Phân tích khổ 2 bài Nói với con của Y Phương để làm nooir bất phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ

- Y Phương nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ trong sáng, cách duy giàu hình ảnh của người miền núi.

- “Nói với con” một trong những bài thơ tiêu biểu của ông viết về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương dân tộc.

- Qua khổ thơ cuối, tác gia muốn gửi đến người đọc những vẻ đẹp của người đồng mình:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Còn quê hương thì làm phong tục

Phân tích khổ 2 bài Nói với con của Y Phương để làm nooir bất phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình

Dàn ý phân tích khổ cuối Nói với con

2. Thân bài

Trong cái ngọt ngào của kỉ niệm về gia đình quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình.

a. Giàu ý chí và nghị lực:

Người đồng mình thương lắm con ơi!

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chi lớn.

- “Thương lắm con ơi”– đó những những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương -> Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí người đồng mình đã trải qua.

- Bằng cách duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.

- Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.

=> thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ ý chí nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.

b. Thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn

Sống trên đá không chê đá gập gềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

- Phép liệt với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”, “thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.

- Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ.

-> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.

- Điệp ngữ “sống”, “không chê” điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: người đồng mình thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng luôn thủy chung gắn cùng quê hương.

- Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn ý chí của người đồng mình. Gian khó thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.

c. Có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc

- Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:

Người đồng mình thô da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

- Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.

- Cụm từ “thô da thịt” cách nói bằng hình ảnh cụ thể của con dân tộc Tày, ngợi ca những con người mộc mạc, giản dị, chất phác, thật thà, chịu thương, chịu khó.

- Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lc, cốt cách niềm tin.

-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ thể “thô da thịt” nhưng không hề nhỏ về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương:

Người đồng mình tự đục đá cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục.

- Hình ảnh Ngưi đồng mình tự đục đá cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chỉ truyền thống làm nhà đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc: Người đồng mình bằng chính bàn tay khối óc, bằng sức lao động đã xây dựng làm đẹp giàu cho quê hương, xây dựng để nâng tầm quê hương.

- Còn quê hương đim tựa tinh thần với phong tục tập quán nâng đỡ những con người chí khí niềm tin.

-> Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ nguồn cội, bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của người đồng mình.

=> Người cha muốn con hiểu cảm thông với cuộc sống khó khăn của quê hương, tự hào về truyền thống quê hương, tự hào về dân tộc để vững bước trên con đường đời, để tự tin trong cuộc sống.

3. Kết bài

- Thể thơ tự do, giọng điệu thiết tha, trìu mến. Sử dụng cách nói giàu hình ảnh của người miền núi. Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ...Đoạn thơ chứa chan ý nghĩa, mộc mạc, đằm thắm sâu sắc. tựa như một khúc ca nhẹ nhàng âm vang.

- Mượn lời tâm sự với con nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người đồng mình nói riêng và con người Việt Nam nói chung trong lao động xây dựng quê hương.

- Lời thơ tâm tình của người cha sẽ hành trang đi theo con suốt cuộc đời lẽ mãi mãi bài học bổ ích cho các bạn trẻ - bài học về nim tin, nghị lực, ý chí vươn lên.