Phương tiện kỹ thuật bao gồm những phương tiện nào năm 2024

Bạn đọc có emaill [email protected] gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động bao gồm những gì. Người lao động khi làm việc phải tiếp xúc với côn trùng có hại thì có được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân không?

Phương tiện kỹ thuật bao gồm những phương tiện nào năm 2024
Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang cấp để sử dụng trong khi làm việc. Ảnh: Đình Trọng

Luật gia Nguyễn Thu Thủy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 3, Thông tư số 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động (sau đây gọi là Thông tư số 25/2022/TT-BLĐTBXH) quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân như sau:

1. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang cấp để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.

2. Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:

  1. Phương tiện bảo vệ đầu.
  1. Phương tiện bảo vệ mắt, mặt.
  1. Phương tiện bảo vệ thính giác.
  1. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp.

đ) Phương tiện bảo vệ tay.

  1. Phương tiện bảo vệ chân.
  1. Phương tiện bảo vệ thân thể.
  1. Phương tiện chống ngã cao.
  1. Phương tiện chống điện giật, điện từ trường, tia phóng xạ.
  1. Phương tiện chống đuối nước.
  1. Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.

3. Phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.

4. Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định khác của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành (nếu có).

Khoản 3, Điều 4 Thông tư số 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, theo đó, làm việc tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại dưới đây thì được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân:

3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại:

  1. Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại
  1. Phân, nước thải, rác, cống rãnh;
  1. Các yếu tố sinh học độc hại khác.

Như vậy, phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động bao gồm các loại phương tiện theo quy định trên. Người lao động khi làm việc phải tiếp xúc với côn trùng có hại thì được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

Dự thảo Luật Lực lượng dự bị động viên chỉ nên nghiên cứu quy định những vấn đề liên quan trực tiếp đến con người (quân nhân dự bị) ngoài những nội dung về chế độ phục vụ trong ngạch dự bị đã được nêu trong Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và Luật Nghĩa vụ quân sự. Đối với phương tiện kỹ thuật cần phải huy động trong các trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, an ninh thì phải thực hiện theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản để bảo đảm quyền lợi, chế độ đối với chủ sở hữu phương tiện đó; cũng như có cơ sở pháp lý để xử lý nếu chủ phương tiện vi phạm, không thực hiện quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản...

Quy định cũ và dự án sửa đổi

Theo quy định tại Pháp lệnh Lực lượng dự bị động viên năm 1996 thì lực lượng này gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội. Phương tiện kỹ thuật gồm phương tiện vận tải, làm đường, xếp dỡ, thông tin liên lạc, y tế và một số loại phương tiện khác. Danh mục phương tiện kỹ thuật do Chính phủ quy định. Phương tiện kỹ thuật của công dân, cơ quan, tổ chức phải được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào các đơn vị động viên.

Các phương tiện kỹ thuật này có thể được cấp có thẩm quyền điều động có thời hạn hoặc trưng dụng để tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng dự bị động viên. Chủ phương tiện có phương tiện được huy động sẽ được hưởng quyền lợi do Chính phủ quy định.

Tại dự thảo Luật Lực lượng dự bị động viên sẽ báo cáo UBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp thứ 33 tới (tháng 4.2019) quy định “Lực lượng dự bị động viên là một thành phần của Quân đội nhân dân, gồm: Quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân”. Đồng thời, quy định rõ hơn phương tiện kỹ thuật là những phương tiện đã đăng ký, gồm phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện đường thủy, phương tiện đường không dân dụng, phương tiện xây dựng cầu đường, phương tiện xây dựng công trình, phương tiện xếp dỡ hàng hóa, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế và một số loại phương tiện khác theo yêu cầu biên chế của Quân đội nhân dân.

Dự thảo Luật vẫn quy định việc đăng ký, quản lý, sắp xếp, huy động phương tiện kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng dự bị động viên; chủ phương tiện có phương tiện được huy động trực tiếp tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đơn vị dự bị động viên; phương tiện được huy động trong các trường hợp theo quy định của dự thảo Luật, huy động phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên thì chủ phương tiện được Nhà nước thanh toán chi phí sửa chữa trong trường hợp phương tiện bị hư hỏng; đền bù thiệt hại trong trường hợp phương tiện bị mất, bị tiêu hủy. Đặc biệt là chỉ được “Bù đắp một phần giá trị sinh lợi do bản thân phương tiện làm ra trong thời gian huy động” trong khi nếu thực hiện theo Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản thì giá trưng mua tài sản được xác định căn cứ vào giá phổ biến trên thị trường địa phương của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và xuất xứ tại thời điểm quyết định trưng mua tài sản; trường hợp thu nhập của người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao tài sản trưng dụng đến ngày hoàn trả tài sản trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả tài sản.

Chỉ nên quy định những vấn đề liên quan trực tiếp đến con người

Theo chúng tôi, việc quy định phương tiện kỹ thuật đã đăng ký thuộc lực lượng dự bị động viên tại dự thảo Luật cần được nghiên cứu cân nhắc cho phù hợp với Hiến pháp 2013 và các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Vì thứ nhất, theo Điều 65 Hiến pháp 2013 thì “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước…”; theo Điều 66 Hiến pháp thì lực lượng dự bị động viên là một thành phần của Quân đội nhân dân, trong khi Quân đội nhân dân là một thành phần của lực lượng vũ trang và “Nhà nước xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu”. Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 5.10.2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới đã xác định: “Tổ chức xây dựng các đơn vị dự bị động viên có chất lượng toàn diện, chú trọng nâng cao chất lượng về chính trị, không ngừng nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân nhân dự bị”.

Như vậy, theo các quy định trên của Hiến pháp và Nghị quyết của Đảng thì lực lượng dự bị động viên chỉ là “con người”. Quy định này cũng phù hợp với nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên tại Điều 4 Pháp lệnh Lực lượng dự bị động viên, cũng như nội dung tại Khoản 2 Điều 4 dự thảo Luật lần này là “Lực lượng dự bị động viên được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ”. Trong khi phương tiện kỹ thuật không thể có bản chất “tuyệt đối trung thành”, xây dựng “hùng hậu” và thực hiện xây dựng theo nguyên tắc này được!

Thứ hai, cụ thể hóa quy định“Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường” tại Điều 23 Hiến pháp 1992, ngày 3.6.2008, QH đã ban hành Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản, có hiệu lực từ ngày 1.1.2009. Theo đó, Luật quy định trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia thì Nhà nước có thể trưng mua tài sản hoặc trưng dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính. Việc trưng mua hoặc trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây. Một là, khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp. Hai là, khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia. Ba là, khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia. Bốn là, khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước. Về chính sách, người có tài sản được thanh toán tiền trưng mua tài sản; được hoàn trả tài sản trưng dụng và bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra theo giá thị trường. Về nghĩa vụ thì người có tài sản trưng trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng dụng tài sản.

Hiến pháp 2013, Khoản 2, Điều 32 quy định: “Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”.

Thứ ba, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2014, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 và Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã có các chương, điều quy định riêng về quân nhân dự bị (sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị) mà không có quy định về phương tiện kỹ thuật.

Tham khảo một số luật về trách nhiệm quân nhân và nghĩa vụ quân sự của một số nước, như: Luật của Liên bang Nga số 53-F3 ngày 28.3.1998; Luật của Belarus số 1914-X²² ngày 5.11.1992; Luật về chế độ phục vụ trong lực lượng dự bị của lực lượng vũ trang nước Cộng hòa Uzbekistan số 478-II ngày 25.4.2003... cho thấy lực lượng dự bị động viên chỉ quy định về con người (quân nhân dự bị) mà không có phương tiện kỹ thuật.