Phân tích hệ quả tác Đông của các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ HỆ QUẢ CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG – TÂY Giảng viên hướng dẫn: ThS. GVC Đặng Thị Tầm Sinh viên thực hiện: Lê Duy Khanh MSSV: 6106479 Lớp: SP Lịch Sử K36 Cần Thơ, tháng 5 năm 2014 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây LỜI CẢM ƠN Đối với tôi sự học như quyển vở không có trang cuối cùng. Trong suốt bốn năm qua được học tập tại trường Đại học Cần Thơ, và đặc biệt ở giảng đường Đại học. Tôi luôn được sự chỉ dạy rất tận tình của các thầy cô trong bộ môn không chỉ về mặt kiến thức, mà thầy cô còn dạy cho tôi những điều cần thiết để sau này trở thành người thầy giáo. Để hoàn thành được đề tài luận văn “Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây”. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Tầm đã rất tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Xin cảm ơn quý thầy cô ở thư viện Khoa Sư Phạm, các cô chú ở Trung Tâm Học Liệu và các cô chú thư viện Thành Phố Cần Thơ… đã luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn động viên tinh thần cho tôi hoàn thành đề tài luận văn của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các bạn lớp Sư phạm Lịch Sử k36. Các bạn đã luôn ủng hộ tôi về mặt tinh thần và giúp đỡ về mặt tài liệu để giúp cho tôi hoàn thành đề tài luận văn. Mặc dù tôi đã cố gắng trong việc sưu tầm tài liệu để hoàn thành đề tài luận văn của mình. Nhưng do mới lần đầu làm nghiên cứu khoa học nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong thầy cô và các bạn thông cảm. Xin chân thành cảm ơn.! Cần Thơ, tháng 5 năm 2014. Sinh viên thực hiện Lê Duy Khanh GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu. .. ................................................................................4 5. Bố cục đề tài.......................................................................................................5 6. Đóng góp của luận văn. .....................................................................................5 PHẦN NỘI DUNG. ........................................................................................7 CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ VÀ TIẾN TRÌNH PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ...........................................................7 1.1. Những tiền đề của các cuộc phát kiến lớn về địa lý. ..................................7 1.1.1. Do nhu cầu phát triển của nền kinh tế thương mại châu Âu. ......................7 1.1.2. Cơn khát vàng đặc trưng của các quý tộc....................................................8 1.1.3. Sự phát triển của chủ nghĩa chuyên chế ở Tây Âu................................... 10 1.1.4. Những mâu thuẫn của chế độ phong kiến châu Âu thế kỉ XV................. 11 1.1.5. Những tiến bộ của khoa học và kĩ thuật thế kỉ XV. ................................. 11 1.2. Tiến trình phát kiến địa lý. ........................................................................... 14 1.3. Những chuyến đi đầu tiên. .......................................................................... 14 1.3.1. Những chuyến đi của người Bồ Đào Nha. ............................................... 15 1.3.1.1. Chuyến đi của hoàng tử Henry ..........................................................15 1.3.1.2. Chuyến đi của Bartholemen Dias........................................................... 16 1.3.1.3. Chuyến đi của Vasco da Gama. ............................................................. 16 1.3.2. Những chuyến đi của người Tây Ban Nha................................................ 18 1.3.2.1. Chuyến đi của Chiristophe Colomb. ...................................................... 18 1.3.2.2. Chuyến đi của America Vepucci. .......................................................... 20 1.3.2.3. Chuyến đi của Magellan. ....................................................................... 21 CHƯƠNG 2: HỆ QUẢ CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ. .............. 23 2.1. Hệ qủa về mặt kinh tế................................................................................... 23 GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây 2.1.1. Sự mở rộng lãnh thổ cho nền thương mại thế giới. .................................. 23 2.1.2. Các con đường thương mại di chuyển ra các đại dương........................... 25 2.1.3. Hình thành nên các trung tâm thương mại mới. ....................................... 27 2.1.4. Việc khai thác các con đường hàng hải mới dẫn đến cuộc cách mạng về giá cả. .................................................................................................................. 30 2.2. Hệ quả về mặt chính trị - xã hội................................................................... 35 2.2.1. Chế độ phong kiến chuyển từ phân quyền sang tập quyền....................... 35 2.2.2. Sự xuất hiện hai giai cấp mới tư sản và vô sản......................................... 37 2.2.3 Thúc đẩy khoa học kĩ thuật phát triển và sự giao lưu văn hóa Đông – Tây. .. ............................................................................................................................. 40 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ ĐẾN SỰ GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG – TÂY..................................................... 50 3.1. Tác động tích cực. ....................................................................................... 50 3.2. Tác động tiêu cực. ....................................................................................... 52 PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................... 59 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH.......................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 65 GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ thời xa xưa người ta luôn khao khát được nghe về những miền đất và những dân tộc khác lạ. Ngày nay, hầu như mọi nơi trên thế giới đều đã được khám phá, nhưng niềm khao khát được hiểu biết những dân tộc khác, những miền đất khác vẫn không hề giảm đi. Ngày nay, không gian sống và hoạt động của chúng ta ngày càng mở rộng, nhu cầu hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc không ngừng tăng lên…Đó là điều hết sức cần thiết để các nước xích lại gần nhau hơn trong quá trình phát triển đất nước. Nói đến lịch sử Tây Âu thời hậu kì trung đại chúng ta có thể nghĩ ngay đến các cuộc phát kiến địa lý, với vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển thương mại của châu Âu và cả thế giới. Bởi vì, Tây Âu lúc này đang bước vào thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, nên việc trao đổi hàng hóa với phương Đông là một nhu cầu rất quan trọng với các quốc gia Phương Tây. Cùng với hoạt động mua bán thì quá trình giao lưu văn hóa Đông – Tây cũng diễn ra mạnh mẽ. Nhưng con đường thương mại Đông – Tây đã trở nên bế tắc. Bởi vì, lúc bấy giờ thương nhân Ả Rập đã lũng đoạn hàng hóa qua Điạ Trung Hải và nâng giá hàng hóa cao gấp 8 đến 10 lần. Con đường buôn bán thứ hai với phương Đông theo đường biển, cũng bị người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm mất, nên việc buôn bán đã trở nên tuyệt vọng. Chính vì vậy, việc cấp thiết nhất lúc này là phải tìm ra con đường hàng hải mới để đến được phương Đông. Vì thế, quá trình tìm con đường thương mại mới đã diễn ra mạnh mẽ. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là hai quốc gia đi tiên phong trong việc tìm đường sang phương Đông. Những nhà thám hiểm muốn đến với xứ sở mà đối với họ lúc này còn là một sự huyền bí, nơi họ cho là hết sức giàu có đầy vàng, hương liệu, gia vị…những thứ hàng xa xỉ mà họ thích dùng từ phương Đông. Các nhà thám hiểm đi tìm những thứ chỉ được vẽ ra trong tâm trí họ mà thôi vì nó được miêu tả qua những trang du kí của Marco Polo và những câu chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm” của văn học Ả Rập. Giờ đây, những điều kiện cho các cuộc phát kiến đã sẵn sàng. Ở Tây Âu vào lúc này, kĩ thuật đóng tàu đã GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 1 SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây phát triển hơn. Họ có thể đóng được những con tàu có trọng tải lớn để vượt đại dương mênh mông, điển hình như tàu Caravella loại tàu có cột buồm và đặc biệt là có bánh lái tàu, đây là một sự tiến bộ quan trọng của kĩ thuật đóng tàu vào thời đó. Người Tây Âu thời bấy giờ đã đạt được những thành tựu khoa học kĩ thuật quan trọng như việc ứng dụng la bàn để xác định hướng trong chuyến đi của mình cũng như sử dụng kính thiên văn, để thực hiện tiến trình phát kiến. Các nhà hàng hải đã tin vào khoa học. Đặc biệt là chuyến đi vĩ đại của Chistophe Columbus vào năm 1492 đã tìm ra cái gọi là “Tân Thế Giới” (lục địa Châu Mĩ) vùng đất của những người Da Đỏ sinh sống. Chistophe Columbus phát hiện ra châu Mĩ đã mang đến một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lịch sử nhân loại và sự nhận thức của người Châu Âu, nhất là hình dạng trái đất. Hệ quả to lớn của các cuộc phát kiến địa lý là đã khai thông con đường thương mại Đông – Tây. Con người có thể đi về phía Tây vượt Đại Tây Dương để đi đến Ấn Độ. Người Tây Âu đã biết được đại dương mênh mông, họ còn biết được những vùng đất mới, con người mới…Sự hiểu biết của người Tây Âu về một phương Đông giàu có trong trí tưởng tượng nay đã trở thành hiện thực. Những hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý vĩ đại không những về mặt kinh tế mà còn tác động tích cực đến văn hóa, xã hội. Sau các cuộc phát kiến, sự giao lưu văn hóa Đông – Tây diễn ra mạnh mẽ, diễn ra quá trình di dân và hòa hợp dân tộc lớn chưa từng có trong lịch sử. Thúc đẩy nhanh chóng các mối quan hệ giữa các quốc gia Đông – Tây, tạo cở sở ban đầu cho cho xu thế toàn câu hóa nền kinh tế. Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của lịch sử, các quốc gia cần xích lại gần nhau hơn trong quá trình phát triển. Chính những tác động to lớn của các cuộc phát kiến địa lý đối với lịch sử nên đã thu hút tôi muốn đi sâu tìm hiểu. Vì vây, tôi quyết định chọn đề tài “Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 2 SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phát kiến địa lý, là một đề tài lớn bởi vì những ảnh hưởng to lớn của nó đối với quá trình phát triển của lịch sử nhân loại nên đã được nhiều người nghiên cứu và đi sâu tìm hiểu từ những công trình nghiên cứu như: 1. Sách “Lịch sử kinh tế các nước ngoài Liên Xô”, tập một (thời đại phong kiến) của tác giả Pôlianxki, người dịch Trương Hữu Quýnh – Lương Ninh, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội năm 1978. Sách đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý vào thế kỉ thứ XV ở Tây Âu, cũng như tiến trình của các nhà thám hiểm và những hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại. 2. Trong cuốn “Lịch sử văn hóa thế giới” tác giả Trần Thị Thanh Liêm – Trương Ngọc Quỳnh, Nhà xuất bản Lao động xã hội 2013, đã trình bài những tác động của phát kiến địa lý đối với sự giao lưu văn hóa Đông – Tây. Qua đó, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về hệ quả của phát kiến địa lý mang lại cho nhân loại. 3. Phạm Cao Dương (1972), Nhập môn Lịch sử các nền văn minh thế giới (tập 1), tủ sách phổ thông sử học nhóm nghiên cứu sử địa Việt Nam, Nhà xuất bản Sài Gòn. Tác phẩm đã trình bày những tác động của các cuộc phát kiến địa lý mang lại như về mặt kinh tế, chính trị, xã hội. 4. Vũ Dương Ninh (chủ biên), (1997), Lịch sử văn minh nhân loại, Nhà xuất bản Giáo Dục. Sách đã nên lên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới sau phát kiến địa lý đã diễn ra những cuộc di dân trên quy mô lớn. Các nhà truyền giáo mang Kinh Thánh tới mọi nẻo để mở rộng phạm vi của đạo Kitô…đặc biệt là người châu Âu đã khám phá ra ba tộc người chính ở châu Mĩ là Maya, Aztech và Inca mà người châu Âu trước đó chưa từng biết. 5. Nguyễn Văn Kiệm (2001), Sự du nhập của đạo thiên chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam. Vấn đề được nêu ra trong tác phẩm là quá trình truyền bá đạo Kitô của các giáo sĩ ở những vùng đất GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 3 SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây mà họ chiếm được làm thuộc địa nhằm mở rộng ảnh hưởng của đạo Kitô và cai trị các nước thuộc địa. 6. Hà Sơn (biên soạn), (2008), Những nền văn minh thất lạc, Nhà xuất bản Hà Nội. Tác phẩm đã trình bày về nền văn minh Maya, Aztech, Inca. Chúng ta có thể hiểu thêm về lịch sử hình thành, cũng như tôn giáo, phong tục của họ. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu tôi đã vận dụng để tham khảo và trên và tiến hành phân tích, tổng hợp để vận dụng vào luận văn của mình nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà tôi muốn nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài luận văn tập trung đi sâu phân tích những hệ quả mà quá trình phát kiến mang lại. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của tôi chỉ nêu khái quát những tiền đề dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý cũng như tiến trình phát kiến. Qua việc phân tích những hệ quả mà các cuộc phát kiến địa lý mang lại nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về những tác động của nó. Phạm vi nghiên cứu của đề tài của tôi chủ yếu đi sâu phân tích những hệ quả và tác động của các cuộc phát kiến địa lý ở Châu Âu nơi xuất phát và diễn biến của các cuộc phát kiến địa lý vào cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia điển hình nhất cho quá trình tìm kiếm những vùng đất mới và con người mới. Nhưng do lần đầu nghiên cứu nên việc khai thác tài liệu còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu để hoàn thành đề tài luận văn là dựa trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu,... Từ đó, tôi mới chọn lọc những tài liệu thích hợp nhất để hoàn thành luận văn. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic để phân tích, đánh giá, so sánh, nhận xét, và trích dẫn để làm nổi bật nội dung đề tài. GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 4 SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây 5. Bố cục đề tài Bố cục luận văn gồm có: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Phần nội dung gồm có 3 chương: CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ VÀ TIẾN TRÌNH PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ. 1.1. Những tiền đề của các cuộc phát kiến lớn về địa lý. 1.2. Tiến trình phát kiến địa lý. 1.3. Những chuyến đi đầu tiên. 1.3.1. Những chuyến đi của người Tây Ban Nha. 1.3.2. Những chuyến đi của người Bồ Đào Nha. CHƯƠNG 2: HỆ QUẢ CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ. 2.1. Hệ quả về mặt kinh tế. 2.2. Hệ quả về mặt chính trị - xã hội. CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ ĐẾN SỰ GIAO LƯU VĂN HOÁ ĐÔNG – TÂY. 3.1. Tác động tích cực. 3.2. Tác động tiêu cực. PHẦN KẾT LUẬN PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TÀI LIỆU THAM KHẢO 6. Đóng góp của luận văn Các cuộc phát kiến địa lý, cùng những hệ quả của nó đã mang lại những giá trị hết sức to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại. Vì vậy, tôi đã đi sâu tìm hiểu những hệ quả mà nó mang lại qua đề tài luận văn “Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây”. Qua đề tài luận văn nhằm giúp người đọc có được cái nhìn sâu sắc hơn về các cuộc phát kiến địa lý vĩ đại mà người Tây Âu đã thực hiện vào các thế kỉ XV – XVI. Tôi hi vọng qua bài luận văn của mình sẽ giúp các em học sinh hứng thú GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 5 SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây hơn trong việc học lịch sử và khám phá những điều hay mà lịch sử mang lại cuộc sống chúng ta. Qua đề tài luận văn của mình, tôi hi vọng sẽ có nhiều người tìm hiểu hơn về hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây. GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 6 SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ VÀ TIẾN TRÌNH PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ 1.1. Những tiền đề của các cuộc phát kiến lớn về địa lý Ở Châu Âu vào thời hậu kì trung đại thì chế độ phong kiến lâm vào suy thoái và khủng hoảng, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh. Nó được mở đầu bằng các cuộc phát kiến lớn về địa lý. Bởi vì, phát kiến địa lý đã mở đường cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của chủ nghĩa thực dân đã tạo nên những biến đổi to lớn trong lịch sử phát triển nhân loại nói chung. 1.1.1. Do nhu cầu phát triển của nền kinh tế thương mại châu Âu Thời trung đại, hoạt động đường biển quen thuộc của những người châu Âu là đi lại quanh vùng biển Địa Trung Hải (đối với các nước ở phía Nam) và đi lại quen bờ Bắc Hải (đối với các nước ở phía Bắc). Cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, họ đã tiến hành nhiều cuộc mạo hiểm đường biển vòng quanh châu Phi sang Ấn Độ và vượt Đại Tây Dương đi tìm đất mới. Sở dĩ người châu Âu phải đi tìm các vùng đất mới vì những mâu thuẫn về kinh tế, xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển của sức sản xuất trong hoàn cảnh lịch sử Tây Âu bước vào thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ tăng trưởng nhanh chóng, cũng như mối quan hệ mậu dịch giữa các nước Tây Âu và các quốc gia ở phương Đông càng mở rộng, dẫn đến nhu cầu mở rộng thị trường tăng lên. Hàng hóa quí giá ở phương Đông như hương liệu (gia vị), đồ trang sức bằng đá quí, đồ mĩ phẩm và hàng tơ lụa, v.v…ngày càng được sử dụng rộng rãi trong giới thượng lưu và quý tộc ở Tây Âu. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là do nguy cơ bế tắc trong việc buôn bán trực tiếp với phương Đông của ngưới Tây Âu do con đường thông thương chủ yếu lúc đó giữa châu Âu với phương Đông là vùng Trung Cận Đông đã bị người Ottoman chiếm đóng và kiểm soát chặt chẽ. Nhà nước Ottoman trở thành một đế quốc nửa sau thế kỉ XV và trở thành chủ nhân của Địa Trung Hải. Trước đây, châu Âu tiêu thụ khá nhiều hàng hóa của phương Đông, nhất là các hàng xa xỉ như hương liệu, tơ lụa, đồ châu ngọc và cả đường mía mang từ GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 7 SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sang. Việc vận chuyển các hàng hóa phương Đông này được thực hiện theo “con đường tơ lụa”, từ Trung Quốc sang Trung Á và từ Ấn Độ sang vùng Trung Cận Đông, qua tay người Ả Rập đưa vào Hắc Hải và Địa Trung Hải. Nhờ đó người Ả Rập đã thu được những món lợi khổng lồ. Họ bán lại hàng hóa mua của phương Đông với giá đắc gấp 8 đến 10 lần giá mua. Sau đó, hàng hóa phương Đông còn qua tay các thương nhân Ý mới đến tay người tiêu dùng châu Âu. Từ khi người Ottoman xâm chiếm vùng Cận Đông (Tiểu Á và bán đảo Balkans), họ đã ngăn chặn con đường thương mại của người Ả Rập và thường xuyên cướp bóc hàng hóa, đánh thuế cao, quấy nhiễu việc buôn bán của người Ả Rập, khiến hàng hóa phương Đông khan hiếm, giá cả tăng vọt. Thương nhân Ý cũng không thể làm ăn buôn bán với người Ả Rập được nữa. Những cuộc chiến tranh, cùng với việc cướp bóc và thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ của người Turks Otoman buộc thương nhân Ý phải bỏ các thương điếm của họ ở Địa Trung Hải. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy người Ý nói riêng và người châu Âu nói chung phải tìm kiếm đường mới sang Ấn Độ. Một con đường buôn bán khác là con đường xuyên qua đại lục châu Á đến Trung Quốc đã mất hết tác dụng do bị dân du mục của nước Apganixtan thay nhau chiếm giữ. Trong tình thế bế tắc đó, cuộc thám hiểm để tìm đường sang phương Đông đã trở nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 1.1.2. Cơn khát vàng đặc trưng của các quý tộc Về phương diện kinh tế, sự phát triển của các hoạt động kinh tế ở Tây Âu vào cuối thế kỉ XV, sự bành trướng của các thị trường và tầm quan trọng của việc mậu dịch đã khiến cho các kim loại quí có một vai trò quan trọng đặc biệt không có những kim loại quí để đúc tiền, để làm những vật trung gian trao đổi, mọi hoạt động thương mại sẽ hoàn toàn bị đình trệ. Trong số các kim loại quí, vàng đã trở thành đối tượng của mọi sự tìm kiếm. Chính vì vậy, một nguyên nhân đặc biệt quan trọng của những cuộc phát kiến địa lý là lòng tham “vàng” của quý tộc phong kiến và thị dân châu Âu. Thời bấy giờ ở châu Âu đang được truyền bá rộng rãi một quyển sách với nhan đề “Du kí của Marco polo”, miêu tả GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 8 SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây phương Đông là một nơi hết sức trù phú, hoa lệ. Ở Trung Quốc và Ấn Độ “khắp mặt đất đều là vàng, còn có các loại hương liệu thì ngoài đồng nội đâu đâu cũng có”. [7; 513]. Điều đó đã tạo ra một sức hấp dẫn to lớn đối với những phần tử thuộc tầng lớp trên tại xã hội Tây Âu. Họ quyết tâm ủng hộ một số người có tinh thần mạo hiểm muốn vượt biển đi xa, để qua đó sẽ cướp đoạt được nhiều vàng. Các lãnh chúa thuộc người tôn giáo hoặc người phàm tục, các kị sĩ, các giáo sĩ và các nhà hàng hải ai nấy cũng ôm ấp “một giấc mộng vàng”. Colomb từng viết trong những bức thư của mình như sau: “vàng là vật quí giá nhất trong tất cả các loại hàng hóa. Vàng là tài sản. Ai chiếm được vàng thì người đó sẽ có tất cả những gì ở trên đời này. Đồng thời, vàng cũng là phương tiện để cứu vớt linh hồn thoát khỏi hỏa ngục và giúp cho linh hồn trở về với thiên đường cực lạc” [7; 514]. Engels cũng nói: “Cái mà người Bồ Đào Nha đi tìm trên bờ biển châu Phi ở Ấn Độ và cả biển đông chính là vàng; vàng là một thứ thần chú thúc đẩy người Tây Ban Nha vượt qua Đại Tây Dương đến châu Mĩ; vàng là vật đầu tiên mà người da trắng muốn tìm khi bước chân lên bờ biển nơi họ vừa phát hiện được”. Cortez, người chinh phục Mêhicô đã thú nhận: “Chúng tôi, người Tây Ban Nha, chúng tôi đau bệnh tim mà vàng là thuốc chữa duy nhất” [1; 43]. Nhưng mục đích của mỗi giai tầng thì khác nhau. Vào thế kỉ XV – XVI, khi vương quyền mạnh lên, vua chúa và quý tộc phong kiến muốn có nhiều vàng bạc để ăn chơi tiêu phí, xa hoa trong triều đình, nuôi bộ máy quan lại cồng kềnh và lực lượng quân đội đông đúc. Muốn vậy chỉ còn cách giúp đỡ các nhà hàng hải tìm con đường thông thương mới sang phương Đông để tìm vàng. Thị dân châu Âu, trước hết là các thương nhân và chủ xưởng cũng rất cần vàng bạc để thực hiện quá trình “tích luỹ tư bản nguyên thuỷ” đang chín muồi. “Tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản là giai đoạn tích luỹ vốn đầu tiên chuẩn bị cho chủ nghĩa tư bản ra đời” [24; 254]. Những thủ đoạn chính mà tầng lớp tư sản đầu tiên dùng để tích luỹ vốn ban đầu là: cướp đoạt tư liệu sản xuất và ruộng đất của những người sản xuất nhỏ, buôn bán nô lệ, gây chiến tranh xâm lược và cướp bóc, đòi bồi thường chiến phí. v.v…Vì thế, thị dân không chỉ cần vàng bạc mà còn cần cả thị trường phương Đông để phát triển GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 9 SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây kinh tế công thương. Cuối thế kỉ XV “cơn sốt” vàng và gia vị ở Tây Âu cứ ngày một tăng. Trong khi đó, châu Âu rất hiếm vàng, thương nhân châu Âu buôn bán với phương Đông thường xuyên “nhập siêu”. Khiến cho vàng không ngừng chảy qua phương Đông. Và sự thiếu vàng đã hạn chế sự phát triển công nghiệp và thương mại của Tây Âu. Tình trạng lạc hậu của một số ngành công nghiệp châu Âu so với phương Đông được vốn vàng của nó bù đắp ngày càng ít hơn. Ngoài ra sự thương mại hóa liên tục nền kinh tế châu Âu đang ngày càng có nhu cầu lớn về vàng làm phương tiện lưu thông, vì khối lượng hàng hóa chu chuyển không thể thực hiện được với mức độ lưu thông tiền tệ như cũ. “Cơn khát vàng” đã lôi cuốn những kẻ mạo hiểm châu Âu tìm kiếm nơi nào có thật nhiều vàng. Phương Đông lúc ấy đã được tô vẽ thành một thế giới thần tiên trong cuốn truyện “Nghìn lẻ một đêm và cuốn Du kí của Marco polo”, là nơi có rất nhiều vàng. Hơn thế nữa, chính người châu Âu cũng đã từng chứng kiến cảnh huy hoàng của kinh thành Constantinople trong thời kì Thập tự Chinh. Do vậy, ý định trước tiên của những người tham gia tìm đất mới là kiếm vàng và hàng hóa quí hiếm của phương Đông. 1.1.3. Sự phát triển của chủ nghĩa chuyên chế ở Tây Âu Cũng cần thừa nhận rằng, sự phát triển của chủ nghĩa chuyên chế ở Tây Âu vào cuối thế kỉ XV cũng là những tiền đề căn bản của các cuộc phát kiến địa lý vĩ đại. Sự tài trợ của các vua chúa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha về những điều kiện cơ sở vật chất cho các cuộc thám hiểm như: các thuyền cùng các trang thiết bị đi biển, vũ khí và lương thực mang theo trong một cuộc hành trình dài là hết sức tốn kém. Vì vậy, việc cung cấp nguồn tài chính đó vượt quá khả năng của các quý tộc phong kiến bình thường và tầng lớp thị dân, nên phải được nhà vua tài trợ. Hơn nữa, việc thám hiểm được coi là những khoản thu nhập quan trọng nhất và được xem là một trong những nhiệm vụ trong chính sách củng cố sự vững mạnh của nhà nước chuyên chế. Do vậy, trang bị cho những cuộc thám hiểm này chủ yếu là do nhà nước. Đoàn thám hiểm mang danh vua mới có tính pháp lí khi vượt đại dương đi xa và quyền sở hữu vùng đất mới mà họ phát hiện ra thuộc về chủ quyền nước họ để dành lấy quyền thương mại với các quốc gia GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 10 SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây khác. Cho nên, những vùng đất mới phát hiện đều trở thành sở hữu của vua Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha. Những tàu cá nhân của Juan de la Cosa và Martin Alonso Pinzon những chiếc tàu mà triều đình buộc quí tộc phải đóng để góp vào chuyến đi vì quyền lợi chung của các cuộc phát kiến địa lý. Điều này đã cho thấy vai trò quan trọng và quyền lực của chế độ trung ương tập quyền đối với những cuộc phát kiến địa lý. 1.1.4. Những mâu thuẫn của chế độ phong kiến châu Âu thế kỉ XV Những mâu thuẫn của chế độ phong kiến, với sự khủng hoảng sâu sắc của nó vào cuối thế kỉ XV hầu như diễn ra ở khắp nơi cũng là tiền đề thật sự cho các cuộc phát kiến địa lý. Chế độ phong kiến châu Âu lâm vào tình trạng bế tắc, nên họ cần bành trướng lãnh thổ rộng rãi, để bằng cách đó, tìm sự giải quyết dù chỉ là tạm thời cho những mâu thuẫn bên trong của chế độ phong kiến. Sự khủng hoảng của nó biểu hiện ở tình trạng không ngừng chia nhỏ của các lãnh địa quý tộc phong kiến, ở sự thoái hóa và suy sụp về mặt kinh tế của nó. Ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, quá trình này đã tiến rất xa, đã làm cho quyền lực của bọn quý tộc yếu đi. Trong đó những quý tộc nhỏ (kị sĩ) họ sống nhờ vào những cuộc xung đột phong kiến. Nhưng nay xung đột phong kiến giảm hẳn, kinh tế giảm sút nghiêm trọng nên họ muốn đi bất cứ đâu để sống. Họ sẵn sàng trở thành thuỷ thủ đoàn, đây là lực lượng đáng kể để giúp đoàn. Họ hi vọng có thể đến những vùng đất mới để cướp bóc và sinh sống. 1.1.5. Những tiến bộ của khoa học và kĩ thuật thế kỉ XV Từ thế kỉ XIV – XV, những điều kiện mới để các nhà hàng hải châu Âu thực hiện những cuộc thám hiểm đường biển đã xuất hiện. Trước hết, là việc sử dụng la bàn có ý nghĩa quan trọng vì nếu không có la bàn thì những đoàn tàu nhỏ và các con tàu riêng biệt trong đại dương mênh mông sẽ ở trong tình trạng bế tắc. Nhờ có la bàn một phát minh của người Trung Quốc thông qua người Ả Rập truyền sang châu Âu – đã giúp cho người đi biển xác định được phương hướng, khiến họ không sợ lạc hướng làm cho họ gan dạ hơn khi ra khơi xa. Marx từng đánh giá về sự ra đời của la bàn như sau: “la bàn đã mở cửa cho thị trường thế GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 11 SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây giới và các vùng đất thực dân” [13; 227]. Cùng với những tiến bộ về quân sự như phát minh ra vũ khí lửa (súng đại bác, súng tay…) cũng giúp cho những người mạo hiểm dễ dàng thực hiện ý đồ “kiếm vàng và hàng hóa”. Thêm nữa những thành tựu khoa học kĩ thuật hàng hải với kĩ thuật đóng tàu được cải tiến. Người Tây Âu đã có thể đóng được những con tàu lớn để vượt đại dương như tàu Caravella là loại tàu “có thành cao, đáy nhọn, dùng 3 cột và 5 buồm lợi dụng được cả gió thấp và gió cao thích hợp với sóng gió đại dương hơn” [34; 141]. Tàu Caravella đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc vượt đại dương mênh mông đầy mạo hiểm khi các nhà hàng hải thực hiện quá trình tìm kiếm những vùng đất mới mà người Tây Âu chưa từng biết. Cuối cùng, nhờ sự phổ biến các quan niệm đúng đắn hơn về hình dạng trái đất. Từ thế kỉ XIV, các thuỷ thủ Ý đã lập được bản đồ biển, nhưng chỉ là khu vực Địa Trung Hải mà họ quen thuộc. Nhà thiên văn học người Ý Paolo dal Pozzo Toscanelli dựa theo học thuyết của nhà thiên văn – địa lý học Hi Lạp cổ đại Ptoleme về trái đất “hình cầu”, đã đối lập với kinh Cựu ước cho rằng trái đất “hình đĩa”. Ông dự đoán là đi về phía tây cũng có thể đến được châu Á Toscanelli đã lập một bản đồ thế giới, trong đó Ấn Độ ở bên kia Đại Tây Dương, còn bờ bên này là châu Âu. Dĩ nhiên, ông chưa thể biết được giữa châu Âu và châu Á còn có một lục địa là châu Mĩ và hai đại dương rộng lớn. Cuộc vượt Đại Tây Dương của Christopher Colomb là chịu ảnh hưởng của học thuyết Toscanelli. Christopher Colomb viết thư cho Toscanelli hỏi ý kiến về cách vượt biển có đoạn như sau: “…Ngài là một học giả tôi rất kính trọng. Kiến giải của ngài là qua Đại Tây Dương có thể đến Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản ở châu Á, làm mọi người tràn trề hi vọng. Luận điểm vĩ đại này của Ngài có thể thực hiện được. Đúng như ngài nói, Trái Đất hình cầu. Tôi hết sức khâm phục ngài, kính trọng ngài. Ngài là thần tượng để mọi nguời chiêm ngưỡng. Tôi nguyện sẽ đi thăm dò con đường biển mới mà từ trước đến nay chưa có ai từng đi.! Tôi có nhiều vấn đề muốn xin ý kiến Ngài: Tuyến đường biển đến Ấn Độ ở châu Á, tức là đường từ Đại Tây Dương đi về phía Tây, là dài bao nhiêu?. Đi tới đó thì điều khiển tàu GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 12 SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây đi theo hướng nào?. Rất mong ngài bớt chút thì giờ chỉ giáo cho giùm.” [33; 95, 96]. Lí luận của Toscanelli trong thời gian dài nhiều người không hiểu, có người hoài nghi, có người phản đối. Giờ đây ông có một người tri kỉ không quen biết. Có người bạn không quen mà đồng chí hướng, khiến ông rất vui mừng. Ông suy nghĩ nghiêm túc các vấn đề Colomb đề ra và viết thư trả lời tỉ mĩ các vấn đề đó: “…Tôi đã coi anh như bạn bè, như người tri kỉ. Cách nghĩ của anh làm xúc động lòng người. Tôi có thể nói rõ với anh là con đường biển qua Đại Tây Dương đến Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản – tức là toàn bộ châu Á, ngoài con đường ven theo châu Phi đi xuống phía Nam rồi sẽ sang Đông mà người Bồ Đào Nha phát hiện ra, khẳng định còn một con đường nữa ngắn hơn. Sự tồn tại của con đường này có thể giải thích là do Trái Đất hình cầu. Nhưng để công việc càng thuận lợi, tôi đã vẽ một hành trình đường biển, trên hải đồ, cho anh. Trên hải đồ có vẽ nơi anh cần đến, cự li cần giữ để anh cách xích đạo và Bắc cực bao xa, có thời gian cần thiết tới những nơi sản xuất đá qúi và hương liệu nhiều nhất…Thực ra từ Lisbonne của Bồ Đào Nha đến hòn đảo Nhật Bản chói lọi là không xa lắm…” [33; 96, 97]. Thực tế đã chứng minh Colomb đi theo con đường phía Tây qua Đại Tây Dương tới các nước phương Đông - Ấn Độ và Trung Quốc, ông đã được chính học thuyết trái đất hình cầu hướng dẫn. Ngoài ra, việc vẽ cảng đồ đã giúp các nhà thám hiểm xác định được cảng ở đâu để tiếp lương thực và nước uống trong các chuyến hải trình của mình. Vấn đề con người tuy không phải là tiền đề nhưng chúng ta không thể không nhắc đến. Bởi vì, họ là những người anh hùng. Họ ưa phiêu lưu mạo hiểm và giàu lòng dũng cảm, có nghị lực phi thường và đặc biệt là họ dám tin vào khoa học để thực hiện những chuyến đi vượt đại dương mênh mông với muôn vàn sự hiểm nguy. Tìm đến với những vùng đất mà họ chưa hề biết tới. Các nhà hàng hải thời đó đã tiến hành công việc mà giá trị của nó cho đến ngày nay vẫn không bao giờ phai mờ. Nó như là một phát pháo thức tỉnh sự nhận thức của người châu Âu về thế giới. GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 13 SVTH: Lê Duy Khanh Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và những tác động của nó đến sự giao lưu văn hóa Đông – Tây 1.2. Tiến trình phát kiến địa lý Bản thân “Lịch sử các cuộc phát kiến lớn về địa lý theo những kết quả của nó là một chuỗi các cuộc thám hiểm đặc sắc và táo bạo”. Ở đây, sáng kiến tổ chức các đoàn thám hiểm và việc tham gia tích cực vào đó là người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, thành quả của các cuộc phát kiến địa lý đã tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. 1.3. Những chuyến đi đầu tiên Mở đầu việc tìm những đường biển tới Ấn Độ sớm nhất châu Âu là người Ý những người bị sự độc quyền thương mại gián tiếp với phương Đông của người Ả Rập chèn ép. Ngay từ năm 1291 hai anh em nhà Vivanđô họ đã vượt Đại Tây Dương dọc bờ biển châu Phi, để tìm đường biển tới Ấn Độ nhưng không thấy họ trở về. Về sau đoàn thám hiểm hỗn hợp gồm người Bồ Đào Nha và người Ý đã tìm ra các đảo Canari trên Đại Tây Dương và đến giữa thế kỉ XIV thì người Ý lại tìm ra các đảo khác. Nhưng những sự thám hiểm này chỉ mang tính nhất thời. Những hòn đảo mà họ tìm ra đến thế kỉ XV lại bị người Bồ Đào Nha chiếm mất. Người Ý nắm trong tay con đường thương mại Địa Trung Hải với phương Đông và nắm độc quyền buôn bán đồ gia vị ở châu Âu nếu như sẽ tìm ra con đường mới vòng quanh châu Phi tới Ấn Độ. Người Ý chưa đến được Ấn Độ. Về mặt này, quyền ưu tiên dành cho những nhà lữ hành Nga. Năm 1466 Aphanaxi Nikitin đã đi được đến Ấn Độ và sống ở đó ba năm và ông đã mô tả cuộc du lịch của mình trong tác phẩm lí thú “cuộc hành trình qua ba biển” tác phẩm chứa đựng những cứ liệu quan trọng về lịch sử Ấn Độ thời đó. Như vậy là thương nhân Nga Aphanaxi Nikitin đã đến Ấn Độ trước cuộc thám hiểm nổi tiếng của Vasco da Gama một phần tư thế kỉ. Nhưng tụ chung lại những chuyến đi này chỉ mang tính chất cá nhân nó không mang lại thành công lớn. Họ đi chỉ mong thoả mãn nhu cầu buôn bán mà thôi. Đi tiên phong trong các công cuộc tìm đất mới là hai quốc gia Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hai nước này nằm ở ven bờ Đại Tây Dương nên thuận tiện cho những cuộc vượt biển từ Đại Tây Dương xuống phía Nam hay sang phía Tây. Mặt khác, các nhà hàng hải và thuỷ thủ ở đây đã quen vượt sóng gió đại dương, GVHD: ThS. GVC Đặng Thị Tầm 14 SVTH: Lê Duy Khanh