Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận lớp 11 trang 24

  • Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (chi tiết)

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Show

- Đề có định hướng cụ thể: Đề 1

- Đề đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai: Đề 2 và 3

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 tập 1):

Vấn đề nghị luận:

Đề 1: Vấn đề cần nghị luận là “việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.

Đề 2: Vấn đề cần nghị luận: tâm sự của Hồ Xuân Hương. Đây là một khía cạnh nội dung của bài thơ, yêu cầu người viết phải cụ thể hóa được “tâm sự” của Hồ Xuân Hương thành các luận điểm.

Đề 3: Đề bài chỉ cho đối tượng nghị luận là bài thơ Thu Điếu, người viết phải tự xác định được một vấn đề hẹp liên quan đến tác phẩm để triển khai.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn Tập 1)

Đề 1: Dẫn chứng, tư liệu là những hiểu biết cá nhân mình trong đời sống.

Đề 2: Giới hạn là tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.

Đề 3: Giới hạn và tư liệu là những cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Thu điếu.

II. LẬP DÀN Ý

1. Xác lập luận điểm.

2. Xác lập luận cứ.

3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ.

III. LUYỆN TẬP 

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Phân tích đề và lập dàn ý cho các đề bài

Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).

1. Phân tích đề:

- Đề bài thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

- Phạm vi dẫn chứng: Dẫn chứng lấy trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

2. Lập dàn ý

a, Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh được thể hiện qua hai khía cạnh:

+ Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của phủ chúa Trịnh

+ Khắc họa Trịnh Cán ốm yếu là minh chứng cho sự suy đồi của tập đoàn phong kiến Đằng Ngoài.

b, Thân bài

- Bức tranh về cuộc sống xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo ở phủ Chúa:

+ Quang cảnh cực kỳ xa hoa, tráng lệ, đủ mọi cảnh vật trên đời nhưng cũng không kém phần trang nghiêm.

+ Cung cách sinh hoạt thoạt nhìn trang nghiêm nhưng đầy kiểu cách.

- Trịnh Cán sống trong nhung lụa, giàu sang, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên cơ thể yếu nhược, không có sức sống.

- Đánh giá: thái độ phê phán của Lê Hữu Trác, đồng thời là dự cảm về sự suy tàn của giai cấp thống trị Lê- Trịnh thế kỷ XVIII.

c, Kết bài:

- Nêu nhận xét khái quát.

Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Nôm Bánh trôi nước và Tự tình II.

1. Phân tích đề:

- Vấn đề nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình II.

- Phạm vi dẫn chứng: Ngôn ngữ, những câu thơ trong hai bài thơ.

- Thao tác lập luận: phân tích và bình luận.

2. Lập dàn ý

a, Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

b, Thân bài

- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hòa.

+ Tất cả các từ đều là từ thuần việt, dễ hiểu nhưng lại tạo âm điệu cho bài thơ không thua kém gì sử dụng các từ hán việt và thơ Đường luật.

+Sử dụng sáng tạo thành ngữ, tục ngữ, điển tích dân gian.

Lấy dẫn chứng từ hai bài thơ.

- Đánh giá: Hai bài thơ đã khẳng định tài năng của Hồ Xuân Hương trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác thơ ca. Sự sáng tạo không ngừng nghỉ của bà đã góp phần làm nên sự nổi tiếng của thơ Hồ Xuân Hương, xứng đáng với danh hiệu “bà chúa thơ Nôm”.

c, Kết bài

Nêu nhận xét, khẳng định vấn đề

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận lớp 11 trang 24

Giải câu 1, 2, 3 trang 21 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.. Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận SBT Ngữ văn 11 tập 1 – Soạn bài Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận lớp 11 trang 24

1. Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự về Lê Hữu Trác) trang 24 SGK Văn 11. (Đề 1, trang 24, SGK)

a) Phân tích đề :

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận lớp 11 trang 24
yêu cầu nói về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hĩru Trác). Vì thế :

+ Bài làm phải cho người đọc thấy rõ : Đoạn trích đã phản ánh được những điều đúng với sự thật về phủ chúa, về triều đại vua Lê chúa Trịnh và về xã hội phong kiến suy tàn đương thời nói chung. Đó là những sự thật sâu sắc, có thể giúp người đọc nhận ra bản chất của một chế độ mục ruỗng, xấu xa. Việc phản ánh những sự thật sâu sắc đó đã làm nên một trong những giá trị cơ bản trong đoạn trích.

+ Bài làm không thể viết về những nội dung nằm ngoài giá trị hiện thực (ví dụ : thái độ coi thường danh lợi của Lê Hữu Trác). Nếu viết thế, bài sẽ bị lạc đề, do những nội dung ấy không có ở đề bài.

+ Bài làm phải tập trung làm rõ giá trị hiện thực sâu sắc của một đoạn trích cụ thể. Những ý và dẫn chứng ở các tác phẩm khác, các đoạn trích khác chỉ được thừa nhận khi nhờ chúng mà sự phân tích, đánh giá về giá trị hiện thực sâu sãc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh trở nên sáng tỏ hơn.

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận lớp 11 trang 24
yêu cầu người làm bài phải phát biểu cảm nghĩ của bản thân. Vì thế, anh (chị) không thể nhắc lại những ý kiến của thầy (cô) giáo hay của các nhà nghiên cứu, phê bình (cho dù đấy đúng là những ý kiến xác đáng, lí thú và hoàn toàn phù họp với yêu cầu của đề bài), chừng nào những ý kiến ấy chưa biến thành suy nghĩ và cảm xúc thật của chính mình. Anh (chị) cũng có thể nêu những ý kiến đánh giá, bàn bạc của riêng mình, miễn là các ý kiến ấy chân thành và hợp lí.

b) Lập dàn ý:

– Dàn ý của bài làm nên gồm ba phần chính, đúng với bố cục phổ biến của bài văn nghị luận : mở bài, thân bài và kết bài.

– Trong phần thân bài, cần nêu được các ý chính sau :

Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh đã:

+ Vẽ ra một bức tranh sinh động về cuộc sống quá xa hoa, quyền quý đến mức một người từng sống ở kinh thành như Lê Hữu Trác đã không ít lần phải sửng sốt, ngạc nhiên.

+ Dựng lên trước mắt người đọc chân tướng của một tầng lóp thống trị ốm yếu, thiếu sinh khí, sống sau những lớp màn che tăm tối, xa cách hẳn với cuộc đời lành mạnh, tự nhiên.

+ Cho chúng ta nhận ra diện mạo của một chê độ xã hội phi lí, đáng bị đào thải.

2. Tìm và nhận xét về dàn ý của văn bản nghị luận dưới đây:

CHÍ THÀNH

Thành nghĩa là gì ? Nghĩa là thật lòng, không dối mình dối người, không giả nhân giả nghĩa ; việc phải dù tính mệnh cũng không từ, việc phi nghĩa dù phú quý cũng không tưởng.

Đem lòng thành ấy mà ở với cha mẹ thì nên con thảo; đem lòng thành ấy ở với nước nhà thì nên tôi trung; suy ra anh ở với em, vợ ở với chồng, chúng bạn ở với nhau, ở với đồng loại, ở với hết mọi loài, cũng nên người có nhân có nghĩa, có tín có huệ. Thánh hiền, tiên, Phật cũng bởi cái lòng chí thành ấy mà nên.

Những người có tài mà hay khinh bạc, lời nói vẫn hay, việc làm vẫn giỏi, đến khi hoạn nạn hay đổi lòng, gặp lúc kinh quyền hay biến tiếtcũng vì không có chí thành làm bản lĩnh.

Chí thành cũng có lúc xử trí, có lúc dụng mưu. Nếu cứ chắc như đười ươi, thẳng như ruột ngựa, như thế gọi là ngu thành, chỉ đủ cho người ta đánh lừa hay người ta nói dối.

Người ta thường nói: “Không biết nói dối, không buôn bán được; cứ giữ thật thà, không ra ngoài được”, ấy là lời nói của những người quen lèo lá hàng chợ. Cho nên người nước ta ở với nhau không có đoàn thể, ra đến ngoài không có người tin, củng vì tập nhiễm những câu hủ bại ấy mà mới mất hẳn cái đạo chí thành đi.

Người có chí thành mới là người có giá trị, như ông tượng gỗ, vàng son rực rỡ là đồ trang sức bên ngoài, mà thần minh cảm ứng là cái chí thành ở trong. Nếu không có thần minh cảm ứng, thì có ai thờ chi ông tượng gỗ?

(Nguyễn Bá Học, Lời khuyên học trò, dẫn theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm, NXB Thế giới, Hà Nội, 1951)

a) Văn bản được viết theo dàn ý:

– Mở bài (từ đầu đến “không tưởng”): Giói thiệu ý nghĩa của hai chữ chí thành.

– Thân bài (từ “Đem lòng thành ấy” đến “cái đạo chí thành đi”), gồm ba ý:

+ Công dụng của chí thành:

Quảng cáo - Advertisements

* Khi có chí thành thì gây dựng được những gì cần thiết cho đạo xử thế, tu thân.

* Khi không có chí thành thì hại đạo như thế nào, dù lời hay, việc giỏi.

+ Chí thành cần được bổ túc bằng trí mưu, quyền biến.

+ Phê phán những lời nguỵ biện bác bỏ chí thành.

–  Kết bài (đoạn còn lại): Chí thành là căn bản giá trị của con người.

b) Nhận xét:

Các ý trong kài này xếp theo “hình chóp” hay “vòng đồng tâm” mà “đỉnh chóp” hay “tâm điểm” là chữ chí thành.

Đứng về toàn thể, tác già đi dần dần từ định nghĩa đến công dụng rích cực, tiêu cực, rồi suy ra đến chí thành cần bổ túc bằng mưu, trí, và cần được duy trì trong vài trường họp người ta thường bác bỏ, đế kết thúc với một hình lượng cụ thể, tỏ rõ giá trị con người xây dựng trên đạo chí thành.

Với từng đoạn trong bài cũng thế. Chẳng hạn, ở đoạn mở bài, “tâm điểm’’ là thật lòng, vòng đầu: không dối mình, vòng hai : không dối người, vòng ba: không giả nghĩa, giả nhân, vòng bốn : gặp việc phải, hi sinh tính mệnh cũng không từ, vòng năm: gặp việc phi nghĩa hay phú quý cũng không màng tưởng; các vòng ngoài cứ xa ra dần…

(Theo Nghiêm Toản, Luận vãn thị phạm, Sđd)

3. Một bạn dự định viết bài phân tích bài thơ Câu cá mùa thu theo dàn ý sau:

I. Mở bài : Giói thiệu chung về chùm thơ thu của Nguyễn Khuyên để dẫn vào bài Câu cá mùa thu.

II. Thân bài :

– Phân tích khung cảnh ao thu lạnh lẽo và hơi gợn sóng, chiếc thuyền câu và người ngồi câu – tâm điểm của bức tranh.

– Phân tích khung cảnh gió thu, lá thu, bầu trời thu và ngõ xóm mùa thu – không gian mở ra cao rộng.

– Phân tích tình yêu quê hương của nhà thơ thể hiện trong hai câu thơ cuối – tình thu ẩn chứa trong cảnh mùa thu.

III. Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân về bài thơ thu đó.

Câu hỏi:

Anh (chị) hãy xem xét phần dàn ý của thân bài và cho biết :

a) Phần dàn ý đó có sai sót gì không ? Vì sao?

b) Nếu có sai sót thì nên sửa chữa như thế nào?

a) Dễ nhận ra phần dàn ý ấy còn nhiều sai sót :

– Việc nêu ý có chỗ còn chưa chính xác. Chẳng hạn, tình yêu quê hương không chỉ có trong hai câu thơ cuối ; tình cảm ấy man mác khắp bài thơ, thấm vào từng chữ, từng hình ảnh. Mặt khác, trong hại câu cuối cũng không chỉ có mối tình quê ấy ; ở đó, còn thấy dáng nét của một con người ưu thời mẫn thê đang chìm đắm vào trong thế giới tĩnh lặng của nỗi u hoài…

– Phép phân chia ý đòi hỏi, trong một lần chia, người lập dàn ý chỉ có thể dựa vào một tiêu chí duy nhất. Vậy mà ở đây, khi xác lập ý lớn, bạn đó đã vừa “cắt dọc” thành các khung cảnh, lại vừa “bổ ngang” để xét riêng hai câu cuối của bài thơ. Hậu quả không tránh khỏi là, khi viết theo dàn ý đó, bài làm sẽ vừa thiếu (vì có những ý cần thiết phải nêu mà không được đề cập đến như hình ảnh con người đang đắm mình vào trong thế giói nội tâm, trong cõi yên lặng, để lánh xa cuộc Sống hỗn tạp bên ngoài) lại vừa thừa (vì có nhiều ý trùng lặp nhau, chồng chéo lên nhau. Ví dụ, hình ảnh người ngồi câu đã nêu trong ý đầu, rồi lại buộc phải nhắc đến trong ý cuối).

b) Để xây dựng một dàn ý rõ ràng và chính xác, cần dựa vào một, và chỉ một tiêu chí cho một lần chia ý, để từ đó, phân ra được các ý ngang bậc nhau và tách bạch khỏi nhau (dù vẫn liên quan chặt chẽ với nhau). Ví dụ :

– Cách thứ nhất : (1) Cảnh thu, (2) Tinh thu.

– Cách thứ hai : (1) Câu 1 – 2 ; (2) Câu 3 – 4 ; (3) Câu 5 — 6 ; (4) Câu 7-8.