

Kiatisak gáy hơi sớm với phát ngôn: “10 năm nữa bóng đá Việt Nam mới kịp Thái Lan”

Mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên

Hãy nhớ rằng cái quái gì cũng có thể xảy ra ngay khi bạn có kế hoạch cụ thể, nắm 99% thành công nhưng biết đâu nó lại xảy ra 1% còn lại. Bóng đá đến phút 90 vẫn có thể thủng lưới. Hay ta vẫn thường nghe câu “30 chưa phải là Tết”… cho nên hãy hạn chế nói ra những dự định, kế hoạch của bạn với những người không cần thiết.

Chủ đề