Phụ nữ có bao nhiêu buồng trứng?

Hiểu rõ về cơ thể mình là điều hết sức cần thiết ở cả nam giới và phụ nữ. Việc tìm hiểu này sẽ giúp chị em hiểu được cơ chế hoạt động và những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bản thân mình.

Phụ nữ có bao nhiêu buồng trứng?

  Dưới đây là 4 bí mật chị em nên biết về cơ thể mình.  

1. Trứng và chu kỳ kinh nguyệt  

Một phụ nữ có khoảng 400.000 trứng trong hai buồng trứng và thông thường chỉ có 1 quả trứng được "phóng thích" khỏi buồng trứng và "gặp gỡ" với tinh trùng, tham gia vào quá trình thụ tinh. Vào tuổi dậy thì, người phụ nữ bắt đầu có hiện tượng rụng trứng và mỗi tháng rụng một lần.   Khi rụng, trứng chỉ sống được 12-48 giờ, nếu không được thụ tinh nó sẽ tự hư hoại. Khoảng 2 tuần sau đó, những lớp màng dày của tử cung bắt đầu rơi rụng xuống và xuất hiện chu kì kinh nguyệt.   Sự rụng trứng thường xảy ra vào khoảng thời gian giữa hai chu kì kinh nguyệt, tức là vào khoảng 14-15 ngày sau khi bắt đầu có kinh. Khi trứng đã rụng, các noãn (trứng) đi vào ống dẫn trứng và "chờ" để được thụ tinh. Vì vậy, nếu bạn có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp phòng tránh thai trong thời gian này có thể dẫn tới việc trứng được thụ tinh nhanh chóng.

2. Thời điểm dễ “dính bầu” nhất  

Thực tế thì tại bất kì thời điểm nào, người phụ nữ cũng có thể dính bầu vì cơ chế rụng trứng không phải lúc nào cũng vào giữa kì kinh nguyệt và cũng không phải ai cũng như ai. Hơn nữa, tinh trùng của người đàn ông lại có sức sống dai dẳng đến vài ngày nên khó lường trước thời điểm tinh trùng sẽ thụ tinh với trứng.   Tuy nhiên, thời điểm rụng trứng vẫn là khoảng thời gian có xác suất thụ tinh thành công cao nhất. Khoảng thời gian này được xác định từ 5 ngày trước khi rụng trứng đến sau khi rụng trứng một ngày.  

3. Sự thụ tinh  

Sự thụ tinh xảy ra sau khi trứng gặp được tinh trùng của nam giới. Sau khi tinh trùng được phóng vào trong âm đạo, chúng bơi qua cổ tử cung và vào trong ống dẫn trứng để gặp trứng. Sự thụ tinh và thụ thai thường diễn ra cùng một lúc. Sau khi thụ tinh, tinh trùng và trứng kết hợp thành một hạt nhân duy nhất (gọi là hợp tử) và di chuyển vào trong tử cung.   Trong một số trường hợp, hợp tử bị tắc lại ở ống dẫn trứng và vẫn phát triển thì được gọi là chửa ngoài tử cung. Trường hợp này rất nguy hiểm và bắt buộc người mẹ phải phẫu thuật để bỏ thai.   Cũng có trường hợp, có nhiều hơn 1 quả trứng rụng và thụ tinh với tinh trùng hoặc một trứng thụ tinh với nhiều tinh trùng, phát triển thành thai đôi hoặc đa thai.  

4. Sự mang thai

Việc hình thành một thai kỳ mất khoảng một ngày và nó chỉ hoàn thành cho đến khi một trứng đã thụ tinh thành công với tinh trùng, sau đó bám được vào màng tử cung của người phụ nữ.   Quá trình mang thai thông thường kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày (40 tuần kể từ ngày bắt đầu chu kì kinh cuối). Trong quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của người mẹ (cả về dinh dưỡng lẫn sức khỏe tinh thần, đặc biệt là những kiêng khem cần thiết...).  

Buồng trứng là cơ quan sinh sản chính của nữ giới, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ cấu tạo, vị trí cũng như chức năng của cơ quan này.

buồng trứng là gì

Bài viết dưới đây được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về buồng trứng giúp chị em hiểu rõ hơn các cơ quan trong cơ thể mình.

Buồng trứng là các tuyến nhỏ có hình bầu dục nằm ở hai bên tử cung của phụ nữ, là nơi sản xuất và lưu trữ trứng (còn gọi là noãn). Đây cũng là cơ quan cũng tạo ra các hormone là Estrogen và Progesterone giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và quá trình mang thai. (1)

Ngoài ra, hai loại hormone này cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển các đặc điểm giới tính ở nữ giới khi dậy thì như thay đổi sắc vóc, phát triển nang lông trên cơ thể…

vị trí hai buồng trứngHai buồng trứng trong cơ thể người phụ nữ

Bác sĩ Mai Ngân cho biết, cơ thể phụ nữ có hai buồng trứng gồm một bên phải và một bên trái. Thông thường chúng có màu hồng nhạt và bề mặt nhẵn nhụi khi chưa dậy thì. Bước sang tuổi dậy thì, bề mặt buồng trứng sẽ sần sùi bởi việc rụng trứng hàng tháng khiến vỏ buồng trứng bị rách và để lại sẹo. Khi đến tuổi mãn kinh, không còn hiện tượng rụng trứng nên bề mặt sẽ nhẵn nhụi trở lại.

Buồng trứng ở vị trí nào?

Bác sĩ Mai Ngân cho biết, buồng trứng nằm ở hai bên tử cung, trên thành chậu hông bé, phía sau vòi tử cung và dưới eo chậu trên khoảng 10mm. Buồng trứng được giữ cố định bởi một số cơ và dây chằng trong khung xương chậu, kết nối với tử cung thông qua các ống dẫn trứng. (2)

Bác sĩ Mai Ngân cũng cho biết vị trí của buồng trứng sẽ khác nhau ở mỗi người tùy vào số lần sinh nở. Đối với phụ nữ chưa từng trải qua sinh nở, buồng trứng sẽ ở tư thế đứng, trục dọc nằm thẳng đứng.

hệ thống cơ quan sinh dục nữVị trí của buồng trứng trong cơ thể

Cấu tạo của buồng trứng

Buồng trứng được cấu tạo gồm 3 phần chính: (3)

  • Bề mặt: được hình thành bởi lớp biểu mô có hình khối đơn giản được gọi là biểu mô mầm, dưới lớp biểu mô này là một nang mô có liên kết dày đặc.
  • Vỏ: gồm một mô liên kết với nhiều nang noãn, mỗi nang chứa một tế bào trứng và được bao quanh bởi một lớp tế bào nang.
  • Tủy: được hình thành bởi một lớp mô có liên kết khá lỏng lẻo và mạng lưới mạch máu thần kinh.

Khi bé gái chào đời, trong lớp vỏ đã có những nang trứng nguyên thủy, mỗi nang trứng có một tế bào trung tâm gọi là noãn. Đến tuổi dậy thì, các nang trứng nguyên thủy này sẽ phát triển thành các nang trứng trưởng thành, chín và rụng, tạo nên hiện tượng rụng trứng ở nữ giới.

Chức năng của buồng trứng

Buồng trứng giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và sự thụ thai ở nữ giới. Cụ thể là: (4)

Sản xuất hormone Estrogen và Progesterone

Buồng trứng là nơi sản xuất hai loại hormone sinh dục rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản ở nữ giới là Estrogen và Progesterone. Trong đó:

  • Estrogen: là hợp chất steroid được tổng hợp tại buồng trứng từ cholesterol và acetyl coenzyme A, được sản xuất nhiều nhất vào nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt trước thời điểm rụng trứng.

Hormone Estrogen giúp hình thành và duy trì các đặc tính sinh dục nữ khi bước sang tuổi dậy thì như phát triển cơ quan sinh dục, thay đổi sắc vóc, giọng nói trong trẻo, dáng đi uyển chuyển…

Ngoài ra, Estrogen còn tác động đến tử cung, cổ tử cung và vòi trứng nhằm giúp trứng đã thụ tinh dễ dàng di chuyển vào buồng tử cung. Estrogen cũng tác động lên tuyến vú, âm đạo và hệ thống xương. Đó là lý do vì sao nếu cơ thể thiếu Estrogen, phụ nữ dễ gặp tình trạng loãng xương.

  • Progesterone: là hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl coenzyme A, được sản xuất nhiều vào nửa sau chu kỳ kinh nguyệt.

Hormone Progesterone có vai trò kích thích bài tiết ở niêm mạc tử cung vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, giúp chuẩn bị niêm mạc tử cung để sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Ngoài ra, Progesterone còn tác động lên vòi trứng, cổ tử cung, tuyến vú và thân nhiệt.

quá trình rụng trứngVai trò của Estrogen và Progesterone trong cơ thể

Giải phóng trứng để thụ tinh

Mỗi buồng trứng có hàng nhìn nang noãn, mỗi nang noãn là những túi nhỏ chứa trứng chưa trưởng thành.

Hàng tháng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, hormone FSH kích thích nang trứng, khiến các nang trứng ở một trong hai buồng trứng trưởng thành. Đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, hormone hoàng thể LH tăng đột ngột khiến buồng trứng giải phóng trứng, còn gọi là hiện tượng rụng trứng.

Trường hợp trứng gặp tinh trùng sẽ diễn ra quá trình thụ tinh. Sau đó trứng đã thụ tinh bắt đầu di chuyển qua một cấu trúc rỗng và hẹp, được gọi là ống dẫn trứng để đến tử cung. Khi trứng đã thụ tinh di chuyển qua ống dẫn trứng, nồng độ Progesterone trong cơ thể tăng cao để chuẩn bị niêm mạc tử cung sẵn sàng cho quá trình mang thai.

Trường hợp trứng không gặp tinh trùng để thụ tinh, trứng sẽ được phân hủy và đẩy ra bên ngoài cùng với lớp niêm mạc tử cung, hình thành kinh nguyệt.

chu kỳ kinh của người phụ nữMô tả quá trình rụng trứng ở phụ nữ

Kích thước của buồng trứng

Bác sĩ Mai Ngân cho biết, từ khi sinh ra bé gái đã có hai buồng trứng, một bên phải và một bên trái, mỗi buồng có đường kính khoảng 1cm và nặng khoảng 250-350mg. Khi đến tuổi dậy thì, bởi sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, chúng sẽ tăng dần kích thước.

Kích thước trung bình của buồng trứng là khoảng 4cm. Kích thước này sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời và sẽ tăng gấp đôi khi phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, kích thước sẽ giảm dần khi phụ nữ bước sang tuổi 30.

Kích thước của buồng trứng có ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Thông thường kích thước có mối liên hệ mật thiết với số lượng trứng trong độ tuổi sinh sản. Nếu phụ nữ có buồng trứng nhỏ đồng nghĩa lượng dự trữ trứng thấp, nhiều nguy cơ gặp khó khăn khi mang thai.

Tuy nhiên, phụ nữ có buồng trứng kích thước lớn không đồng nghĩa với việc dễ thụ thai và mang thai. Kích thước lớn có thể là vấn đề của buồng trứng đa nang hoặc khối u, những bất thường trong rụng trứng và cũng gây khó khăn khi mang thai.

Những bệnh lý thường gặp ở buồng trứng

Buồng trứng là cơ quan sinh sản chính ở nữ giới, vì thế bất kỳ bất thường nào ở buồng trứng đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Một số bệnh lý thường gặp ở buồng trứng mà chị em cần lưu ý, gồm:

Các dấu hiệu cho thấy buồng trứng bất thường

Tùy vào bệnh lý mắc phải tại buồng trứng mà chị em có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau. Nhìn chung, chị em có thể nhận biết sớm bất thường ở buồng trứng thông qua các triệu chứng điển hình sau:

  • Đau ở vùng bụng;
  • Đau vùng chậu;
  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy;
  • Đau bụng kinh;
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều;
  • Không xảy ra hiện tượng rụng trứng;
  • Dịch tiết âm đạo bất thường.

Bác sĩ Mai Ngân khuyến cáo, ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng, tìm nguyên nhân để có hướng can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả.

box bác sĩ mai ngânBS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm sẽ chăm sóc sức khỏe chị em tốt nhất

Lời khuyên để bảo vệ buồng trứng khỏe mạnh

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý ở buồng trứng, bác sĩ Mai Ngân chia sẻ một số lưu ý chị em cần biết:

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, cần bổ sung nhiều loại rau củ quả, tránh những loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ…
  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần.
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, phù hợp với thể trạng và sức khỏe.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng hoặc stress kéo dài.
  • Duy trì mức cân nặng cân đối.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Quan hệ tình dục chung thủy và lành mạnh, sử dụng biện pháp bảo vệ trong trường hợp muốn ngừa thai, hạn chế việc mang thai ngoài ý muốn dẫn đến phá thai.
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ hoặc theo chỉ định riêng của bác sĩ.

Thực tế cho thấy, không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe buồng trứng. Các chuyên gia Sản Phụ khoa khuyến cáo, chị em cần trang bị kiến thức về các cơ quan sinh sản để chủ động bảo vệ sức khỏe và thiên chức thiêng liêng của mình.

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ điều trị tiến bộ nhất thế giới, phối hợp chặt chẽ cùng nhiều trung tâm khác trong bệnh viện như Trung tâm Xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, khoa Ung bướu… giúp tầm soát, dự phòng và can thiệp điều trị hiệu quả các bệnh lý phụ khoa ở nữ giới, giúp chị em sống vui vẻ, hạnh phúc và trọn vẹn niềm vui thiên chức.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn bởi các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp chị em hiểu rõ hơn về buồng trứng – cơ quan sinh sản quan trọng của nữ giới. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

1 người phụ nữ có bao nhiêu trứng?

Share: Bé gái sơ sinh có khoảng 1 - 2 triệu trứng, nhưng buồng trứng bình thường đến tuổi dậy thì chỉ còn khoảng 300.000 quả. Trong số này, chỉ có khoảng 500 trứng sẽ rụng trong suốt độ tuổi sinh sản của phụ nữ. Những quả còn lại chết dần theo thời gian, và cạn kiệt vào tuổi mãn kinh.

Phụ nữ bình thường có bao nhiêu nặng trứng?

Có bao nhiêu nang noãn là bình thường? Nang noãn thường phụ thuộc vào độ tuổi. Càng lớn tuổi sẽ có ít nang hơn so với người trẻ hơn. Trung bình, phụ nữ ở độ tuổi từ 20 đến đầu 30 có khoảng 12 đến 30 nang, trong khi phụ nữ từ 35 đến 40 tuổi có thể có từ 8 đến 15 và phụ nữ từ 41 đến 46 tuổi có thể có khoảng từ 4 đến 10.

Buồng trứng kích thước bao nhiêu là bình thường?

Kích thước buồng trứng là nhỏ nhất sau khi mãn kinh ở phụ nữ và trước khi bé gái đến tuổi dậy thì. Kích thước trung bình của buồng trứng là chiều dài 3cm, chiều cao 2,5cm và chiều rộng 1,5cm. Trước tuổi dậy thì hoặc sau mãn kinh, kích thước buồng trứng đo được với đường kính dưới 20 mm.

1 tháng phụ nữ rụng trứng bao nhiêu lần?

Trung bình, mỗi tháng, phụ nữ sẽ có một lần rụng trứng. Trong khoảng thời gian rụng nhiều trứng, nếu mọi người quan hệ tình dục thì khả năng cao sẽ thụ thai thành công.