Quy định về nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

Đối với mỗi loại nước thải khác nhau, nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải là một trong những điều kiện bắt buộc mỗi doanh nghiệp cần phải có. Để giúp người vận hành có thể “bỏ túi” những kiến thức về nhật ký vận hành, hãy cùng Vũ Hoàng tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

Nhật ký vận hành là gì?

Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải được hiểu đơn giản là sổ theo dõi lưu lượng nước thải, liều lượng hóa chất sử dụng, các thông số vận hành (pH, DO, SV30,….) có vai trò cực kỳ quan trọng nhằm hỗ trợ nhân viên vận hành trong việc kiểm soát hệ thống, kịp thời phát hiện ra những bất thường trong quá trình xử lý nước thải, tiến trình xử lý tốt hoặc chưa đạt hiệu quả và cách khắc phục. Đồng thời, đây còn là công cụ giúp các cấp quản lý theo dõi, đánh giá gián tiếp quá trình làm việc của nhân viên.

Quy định về nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải
Quy định về nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải
Nhật ký vận hành là sổ theo dõi hoạt động hệ thống xử lý nước thải

Hiện nay không có quy định bắt buộc về mẫu nhật ký vận hành, tùy vào loại hình nước thải, loại hình công nghệ, công suất hệ thống, các máy móc, thiết bị của hệ thống… các doanh nghiệp cần xây dựng những mẫu nhật ký vận hành riêng và đầy đủ thông tin nhất để giúp hỗ trợ quá trình quản lý và vận hành một hệ thống xử lý nước thải diễn ra hiệu quả. Mẫu nhật ký nên được lưu giữ tối thiểu 02 năm.

Công dụng của nhật ký

Đáp ứng yêu cầu của pháp luật: Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung phải có nhật ký vận hành ghi chép đầy đủ các nội dung sau: lưu lượng, thông số đặc trưng của nước thải đầu vào, đầu ra, lượng điện tiêu thụ, lượng và loại hóa chất sử dụng, bùn thải phát sinh. Nhật ký vận hành được viết bằng tiếng việt và lưu tối thiểu 2 năm.

Giúp theo dõi và quản lý nhân viên: dễ dàng theo dõi và đánh giá trách nhiệm khi xảy ra sự cố (lỗi phát sinh từ đâu? Ai quản lý, ai chịu trách nhiệm)

Từ những số liệu ghi trong nhật ký vận hành bao gồm: lựng hóa chất, điện năng tiêu thụ, mực nước tiêu thụ, lưu lượng nước ra vào, chỉ tiêu sinh hóa…để nghiên cứu, đánh giá, đưa ra phương án tối ưu hóa chi phí cho chủ đầu tư, tiết kiệm cho doanh nghiệp.

Ghi nhận những số liệu báo cáo hàng tuần, tháng, quý, năm để phục vụ cho quản lý doanh nghiệp.

Kiểm tra phiếu xuất nhập kho, quản lý chéo lượng hóa chất.

Ghi chép lịch sử vận hành, công tác bảo trì, bảo dưỡng, lịch sử xảy ra sự cố nhằm đưa ra những phương án xử lý, khắc phục, xử lý sự cố hợp lý.

Hướng dẫn cách ghi nhận nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Quy định về nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải
Quy định về nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải
Ghi sổ nhật ký vận hành như thế nào đúng cách?

Ghi nhận theo ngày

Ghi nhận bất kì hiện tượng nào của sự cố công nghệ. Tìm nguyên nhân, khắc phục và kết quả sau khắc phục. Tất cả chi tiết này đều được ghi lại với nôi dung ngắn gọn, đầy đủ.

Ghi nhận đúng, đầy đủ các số liệu đo đạc bằng đồng hồ điện, đống hồ xả thải, lượng và loại hóa chất, công suất hoạt động.

Ghi nhận các hiên tượng của sự cố thiết bị. Tìm và ghi nhận nguyên nhân, cách khắc phục, kết quả xử lý.

Ghi nhận theo tuần

Ghi nhận bất kì hiện tượng nào của sự cố công nghệ. Tìm nguyên nhân, khắc phục và kết quả sau khắc phục. Tất cả chi tiết này đều được ghi lại với nôi dung ngắn gọn, đầy đủ.

Tổng hợp các sự cố khắc phục trong tuần gồm công nghệ, thiết bị, biện pháp khắc phục. Trường hợp những sự cố nào chưa hoàn thành thực hiện khắc phục cần ghi chú các thông tin: đó là sự cố gì, tình trạng ra sao, xảy ra từ bao giờ, ai là người vận hành, vì sao chưa hoàn thành khắc phục.

Lập biểu đồ theo dõi kiểm tra hàng ngày như: mật độ bùn, DO, pH, mật độ dưỡng chất, chất lượng nước thải đầu ra, lưu lượng nước ra vào.

Ghi nhận theo tháng

Ghi nhận đúng, đầy đủ các số liệu đo đạc bằng đồng hồ điện, đống hồ xả thải, lượng và loại hóa chất, công suất hoạt động một cách ngắn gọn, rõ ràng.

Ghi rõ sự cố chưa khắc phục trong tháng: hiện tượng, nguyên nhân, hướng giải quyết, lý do chưa được khắc phục, người chịu trách nhiệm.

Ghi rõ sự cố đã được khắc phục trong tháng: hiện tượng, nguyên nhân, cách giải quyết, người chịu trách nhiệm.

Đánh giá của nhân viên về quá trình vận hành hệ thống: Chất lựng nước thải đầu ra, những khó khăn khi vận hành hệ thống.

Trên đây là một số thông tin về nhật ký vận hành Vũ Hoàng cung cấp đến bạn. Nếu bạn cần tư vấn hoặc thuê dịch vụ vận hành hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0913762386 . Vũ Hoàng luôn cam kết đem đến dịch vụ chất lượng với giá cạnh tranh nhất thị trường.

1. Cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư này mà có hệ thống xử lý nước thải và lưu lượng nước thải từ 30 m3/ngày.đêm trở lên, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý nước thải thì phải có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải được ghi chép đầy đủ, lưu giữ tối thiểu 02 năm.

Nhật ký vận hành phải được viết bằng tiếng Việt, gồm các nội dung: lưu lượng, thông số vận hành hệ thống xử lý nước thải, kết quả quan trắc nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải (nếu có), loại và lượng hóa chất sử dụng, lượng bùn thải phát sinh.

2. Cơ sở có lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày.đêm trở lên, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, phải thực hiện thêm các nội dung sau:

a) Giám sát, quan trắc tự động, liên tục nước thải đầu ra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 26 Thông tư này;

b) Có công tơ điện tử đo điện độc lập của hệ thống xử lý nước thải, lượng điện tiêu thụ phải được ghi vào nhật ký vận hành;

c) Có phương án, hạ tầng, phương tiện, thiết bị để ứng phó, khắc phục sự cố trong trường hợp hệ thống thu gom, xử lý nước thải gặp sự cố;

d) Có điểm kiểm tra, giám sát xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát nước đặt ngoài hàng rào, có lối đi thuận lợi và có biển báo.

3. Đối với cơ sở có lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày.đêm trở lên nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp mà được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung thì phải thực hiện việc quản lý nước thải theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp các cơ sở quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này không tự xử lý nước thải không nguy hại mà chuyển giao nước thải cho cơ sở có khả năng xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường thì thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.

Điều 19. Quản lý chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ

1. Cơ sở phải thực hiện việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn y tế và chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.

2. Cơ sở phát sinh khí thải phải:

a) Đầu tư, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu khí thải;

b) Có nhật ký vận hành hệ thống xử lý khí thải được ghi chép đầy đủ, lưu giữ tối thiểu 02 năm.

Nhật ký vận hành phải viết bằng tiếng Việt, gồm các nội dung: lưu lượng, thông số vận hành, lượng nước và hóa chất sử dụng (đối với cơ sở có loại hình, quy mô tương đương đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP);

c) Thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 26 Thông tư này và đăng ký chủ nguồn khí thải theo quy định (đối với cơ sở có phát sinh khí thải công nghiệp thuộc danh mục các nguồn khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).

3. Cơ sở phát sinh tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải đầu tư, lắp đặt hệ thống giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường và các quy định khác có liên quan.

Điều 20. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chuyển giao nước thải không nguy hại để xử lý

1. Đối với cơ sở chuyển giao nước thải không nguy hại để xử lý:

a) Có phương án chuyển giao, xử lý nước thải và được nêu rõ tại một trong các hồ sơ sau: báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận, đề án bảo vệ môi trường chi tiết được phê duyệt, đề án bảo vệ môi trường đơn giản được xác nhận hoặc hồ sơ tương đương;

b) Áp dụng cùng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải với cơ sở tiếp nhận nước thải để xử lý;

c) Có hợp đồng xử lý nước thải với cơ sở tiếp nhận nước thải để xử lý bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này;

d) Có hạ tầng, thiết bị chứa nước thải tạm thời bảo đảm chống tràn, đổ, rò rỉ ra môi trường xung quanh;

đ) Chỉ được chuyển giao nước thải cho cơ sở tiếp nhận để xử lý đã ký hợp đồng xử lý nước thải theo phương thức, khối lượng không vượt quá khối lượng ghi trong phương án chuyển giao, xử lý nước thải quy định tại Điểm a Khoản này;

e) Chịu trách nhiệm vận chuyển nước thải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Khoản 2 Điều này; việc chuyển giao nước thải phải thể hiện đầy đủ trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định;

g) Có sổ ghi chép chi tiết bằng tiếng Việt và lưu giữ tối thiểu 02 năm về thời điểm, phương thức, khối lượng nước thải tiếp nhận; việc tiếp nhận nước thải để xử lý phải thể hiện đầy đủ trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định.