Quản lý dự án xây dựng là làm gì

Quản lý công trình xây dựng và quản lý dự án là hai chuyên gia giám sát các giai đoạn khác nhau của quá trình xây dựng. Ở bài viết này, FastWork.vn đi sâu vào phân tích sự khác biệt giữa 2 vị trí để bạn có cái nhìn đúng đắn & chính xác hơn về vai trò của họ.

Quản lý công trình xây dựng là gì?

Các nhà quản lý công trường xây dựng là những chuyên gia giám sát giai đoạn xây dựng của một dự án mới. Nhiệm vụ của họ có thể bao gồm đặt hàng vật liệu xây dựng, giao nhiệm vụ cho đội thi công và cộng tác với các nhà thầu phụ.

Họ thường làm việc tại một công trường, nơi họ quản lý đội nhóm, kiểm tra chất lượng & đảm bảo an toàn xuyên suốt quá trình xây dựng.

Quản lý dự án xây dựng là làm gì
Quản lý công trình xây dựng thường làm việc tại công trường để giám sát đội thi công

Quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến việc giám sát tất cả các phần của dự án, từ thiết kế ban đầu đến sản phẩm cuối cùng. Trong xây dựng, các nhà quản lý dự án giám sát toàn bộ quá trình của các dự án xây dựng mới. Điều này bao gồm gặp gỡ khách hàng để thảo luận về các kế hoạch ban đầu, thuê nhóm thi công và quản lý các tài liệu xây dựng. Người quản lý dự án là người dự toán & hoạch định ngân sách dự án, cộng tác với khách hàng hoặc chủ dự án và giám sát đội xây dựng, bao gồm cả người quản lý công trường xây dựng.

Xem thêm: Tổng hợp 101 kiến thức hữu ích về Quản lý dự án xây dựng Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn Quản lý rủi ro trong Xây dựng

Sự khác biệt giữa người quản lý công trình xây dựng & quản lý dự án

Đối với các dự án nhỏ, người quản lý dự án có thể hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý công trường xây dựng.

Trong các dự án lớn, hai chuyên gia này thường làm việc cùng nhau để tạo ra các công trình mới. Về cơ bản vai trò của họ có một số điểm tương đồng nhưng vẫn tồn tại những điểm khác biệt nổi cộm mà bạn cần nắm rõ:

Quản lý dự án xây dựng là làm gì
Quản lý dự án là khái niệm rộng hơn, có thể bao gồm quản lý công trình xây dựng

Nhiệm vụ công việc

Các chuyên gia giám sát công trình xây dựng & dự án thực hiện những nhiệm vụ khác nhau.

Người quản lý công trình xây dựng có trách nhiệm trong việc:

  • Điều phối & giám sát công việc của các nhóm xây dựng
  • Giám sát quá trình xây dựng hàng ngày tại công trường
  • Hợp tác với các nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu
  • Kiểm tồn kho nguyên vật liệu và đặt hàng các mặt hàng mới
  • Kiểm tra các hướng dẫn xây dựng của địa phương để đảm bảo dự án không vi phạm bất kỳ quy định nào
  • Lên lịch trình cho các thành viên trong nhóm
  • Viết dự toán công trình
  • Theo dõi tiến độ của dự án tòa nhà và cập nhật cho người quản lý dự án

Nhiệm vụ của người quản lý dự án có thể bao gồm:

  • Gặp gỡ khách hàng để thảo luận về thiết kế dự án mới
  • Lập kế hoạch và ngân sách dự án
  • Lựa chọn, bàn bạc và hoàn tất việc chốt vị trí dự án
  • Thiết kế tiến trình dự án với thời hạn cho từng giai đoạn
  • Tuyển dụng và thuê các thành viên trong nhóm, bao gồm cả giám đốc xây dựng
  • Viết ước tính chi phí cho tất cả các yếu tố của dự án, bao gồm cả quá trình tiếp thị và tuyển dụng
  • Quản lý thủ tục giấy tờ của dự án, bao gồm các kế hoạch ban đầu và tài liệu phân vùng

Yêu cầu

Các yêu cầu cho hai vai trò này có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô của dự án, công ty và địa điểm. Một số công ty yêu cầu người quản lý công trình xây dựng phải có bằng cử nhân về kỹ thuật dân dụng hoặc quản lý xây dựng. Thông thường, những chuyên gia này đã có vài năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Ở một số địa điểm, họ cũng có thể cần giấy phép về kiến ​​trúc hoặc kỹ thuật,…

Hầu hết các vị trí quản lý dự án yêu cầu ít nhất bằng cử nhân về kỹ thuật, kiến ​​trúc hoặc quản lý xây dựng. Những chuyên gia này có thể có kinh nghiệm xây dựng hoặc kinh nghiệm quản lý dự án liên quan khác. Họ cũng có thể bổ sung các chứng chỉ liên quan dành cho cấp quản lý để tăng cơ hội cạnh tranh nghề nghiệp.

Môi trường làm việc

Một người quản lý xây dựng chủ yếu làm việc tại địa điểm xây dựng để giám sát các nhiệm vụ xây dựng. Người quản lý dự án có thể đến công trình, nhưng họ cũng làm việc tại văn phòng và đến gặp khách hàng để thảo luận về dự án.

Tiến trình dự án

Cùng hướng đến mục đích cuối cùng đảm bảo các nhóm xây dựng làm việc hiệu quả và an toàn, tuy nhiên công việc quản lý xây dựng & quản lý dự án thực hiện tại các giai đoạn khác nhau. Người quản lý dự án cộng tác với khách hàng trong toàn bộ dự án, từ bàn bạc về ngân sách ban đầu và lập kế hoạch cho đến giai đoạn bàn giao cuối cùng. Người quản lý xây dựng có thể bắt đầu làm việc trong giai đoạn lập ngân sách, nhưng họ chủ yếu tham gia vào quá trình thi công xây dựng. Tìm đọc thêm Quy trình và giải pháp Quản lý thi công xây dựng công trình.

Sự cộng tác

Một người quản lý công trình xây dựng thường làm việc trên công trường, thảo luận cách làm việc & xử lý phát sinh với những người lao động, kỹ sư công trình. Họ cũng có thể làm việc với các nhà cung cấp, kiến ​​trúc sư và nhà khảo sát.

Người quản lý dự án làm việc chặt chẽ với khách hàng hoặc chủ dự án. Họ có thể làm việc với khách hàng để thuê một người quản lý xây dựng. Sau đó chịu trách nhiệm giám sát người quản lý xây dựng và thông báo tiến độ cho khách hàng.

Kỹ năng

Các chuyên gia trong lĩnh vực này có thể sử dụng nhiều kỹ năng cứng và mềm khác nhau để hoàn thành công việc hàng ngày của họ.

  • Kỹ năng lãnh đạo: Cả quản lý xây dựng & quản lý dự án đều có thể sử dụng các kỹ năng lãnh đạo để thúc đẩy các nhóm và phân công công việc cho các thành viên trong đội thi công.
  • Giao tiếp: Sử dụng các kỹ năng giao tiếp hiệu quả để thảo luận về một dự án, giao nhiệm vụ và giám sát tiến độ.
  • Ủy quyền: Với vai trò là nhà quản lý, họ có thể chia dự án thành nhiều phần nhỏ hơn sau đó ủy thác nhiệm vụ cho các thành viên khác nhau trong nhóm. Người quản lý xây dựng có thể ủy quyền cho đội xây dựng, trong khi đó người quản lý dự án có thể ủy quyền cho các nhà thầu và người quản lý xây dựng.

Ngoài những kỹ năng này, người quản lý xây dựng cũng có thể sử dụng kiến ​​thức kỹ thuật xây dựng và kỹ năng chuyên môn. Họ thường có kinh nghiệm xây dựng và hiểu rõ các thiết kế xây dựng, nguyên lý cấu tạo và vật liệu xây dựng. Người quản lý dự án có thể sử dụng các kỹ năng kỹ thuật liên quan đến các nhiệm vụ hành chính và kinh doanh.

Lương

Các chuyên gia quản lý xây dựng & quản lý dự án có thể có mức lương khác nhau. Mức lương trung bình cho các nhà quản lý xây dựng là $ 78,965 mỗi năm, trong khi mức lương trung bình cho các nhà quản lý dự án là $ 81,358 mỗi năm.

Mức lương này có thể thay đổi linh hoạt phụ thuộc vào vị trí địa lý, tổ chức, kinh nghiệm và trình độ học vấn của bạn.

Do một số vai trò khá tương đồng mà hai khái niệm quản lý công trình xây dựng & quản lý dự án thường bị nhầm lẫn. Hy vọng những thông tin FastWork phân tích bên trên giúp bạn hiểu rõ về nhiệm vụ & công việc của họ để có hiểu biết đúng đắn nhất về 2 vị trí này.

Phần mềm quản lý công trình xây dựng FastCons giải quyết bài toán về quản lý dự án công trường, quản lý thi công, quản lý vật tư… Phần mềm hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý dự án & quản lý công trình xây dựng theo dõi – giám sát chặt chẽ tiến độ, khối lượng thi công, vật tư, chi phí & tài chính công trình. Xây dựng môi trường cộng tác thân thiện – dễ dàng giữa các phòng ban chỉ với 1 thiết bị di động.

Tự hào đồng hành cùng hơn 3500+ doanh nghiệp Xây dựng trên hành trình số hóa hoạt động quản lý, với những cái tên tiêu biểu: Straco, Delta Group, Waseco, EVN, ACEFIC5, Xây dựng Quê Hương,….

Để nhận tư vấn miễn phí hoặc demo 1-1 từ chuyên viên, vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form bên dưới!