Phòng, chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội

Ngày 10/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực và trách nhiệm của Bộ Công an.

Thay mặt Chính phủ, báo cáo thêm về một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, sau khi Quốc hội ban hành các nghị quyết liên quan đến công tác phòng chống tội phạm, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, pháp lý để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.

Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ đã có các quyết định nhằm phê duyệt Chương trình Phòng chống mua bán người giai đoạn hai 2021- 2025; phê duyệt Chương trình về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới; chương trình phòng chống ma túy giai đoạn 2021- 2025. Cùng với đó là các chỉ thị về việc tăng cường phòng chống phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen, tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các văn bản của Đảng, Quốc hội đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng. xây dựng xã hội, trật tự kỷ cương. Tuy nhiên tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn còn diễn biến phức tạp. Công tác phòng ngừa tội phạm một ở một số địa phương còn để xảy ra một số vụ phạm tội có tính chất nghiêm trọng.

Phòng, chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội nhằm phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm. Trong đó, tiếp tục xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân.

Về một số vấn đề cụ thể đối với việc xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là tình trạng đánh bạc, lừa đảo, đưa tin không chính xác, phát tán các video phản cảm, độc hại, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ Công an và các cơ quan liên quan tập trung thực hiện quyết liệt các nhóm giải pháp như là triển khai thực hiện có hiệu quả Luật An ninh mạng tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm, sử dụng công nghệ cao; chỉ đạo Bộ Công an sớm hoàn thành việc soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh đối với tội phạm tiền bạc.

Tăng cường tuyên truyền để các cơ quan, tổ chức và người dân nâng cao nhận thức, từ đó nâng cao cảnh giác và chủ động phòng ngừa hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, tổ chức đánh bạc trên mạng. Tiếp tục chỉ đạo Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin Truyền thông và các nhà cung cấp dịch vụ mạng triển khai các giải pháp kỹ thuật theo quy định để ngăn chặn, loại bỏ các thông tin xấu cũng như ngăn chặn các hành vi đánh bạc tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cao tiềm lực để phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và tăng cường chia sẻ thông tin, phối hợp điều tra, tranh thủ kinh nghiệm, nguồn lực và trang bị phương tiện hiện tại của các nước tiên tiến nhằm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Phòng, chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn ĐB Quốc hội TP Hà Nội) phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn

Về việc phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, tín dụng đen, cho vay nặng lãi, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nêu rõ, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai có hiệu quả các văn bản pháp lý của Đảng, Quốc hội và các văn bản pháp lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm.

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn và hậu quả của tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, tín dụng đen, cho vay nặng lãi trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức đa dạng, dễ tiếp cận để người dân biết, phòng ngừa và tham gia tố giác tội phạm. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho vay kinh doanh tài chính. Tiếp tục triển khai các cao điểm tấn công trấn áp mạnh các loại tội phạm, trong đó có tội phạm về ma túy, tín dụng đen, cho vay nặng lãi, góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. Có giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng các đối tượng sử dụng tài khoản ngân hàng, số thuê bao điện thoại không chính chủ, tạo lập website để thực hiện các hành vi phạm tội.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng nhấn mạnh đến các giải pháp về, triển khai ứng dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành trong công tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý số thuê bao tài khoản ngân hàng, các tài khoản mạng xã hội tại Việt Nam. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, góp phần hạn chế việc người dân phải tìm đến tín dụng đen. Rà soát, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng, nhất là công an, hải quan, Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy ở khu vực biên giới, cửa khẩu trên biển. Tăng cường hợp tác quốc tế, đấu tranh để đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy với các nước, nhất là các nước láng giềng kiên quyết không để Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế.

Cổng thông tin Công an Hà Nội cho hay, trước tình hình đó, Công an Hà Nội đã triển khai một số nội dung phòng ngừa, phân công cụ thể đến từng đơn vị chức năng.

Theo đó, các đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để quần chúng nhân dân biết về phương thức, thủ đoạn thu thập thông tin của đối tượng; Tăng cường hướng dẫn kiểm tra công tác quản lý nhân hộ khẩu; xác minh làm rõ những trường hợp có biểu hiện vi phạm pháp luật trong mua bán, sử dụng trái pháp luật thông tin cá nhân. 

Đối với công an quận, huyện, thị xã: Tập trung làm tốt công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động bảo vệ giữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản cá nhân, không chia sẻ hình ảnh căn cước công dân/chứng minh nhân dân trên mạng xã hội để phòng ngừa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

Phát động phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc, kịp thời phát hiện, tố giác tội phạm  với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương.

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) (đã chấm dứt hoạt động) là một đơn vị cũ trực thuộc Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng cục trưởng chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong cả nước, tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao; trực tiếp tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các hành vi vi phạm và tội phạm sử dụng công nghệ cao theo quy định của Pháp luật và của Bộ trưởng.[1][2][3][4][5][6]

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Hoạt động4 tháng 2 năm 2010-10 tháng 8 năm 2018 (8năm, 187ngày)
Quốc gia
Phòng, chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội
Việt Nam
Phục vụ
Phòng, chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội
Công an nhân dân Việt Nam
Phân loạiCục chuyên ngành
Chức năngChỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong cả nước, tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao
BộphậncủaTổng cục Cảnh sát
Bộ chỉ huySố 47 Phạm Văn Đồng,Thành Phố Hà Nội.
Tên khácC50

Mục lục

  • 1 Hoàn cảnh ra đời
  • 2 Hoạt động
  • 3 Tổ chức
  • 4 Khen thưởng
  • 5 Cục trưởng qua các thời kỳ
  • 6 Chú thích

Hoàn cảnh ra đờiSửa đổi

Quá trình phát triển của tội phạm công nghệ cao đã hình thành từ những ngày đầu kết nối Internet ở Việt Nam vào năm 1997.[7] Theo báo cáo đe dọa an ninh mạng năm 2017 của Symantec, Việt Nam đứng thứ 10 trong số 10 quốc gia hàng đầu khởi phát tấn công mạng.[8] Thời điểm bùng nổ Internet ở Việt Nam cũng là thời điểm mở rộng hoat động của nhiều hình thức tội phạm cộng nghệ cao như cờ bạc, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, phát tán mã độc,... đặc biệt, tội phạm mạng cũng đã trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc gia.[9] Ngày 4 tháng 2 năm 2010, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, hay Cục C50 được thành lập.[cần dẫn nguồn]

Hoạt độngSửa đổi

Lực lượng C50 đã triệt phá thành công nhiều đường dây cờ bạc bằng hình thức cá độ bóng đá qua mạng.[5][9] Chỉ trong vòng một tuần đầu tiên khi Giải bóng đá vô địch châu Âu Euro 2016 diễn ra, C50 đã triệt phá thành công 4 chuyên án, bóc gỡ nhiều đường dây đánh bạc quy mô lớn qua mạng ở nhiều địa phương trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Điện Biên,...[9]

Tháng 8 năm 2018, Bộ Công an Việt Nam bỏ cấp Tổng cục. Cục An ninh mạng thuộc Tổng cục An ninh và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Tổng cục cảnh sát sáp nhập thành Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trực thuộc Bộ Công an Việt Nam. Thiếu tướng Nguyễn Minh Chính được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục này.[10]

Tổ chứcSửa đổi

Chưa có thông tin.

Khen thưởngSửa đổi

Cục trưởng qua các thời kỳSửa đổi

  • 2.2010- cuối năm 2017, Nguyễn Thanh Hóa, Thiếu tướng (2013)[1]
  • Nguyễn Minh Chính
  • Bùi Thái Anh

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b “Tìm giải pháp mới cho phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao”.
  2. ^ “Bộ Công an đề xuất mô hình cơ quan điều tra tinh gọn”.
  3. ^ “Một số vấn đề mới trong đấu tran phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được quy định tại Thông tư Liên tịch số 10/2012 (Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông)”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2015.
  4. ^ “Gắn đào tạo lý luận với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao”.[liên kết hỏng]
  5. ^ a b “Chân dung 'ông trùm' đường dây cờ bạc 1.000 tỷ vừa bị đánh sập”.
  6. ^ “Chủ tịch nước gửi thư khen Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao”.
  7. ^ “Phanh phui bí mật thế giới ngầm hacker Việt Nam”.
  8. ^ “Việt Nam vào danh sách tấn công mạng nhiều nhất thế giới”.
  9. ^ a b c “C50: Nỗi khiếp đảm của những "quái nhân" online”.
  10. ^ Thái Sơn, Báo Thanh niên (14 tháng 8 năm 2018). “Bổ nhiệm Cục trưởng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng CNC”. VOV. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2018.