Phụ lục 1a mẫu Công văn de nghị của doanh nghiệp

Công văn là loại văn bản được sử dụng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Vai trò chủ yếu của Công văn là để thực hiện hoạt động thông tin và giao dịch trong phạm vi thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho quý bạn đọc về mẫu công văn đề nghị ký phụ lục hợp đồng.

Nội dung bài viết:

  1. 1. Công văn đề nghị là gì?
    1. 1.1. Công văn là gì?
    2. 1.2. Công văn đề nghị, yêu cầu là gì?
  2. 2. Công văn đề nghị ký phụ lục hợp đồng
  3. 3. Mẫu công văn đề nghị ký phụ lục hợp đồng

1. Công văn đề nghị là gì?

1.1. Công văn là gì?

Công văn là loại văn bản hành chính được dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Các cơ quan Nhà nước sử dụng Công văn làm phương tiện giao tiếp chính với cấp trên, cấp dưới và công dân. Ngoài ra, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp cũng phải soạn thảo và sử dụng Công văn trong hoạt động hàng ngày để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.

1.2. Công văn đề nghị, yêu cầu là gì?

Công văn đề nghị là văn bản thể hiện yêu cầu và thiện chí hợp tác của cá nhân, hay một cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền của một cá nhân, cơ quan, tổ chức hợp tác làm một hoặc một số công việc nhất định theo yêu cầu và phù hợp với nhu cầu công việc cần hoàn thành của tổ chức đưa ra đề nghị. 

Công văn đề nghị là gì, hướng dẫn chi tiết: xem tại đây.

2. Công văn đề nghị ký phụ lục hợp đồng

Là văn bản thể hiện yêu cầu và thiện chí hợp tác của cá nhân, hay một cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền của một cá nhân, cơ quan, tổ chức hợp tác ký phụ lục hợp đồng.

Phụ lục 1a mẫu Công văn de nghị của doanh nghiệp

3. Mẫu công văn đề nghị ký phụ lục hợp đồng

  1. Mẫu công văn đề nghị ký phụ lục hợp đồng
CÔNG TY …Số …/…Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ KÝ PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

Căn cứ Hợp đồng dịch vụ số: ………….. đã ký ngày …./…./…., hai bên thỏa thuận và bổ sung các nội dung ghi trong bảng kê của Phụ lục này vào Hợp đồng. Bên A cam kết thực hiện các công việc được ghi theo các bảng kê dưới đây theo yêu cầu bên B, cụ thể:

Thay đổi giá của hàng hóa:

STTTên hàng hóaGiá cũGiá mới1   2   3   4   

Bên B  . . . sẽ chịu trách nhiệm thực hiện trực tiếp Hợp Đồng này theo đúng các điều khoản quy định trong Hợp Đồng đã ký kết với Bên A.

Bên Bên A cam kết thanh toán đầy đủ chi phí như Hợp đồng số: …………..  ký ngày ……/…./…… cho đến ngày chấm dứt Hợp đồng đối với các dịch vụ có yêu cầu chấm dứt.

     …, ngày … tháng … năm …

Đại diện Bên A                                                         Đại diện Bên B

                      (Ký và ghi rõ họ tên)                                                   (Ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là bài viết của chúng tôi về mẫu công văn đề nghị ký phụ lục hợp đồng. Chúng tôi hy vọng có thể giúp cho quý bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thông tin về công văn đề nghị ký phụ lục hợp đồng. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:

Tại Hà Nội thống nhất áp dụng nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp online quan cổng thông tin điện tử quốc gia. Chủ doanh nghiệp chỉ phải đến Phòng ĐKKD để nộp hồ sơ giấy khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã được chấp thuận hợp lệ. Sau khi nộp hồ sơ giấy chủ doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Cách lựa chọn đăng ký doanh nghiệp theo hình thức công ty TNHH
  1. Công ty TNHH là loại doanh nghiệp có tính ổn định cao vì giúp hạn chế quyền tự do chuyển nhượng vốn của các thành viên công ty.
  2. Thông tin chủ sở hữu, thành viên công ty được ghi nhận trên GCN đăng ký doanh nghiệp nên tiện cho thủ tục vay vốn có đăng ký thế chấp bằng tài sản của một thành viên công ty.
  3. Khi chuyển nhượng vốn góp ngang giá sẽ không bị đóng thuế TNCN.
  4. Hạn chế vì số lượng thành viên không quá 50 và không phát hành được cổ phiếu.
  • Cách lựa chọn đăng ký  doanh nghiệp theo hình thức công ty cổ phần
  1. Công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp, cơ cấu cổ phần linh hoạt giúp các cổ đông có thể linh động quản lý công ty hiệu quả.
  2. Công ty cổ phần nổi bật ở phương thức huy động vốn dễ dàng, sau 03 năm cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần nên đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông nhỏ.
  3. Hạn chế là thông tin cổ đông sáng lập không ghi nhận trên GCN đăng ký doanh nghiệp và khi chuyển nhượng cổ phần sẽ mất 0,1% thuế TNCN nếu chuyển nhượng ngang giá, và 20% nếu chuyển nhượng cổ phần có lãi.

Tài liệu nộp kèm giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp cần chuẩn bị

  • Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  2. Điều lệ công ty TNHH
  3. Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên
  4. Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên công ty, chủ sở hữu công ty
  5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy phép kinh doanh của tổ chức góp vốn
  • Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  2. Điều lệ công ty cổ phần
  3. Danh sách cổ đông sáng lập công ty
  4. Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ đông công ty
  5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy phép kinh doanh của tổ chức là cổ đông sáng lập
  • Hồ sơ thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài

Bao gồm các tài liệu tại mục 1 hoặc 2 và bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.

Công ty Luật Trí Nam nhận dịch vụ thành lập công ty trọn gói đảm bảo nhanh, uy tín. Quý khách hàng cần tư vấn thành lập công ty liên hệ với chúng tôi ngay theo thông tin