Nông sản Việt Nam tiêu thụ ở thị trường trong nước chúng ta gặp khó khăn gì

19:08' - 05/04/2022

BNEWS Quý I/2022, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã vượt kế hoạch nhưng về tăng trưởng toàn ngành dù đạt mức tăng tích cực 2,45% nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra (3,1%).

Điều này, đòi hỏi toàn ngành nông nghiệp phải tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh nông sản hàng hóa của từng vùng miền để tăng trưởng quý II có thể đạt từ 2,9-3%.
*Nỗ lực tháo gỡ khó khăn  Những tháng đầu năm, thời tiết rét đậm rét hại kéo dài tại các tỉnh phía Bắc, dịch bệnh trên vật nuôi vẫn xảy ra, giá nguyên liệu đầu vào, vật tư nông nghiệp tăng. Nhưng giá sản phẩm nông, lâm, thủy sản lại bấp bênh, đặc biệt đối với những sản phẩm vào vụ thu hoạch như: thanh long, mít, xoài, thịt lợn, tôm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước hạn chế, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, tình hình xung đột chính trị giữa các nước trên thế giới đã khiến giá nhiều nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao. Cụ thể: ngô hạt tăng gần 23% so với cùng kỳ năm ngoái; khô dầu đậu tương tăng 13,4%; DDGS (bã ngô) tăng 14,3%; bột cá tăng trên 14%…  Theo đó, giá các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp thành phẩm cho lợn thịt tăng 22,5%; cho gà lông trắng tăng 28,8%; cho gà lông màu tăng 24,2%. Trong tình hình đó, các lĩnh vực đã chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai và biến động thị trường. Các địa phương chuẩn bị giống, phân bón, vật tư nông nghiệp để xuống giống, chăm sóc và thu hoạch lúa, hoa màu trong khung thời vụ tốt nhất, hạn chế tối đa ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, hạn hán, xâm nhập mặn. Tính đến trung tuần tháng 3/2022, vụ lúa Đông Xuân, cả nước đã thu hoạch được 864,6 nghìn ha, năng suất trên diện tích thu hoạch đạt 71,2 tạ/ha. Các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã hoàn thành thu hoạch lúa Mùa với sản lượng tăng khá và đạt 881,2 nghìn tấn, tăng 32,4% (tương đương 215,8 nghìn tấn). Sản lượng nhiều cây ăn quả và cây công nghiệp chủ lực tăng so với cùng kỳ; chăn nuôi bò, lợn và gia cầm giữ nhịp tăng trưởng, sản lượng thịt hơi các loại đều tăng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản và khai thác gỗ tăng mạnh. Đặc biệt, lĩnh vực thủy sản tiếp tục được điều chỉnh sản xuất theo đúng định hướng là giảm khai thác, tăng nuôi trồng. Tổng sản lượng ước đạt 1.863,6 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng sản lượng khai thác đã giảm 1,2%, còn nuôi trồng tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Tổng cục Thủy sản, ngành tiếp tục hướng dẫn các địa phương tập trung phát triển nuôi trồng các đối tượng nuôi chủ lực và các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao theo hướng nâng cao giá trị thương mại và phát triển bền vững. Theo dõi diễn biến thời tiết, dự báo ngư trường, tình hình khai thác hải sản của ngư dân trên các vùng biển để kịp thời hỗ trợ ngư dân yên tâm sản xuất an toàn, hiệu quả. Trước tình hình giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, các địa phương cần từng bước điều chỉnh cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng chăn nuôi gia súc ăn cỏ, giảm chăn nuôi lợn, gia cầm để tận dụng các loại phụ phẩm trồng trọt, ngô sinh khối, cỏ, giảm tiêu thụ ngô, khô dầu các loại. Tăng diện tích đất trồng thâm canh các loại cỏ, ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Hay việc ứng dụng công nghệ, xây dựng công thức khẩu phần thức ăn có nguyên liệu trong nước để giảm giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

*Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm


Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trên trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước hạn chế, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt cho biết, Cục sẽ theo dõi sát diện tích lúa tại khu vực nhiều khả năng bị ảnh hưởng khô hạn, xâm nhập mặn để có các giải pháp chỉ đạo sớm, tích trữ nước ngọt nhằm đảm bảo năng suất, sản lượng lúa. Ngành sẽ cùng các địa phương theo dõi, chỉ đạo sản xuất các cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt đối với cây ăn quả chủ lực phục vụ xuất khẩu như thanh long, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng để có chỉ đạo rải vụ các đối tượng cây trồng này phù hợp với thị trường tiêu thụ, có giá bán tốt và hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, việc rải vụ trái cây tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thành công mang hiệu quả kinh tế đối với 5 loại cây như: thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, nhãn, giúp tăng hiệu quả từ 1,5 - 2 lần so sản xuất chính vụ. Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm, Cục Chăn nuôi cho biết, đơn vị tiếp tục hỗ trợ phát triển, hỗ trợ tiêu thụ, lưu thông sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chăn nuôi. Đặc biệt là triển khai nhanh mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh trên các đối tượng vật nuôi, nhất là đối với chăn nuôi lợn. Cục tăng cường giám sát quản lý chất lượng vật tư lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là kiểm soát an toàn thực phẩm. Đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan tiến hành xử lý các vụ việc vi phạm về chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi… Để phát triển thị trường tiêu thụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước trong điều kiện mới. Qua đó tăng cường hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ trong nước. Đặc biệt là tiếp tục tháo gỡ khó khăn tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tại địa phương sản xuất nông nghiệp trọng điểm và tại các cửa khẩu chính với Trung Quốc. Các đơn vị chức năng tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc. Riêng với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu nông sản sang thị trường này quan trọng là việc thực hiện Lệnh 248 và Lệnh 249. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn siết chặt nhập khẩu bởi chính sách “Zero COVID” với tất cả các nước nhập khẩu, nên các cơ quan quản lý khuyến cáo các doanh nghiệp kiểm soát hàng hóa từ khâu đóng gói, vận chuyển… để đảm bảo trong kiểm soát dịch. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, đối với thị trường truyền thống thì cần tận dụng tối đa; tập trung phát huy các thị trường ngách; thị trường mới cũng cần nghiên cứu, phát huy. Khi dịch COVID-19 làm đứt gãy nhiều chuỗi sản xuất nhiều quốc gia thì cần đẩy nhanh  xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản… Việc phát triển toàn diện các thị trường, vừa để phát triển xuất vừa để thúc đẩy xuất khẩu nông sản./.

Biên phòng - 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 32,13 tỷ USD nhờ những nỗ lực, quyết tâm cao của Chính phủ, các bộ ngành, đặc biệt là sự nỗ lực, của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tận dụng xu hướng phục hồi các hoạt động, dịch vụ, tiêu dùng từ các thị trường trọng điểm. Tuy nhiên, mục tiêu xuất khẩu nông sản cả năm 2021 khoảng 44 tỷ USD như kế hoạch đặt ra là một thách thức rất lớn nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp.

Nông sản Việt Nam tiêu thụ ở thị trường trong nước chúng ta gặp khó khăn gì
Xuất khẩu nông sản dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn để cán đích 44 tỉ USD trong năm 2021. Ảnh: Cao Trần

Sáng nay (13-9), Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ.

Tại hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông sản đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 7 do dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh ở nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm về nông nghiệp phía Nam nên việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nhiều nông sản có dấu hiệu sụt giảm khá mạnh.

Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu nông sản trong những tháng cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong đó, tình trạng thiếu container rỗng, tăng giá cước vận tải đã tác động đến tiến độ xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU, Đông Bắc Á cũng như nhập khẩu nguyên liệu (thủy sản, điều, gỗ) để phục vụ chế biến xuất khẩu.

Cùng với đó, chi phí lãi suất, chi phí vận tải, mức thu các loại phí cảng còn cao làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Nguy cơ thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu đã bắt đầu diễn ra, các nhà máy chế biến thiếu lao động, chi phí phát sinh cao khi thực hiện “3 tại chỗ”, công suất chế biến chỉ đạt trung bình 30-40%, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do không đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch.

Đối với thị trường Trung Quốc, Việt Nam đã làm tốt công tác đàm phán để cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, tuy nhiên nhiều loại nông sản chủ lực, có lợi thế vẫn chưa được Trung Quốc cấp phép chính ngạch, mở cửa thị trường về kỹ thuật (sầu riêng, khoai lang, chanh leo, na, bưởi, tổ yến, sứa ướp muối, tôm sú, tôm thẻ ướp đá) để tận dụng các ưu đãi này.

Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản vẫn duy trì thói quen buôn bán thời vụ, manh mún thông qua hình thức “trao đổi cư dân biên giới”, về lâu dài chưa phù hợp trước sự thay đổi quyết liệt của Trung Quốc.

Trước hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng ngày càng cao, để phát triển xuất khẩu bền vững, các địa phương cần phải tổ chức lại sản xuất để đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công tác truy xuất nguồn gốc, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch.

Một khó khăn nữa là hiện nay, hệ thống kho bãi tại cửa khẩu với Trung Quốc chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa xuất, nhập khẩu. Thiết bị nâng, hạ, xếp dỡ, sang tải hàng hóa còn thiếu, đặc biệt là xếp dỡ hàng rời chủ yếu bằng thủ công là chính, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; cửa khẩu quốc tế đường sắt không phát huy được lợi thế do khác biệt về khổ đường ray.

Ngoài ra, Trung Quốc tăng cường kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt khu vực cửa khẩu biên giới đất liền để phòng, chống dịch Covid-19 tác động đến tiến độ thông quan hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này.

Để hoàn thành kế hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp; đảm bảo chủ động nguồn cung lương thực, thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu những tháng cuối năm, Bộ NN& PTNT kiến nghị Chính phủ xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản, vật tư đầu vào; giảm thuế bảo vệ môi trường.

Đồng thời, xây dựng cơ chế mở cửa hoạt động xã hội đối với những người dân đã được tiêm đủ 1 mũi và 2 mũi vacine ở các tỉnh, thành phố để có lao động duy trì sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa nông sản.

Bên cạnh đó, có chính sách mạnh mẽ nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở thu mua chế biến hàng nông sản liên kết với các hợp tác xã tập trung, các vùng nguyên liệu để đẩy mạnh chế biến, chế biến sâu.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Bộ Công thương phối hợp đổi mới công tác thông tin, đa đạng hóa công tác xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử đối với thị trưởng xuất khẩu trọng điểm (Hoa Kỳ, EU, Asean, Đông Bắc Á). Xử lý có hiệu quả tình trạng thiếu container rỗng phục vụ xuất khẩu sang các thị trường trên và nhập khẩu nguyên liệu về để phục vụ chế biến xuất khẩu.

Chỉ đạo các địa phương có vùng trồng trọng điểm phối hợp với các tỉnh biên giới với Trung Quốc điều tiết hợp lý lượng hàng hóa khi vào mùa vụ thu hoạch đưa lên các cửa khẩu nhằm tránh ùn ứ, bị ép giá, hư hỏng hàng hóa đặc biệt là nhóm trái cây mùa vụ.

Đồng thời, thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua kênh phân phối của Trung Quốc thông qua hình thức trực tuyến, từ xa trong bối cảnh điều kiện dịch Covid-19.

Bích Nguyên