Phương pháp dạy học dự án môn Hóa

Sau đây là mẫu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học với đề tài luận văn là Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT. Hy vọng đề tài luận văn thạc sĩ này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết luận văn tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết luận văn thạc sĩ tại bài viết này.

Bảng giá ==>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Kho 999+ ===>Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục

1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới cực kỳ nhanh chóng. Theo đó, hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới. Từ việc thi thố tài năng bằng sự thuộc lòng những tri thức “uyên thâm”, quan điểm về chuẩn mực của người tài giỏi là “thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” đã dần được thay đổi bằng năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, thích ứng với đời sống xã hội. Trước thực tế đó, đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành áp dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Để thực hiện các yêu cầu trên, ngành giáo dục đã và đang có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Dạy học theo dự án hay Dạy học dự án (Project based learning) là một phương pháp, một hình thức dạy học quan trọng và rất hiệu quả để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, thông qua việc học sinh tự giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống. Dạy học dự án (DHDA) góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, đào tạo năng lực làm việc tự lực, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác của người học. Phương pháp DHDA đã được đặt nền tảng từ đầu thế kỷ XX tại Mỹ và được phát triển, sử dụng qua nhiều nước khác. Ở nước ta, DHDA được chú trọng nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng nhiều hơn trong những năm gần đây, từ khi giáo dục bắt đầu thực hiện cuộc đổi mới toàn diện. Tuy nhiên, việc ứng dụng DHDA vào thiết kế và giảng dạy các bài cụ thể ở chương trình hóa học phổ thông vẫn chưa được coi trọng đúng mức nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. 10. 2 Với mong muốn có thể cung cấp thêm cho người học và các bạn đồng nghiệp một vài hiểu biết về cơ sở lý luận – thực tiễn của DHDA, qua đó đề xuất và xây dựng một số dự án mới, hay; ứng dụng DHDA vào giảng dạy hóa học phần hóa vô cơ trung học phổ thông, góp phần đưa DHDA đến gần hơn với thực tiễn dạy học, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc sử dụng DHDA trong phần hóa vô cơ THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai gần. 3. Nhiệm vụ của đề tài – Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: tổng quan vấn đề nghiên cứu, các phương pháp dạy học tích cực, dạy học dự án. – Tìm hiểu thực trạng ứng dụng dạy học dự án trong môn hóa học ở một số trường THPT. – Đề xuất các dự án dạy học ứng dụng trong chương trình hóa vô cơ THPT, từ đó đi sâu thiết kế và thực hiện một số dự án. – Tiến hành thực nghiệm sư phạm: thử nghiệm các dự án dạy học trong thực tế, so sánh và đánh giá kết quả. – Kiến nghị một số giải pháp thực hiện dạy học dự án qua kinh nghiệm áp dụng thực tế. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu – Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. – Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng PPDH dự án trong phần hóa vô vơ ở trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu – Nội dung nghiên cứu: dạy học dự án trong phần hóa vô cơ THPT. – Địa bàn nghiên cứu: một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. – Thời gian nghiên cứu: năm học 2011–2012.

11. 3 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và thực hiện thành công một số dự án dạy học trong chương trình hóa vô cơ THPT thì sẽ góp phần tăng hứng thú học tập bộ môn Hóa học, giúp rèn luyện các kỹ năng cho học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động người học, đồng thời giúp học sinh tiếp cận kiến thức chủ động hơn, hiểu và nhớ bài sâu sắc hơn. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận – Đọc và nghiên cứu tài liệu. – Phương pháp phân tích – tổng hợp, diễn dịch – quy nạp. – Phương pháp phân loại, hệ thống hóa, xây dựng giả thuyết. – Phương pháp lịch sử. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn – Phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn, điều tra thu thập thông tin. – Phương pháp thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. – Phương pháp mô hình hóa, phương pháp chuyên gia. 7.3. Các phương pháp nghiên cứu toán học – Lập bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích. – Tính các tham số thống kê đặc trưng. – Kiểm định giả thuyết thống kê bằng phép thử Student. 8. Điểm mới của đề tài – Kế thừa và xây dựng đầy đủ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. – Đề xuất một quy trình thiết kế dự án và một quy trình bài dạy theo dự án mới. – Xây dựng năm dự án dạy học riêng cho phần hoá vô cơ THPT. – Các dự án dạy học được xây dựng theo hướng gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin như: các dự án được xây dựng trên nền tảng sử dụng website hỗ trợ DHDA, sản phẩm của dự án gắn liền với phát triển kỹ năng ứng dụng CNTT… –

Phương pháp dạy học theo dự án đang được nhiều trường áp dụng, đặc biệt các trường quốc tế, trường chất lượng cao. Với ưu điểm là giúp học sinh tự ý thức cũng như phát triển được kiến thức cùng các kỹ năng bản thân thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ. Vậy, phương pháp này là gì, việc áp dụng nó như thế nào chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ nhất thông qua bài viết này.

1. Khái niệm

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa

Phương pháp dạy học theo dự án là một hình thức dạy học mà học sinh được học dưới sự điều khiển và giúp đỡ của các giáo viên, nhưng phải tự giải quyết nhiệm vụ học của mình, nó đòi hỏi sự kết hợp cả về mặt lý thuyết và thực hành. Thông qua quá trình nó sẽ tạo ra những sản phẩm học tập.

Có thể nói, dạy học theo dự án là một mô hình học tập hiện đại mà học sinh được làm trung tâm của buổi học. Các giáo viên sẽ hướng dẫn thực hiện nhằm giúp phát triển kiến thức cùng các kỹ năng của các em thông qua các nhiệm vụ học tập. Các học sinh được khuyến khích tìm tòi và thực hành kiến thức được học để tạo ra các sản phẩm của chính mình. Đây là một chương trình học xây dựng dựa trên những câu hỏi quan trọng và được lồng ghép các nội dung chuẩn.

Với bài học thực tế, các giáo viên sẽ thiết kế theo nhiều hướng và có thể lôi cuốn được học sinh mà không hề phụ thuộc vào cách học của các em. Trong các trường hợp các em cũng được làm việc với các chuyên gia giúp hiểu sâu hơn về các vấn đề. Các học sinh được sử dụng các phương tiện hiện đại phục vụ việc tìm kiếm thông tin. ( Xem thêm : TOP 10 Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Thành Công Nhất )

2. Phân loại

a) Phân loại theo thời gian thực hiện dự án

Việc phân loại theo quỹ thời gian sẽ chia phương pháp dạy học theo dự án ở mầm non làm 3 mức: dự án nhỏ, dự án trung bình và dự án lớn. Mỗi dự án lại có thời lượng khác nhau.

– Dự án nhỏ: Với dự án nhỏ này sẽ được thực hiện trong 2 đến 6 giờ và lồng ghép trong một sống giờ học.

– Dự án trung bình: Nó còn được gọi là ngày dự án khi được thực hiện vài ngày. Với giới hạn thời lượng trong 40 giờ học hoặc 1 tuần.

– Dự án lớn: Với thời gian thực hiện có lượng thời gian nhiều, kéo dài trong nhiều tuần.

b) Phân loại dự án theo nhiệm vụ

– Dự án nghiên cứu: Các dự án nghiên cứu sẽ nhằm giải thích các hiện tượng trong cuộc sống, các quá trình diễn ra sự việc.

– Dự án tìm hiểu: Nhằm khảo sát các đối tượng cụ thể.

– Dự án kiến tạo: Đó là dự án thực hiện các hành động thực tiễn hoặc tập trung vào tạo ra các sản phẩm vật chất như trang trí, sáng tác, biểu diễn, trưng bày …

c)Phân loại theo mức độ của nội dung học

Ở phần phân loại theo mức độ nội dung học sẽ được chia làm 2 dạng dự án là dự án mang tính thực hành và dự án mang tính tích hợp.

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa
Dự án mang tính tích hợp: Nó là các dự án nghiên cứu lý thuyết, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn, giải quyết vấn đề mang nội dung tích hợp của nhiều nội dung hoạt động.

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa
Dự án mang tính thực hành: Đó là các dự án tập trung vào việc thực hành các nhiệm vụ trên cơ sở vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế, và các kỹ năng cơ bản để tạo ra sản phẩm.

Không chỉ vậy, dạy học dự án tiểu học và các cấp còn có các cách phân loại còn chia dự án ra nhiều loại như dự án ngoài môn học, dự án cá nhân, dự án lớp, dự án liên môn .. ( Xem thêm : TOP 10 Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi Bố Mẹ Cần Biết )

3. Đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa

Phương pháp dạy học theo dự án có nhiều đặc điểm riêng và rất rõ ràng để phân biệt với các phương pháp khác. Đồng thời các đặc điểm này cũng rất phù hợp và tạo nên sự tích cực cho các học sinh.

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa
Định hướng hứng thú cho người học: Khác với cách học truyền thống, với phương pháp dạy học theo dự án học sinh được  tham gia chọn nội dung cũng như đề tài phù hợp với khả năng của bản thân, nhờ đó tạo ra hứng thú cho các em.

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa
Định hướng thực tiễn: Với các dự án mang chủ đề từ thực tiễn xã hội, thực tiễn của nghề nghiệp cũng như từ cuộc sống. Thông qua đó, giúp các em liên hệ với thực tiễn và cảm thấy hứng thú hơn. Ngoài ra, dự án học tập còn có ý nghĩa thực tiễn xã hội khi mà việc học tập của các em được gắn với cuộc sống hàng ngày. Với cách thực hiện đúng và trong các trường hợp lý tưởng nó có thể tạo ra tính tích cực cho xã hội.

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa
Tính tự lực cho học sinh: Trong quá trình học, các học sinh phải tự lực, tự ý thức, tham gia tích cực vào các giai đoạn học. Việc này giúp các em có sự tự giác, tính trách nhiệm, sáng tạo. Trong phương pháp này, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ. Thế nhưng, các giáo viên cũng cần dựa vào tình hình thực tế khả năng của các em để thực hiện.

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa
Mang tính liên môn, phức hợp: Sự đòi hỏi các em có sự liên kết, xâu chuỗi nhiều lĩnh vực, nhiều môn khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề.

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa
Cộng tác làm việc: Việc học theo phương pháp dự án ở môn Tiếng Anh là chia theo nhóm, các em học sinh được phân chia nhiệm vụ, các em cần phải biết cách tìm kiếm thông tin và phối hợp cũng như làm việc của bản thân, thực hiện nhiệm vụ của mình.

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa
Định hướng hành động: Giúp các em học sinh có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực hành.

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa
Định hướng sản phẩm: Trong quá trình học, các sản phẩm được tạo ra theo định hướng với chức năng, công dụng riêng.

II. Áp Dụng Phương Pháp Dạy Học Theo Dự Án

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa

Việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án cần thực hiện theo các bước chi tiết, mỗi bước sẽ có nhiệm vụ của giáo viên, nhiệm vụ của học sinh.

1. Bước chuẩn bị

Ở bước này, cần:

– Xây dựng ý tưởng buổi học, ý tưởng kiến thức

– Chọn chủ đề và các chủ đề nhỏ.

– Xây dựng nhiệm vụ học tập.

Hoạt động của giáo viên ở bước chuẩn bị:

– Giáo viên phải là người lên các câu hỏi liên quan tới nội dung học và gần với sự hiểu biết của các em học sinh.

– Chuẩn bị các dụng cụ, tài liệu để thực hiện dự án

– Lên các nhiệm vụ cho học sinh, cách thức tiến hành của học sinh để giải quyết được vấn đề.

– Xây dựng dự án nhằm xác định ai cần học, ý tưởng ra sao.

Hoạt động của các học sinh

– Học sinh phải cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí để đánh giá.

– Học sinh phải làm việc nhóm để hoàn thành dự án

– Dự kiến các vật liệu, phương pháp hay kinh phí thực hiện công việc.

2. Thực hiện dự án

Hoạt động của các giáo viên

– Hướng dẫn và luôn theo sát việc thực hiện của các học sinh, đánh giá kết quả thực hiện.

– Chuẩn bị các điều kiện, vật dụng cho các em thực hiện dự án.

– Tạo và chuẩn bị cơ sở, liên hệ khách mời cho học sinh nếu cần.

Hoạt động của học sinh trong phương pháp dạy học theo dự án

– Các trưởng nhóm có nhiệm vụ phân công công việc cho các thành viên để hoàn thành dự án

– Thu thập và xử lý các thông tin nhằm đem lại kết quả.

– Tìm nguồn thông tin, nhờ giúp đỡ từ giáo viên

– Lập báo cáo và hoàn thiện sản phẩm báo cáo.

– Liên tục báo cáo cho giáo viên tình hình để có phương án thay thế nếu cần.

3. Kết thúc dự án

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa

Học sinh và giáo viên chuẩn bị các tài liệu, sản phẩm, điều kiện cho buổi báo cáo. Theo dõi lại quá trình thực hiện sản phẩm của học sinh với giáo viên. Các học sinh cần tiến hành giới thiệu, thuyết trình cho sản phẩm của mình. Đánh giá các sản phẩm của các nhóm khác.


Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

Phương pháp dạy học dự án môn Hóa