Quy luật tự nhiên kỹ thuật là gì

Luật tự nhiên hay luật của tự nhiên (tiếng Latinh lex naturalis) là hệ thống luật được xác định bởi tự nhiên, do đó có tính phổ quát. Đây là quy luật tồn tại độc lập với luật lệ được đặt ra bởi một trật tự chính trị, xã hội hay một quốc gia. Đây là một thuật ngữ vừa được sử dụng trong triết học vừa sử dụng trong luật học. Lý thuyết về luật của tự nhiên được Aristotle đề cập lần đầu tiên. Ông cho rằng trong tự nhiên đã có sẵn những quy luật, luật lệ và công lý, và con người tốt nhất là phải soạn thảo những quy luật tuân theo luân lý của tự nhiên. Mặc dù ông cho rằng một xã hội chính trị hoàn hảo có thể không cần đến pháp luật, nhưng nếu cần đến pháp luật thì pháp luật tự nhiên sẽ là pháp luật tốt nhất.

Quy luật tự nhiên kỹ thuật là gì

Thomas Aquinas, nhà triết học kinh viện thời Trung Cổ, người phục hồi khái niệm luật tự nhiên từ thời Hy Lạp Cổ Đại và phát triển nó .

Học thuyết luật tự nhiên được tiếp tục phát triển trong bối cảnh Ki-tô giáo bởi Thánh Thomas Aquinas. Ông gắn quan điểm về luật tự nhiên với Thiên chúa giáo. Theo ông, luật có bốn loại:

-Ý Chúa -Luật tự nhiên -Luật của con người -Luật thiêng liêng St Thomas Aquinas cho rằng Luật ý Chúa là luật có giá trị cao nhất, quyết định sự tồn tại của vạn vật. Luật Tự nhiên là sự tham gia của con người vào Luật ý Chúa. Do vậy, Luật Tự nhiên phải tuân thủ theo nguyên tắc: cái xấu phải tránh, cái tốt phải được thực hiện. Luật của con người là sự áp dụng Luật Tự nhiên của các Chính phủ vào Xã hội. Luật Thiêng liêng là những gì được ghi ở Kinh Thánh.

Nói về Học thuyết luật tự nhiên còn phải kể tới Hugo Grotius và Thomas Hobbes. Hugo Grotius cho rằng luật tự nhiên cũng có vai trò hình thành nên hệ thống pháp luật giữa các quốc gia. Ông cho rằng luật tự nhiên được mọi người ủng hộ do tính hợp lý của nó. Nhưng trái với Aquinas, ông cho rằng luật tự nhiên sẽ tồn tại dù Chúa tồn tại hay không. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh vai trò bảo vệ cá nhân của luật tự nhiên. Thomas Hobbes cho rằng luật tự nhiên là những nguyên tắc được hình thành từ tự nhiên bởi vì con người không thể làm gì phá hủy cuộc sống của họ. Theo đó, luật tự nhiên phải được xã hội áp dụng để bảo vệ cho cuộc sống con người.

Về luật học, luật của tự nhiên là một loại hình luật theo nguyên tắc sự vật như nó có vì nó vốn như thế. Loại hình luật này phổ biến ở Scotland, nơi luật của tự nhiên là một loại luật tồn tại bên cạnh luật dân sự và hình sự và các cuộc tranh luận về loại luật này không chỉ giới hạn ở loài người.

Trong triết học, nhất là ở các nước theo truyền thống luật Anh-Mỹ, nguyên tắc luật của tự nhiên được đề cập một cách hàm ý hay công khai chỉ trong các văn kiện như Magna Carta và Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, khi các quyền được đề cập một cách ám chỉ hay rõ ràng trong các văn kiện trên là thuộc tính vốn có của con người. Ví dụ, trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ: "...tất cả con người sinh ra đều bình đẳng, Tạo hóa đã cho họ những Quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và những người xung quanh " nêu rõ quyền này là thuộc tính luôn có của con người.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Luật_tự_nhiên&oldid=68165042”

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Chương 2. VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀ CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng
  2. KHÁI NIỆM QUY LUẬT
  3. KHÁI NIỆM QUY LUẬT Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững, thường xuyên lặp đi lặp lại của các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện nhất định
  4. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY LUẬT • Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện của quy luật chưa có, và ngược lại cũng không thể xoá bỏ quy luật nêu điều kiện tồn tại của quy luật vẫn còn. • Các quy luật tồn tại và hoạt động không lệ thuộc vào việc con người có nhận biết được nó hay không, có ưa thích hay là ghét bỏ nó. • Các quy luật tồn tại đan xen vào nhau tạo thành một hệ thống thống nhất, nhưng khi xử lý cụ thể thường chỉ do một hoặc một số quy luật quan trọng chi phối.
  5. PHÂN LOẠI QUY LUẬT Tự nhiên  Kinh tế  Tâm lý Tổ chức  – kỹ thuật ­ Xã hội QT Là các mối liên Là các mối Là những quy hệ bản chất, tất Là các mối liên hệ tất liên hệ tất luật tồn tại nhiên, phổ nhiên, phổ nhiên, phổ trong tự nhiên biến, bền biến, bản biến, bản và sự phát vững, lặp đi lặp chất về mặt chất về các triển về khoa lại của các hiện tâm lý của hiện tượng học kỹ thuật tượng và các con người, và bản chất quá trình kinh đám đông, xã tế - xã hội của chức hội trong hoạt năng tổ trong những động quản trị. điều kiện nhất chức trong định. hoạt động quản trị.
  6. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ Các nguyên tắc quản trị là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản trị và các nhà quản trị phải tuân thủ trong quá trình quản trị.
  7. YÊU CẦU CỦA NGUYÊN TẮC QT Các nguyên tắc quản trị do con người đặt ra nhưng nó không thể xuất phát từ những suy nghĩ, ý kiến chủ quan cá nhân. Mà trái lại nó phải được đúc kết từ những quy luật khách quan. Vậy các nguyên tắc quản trị phải tuân thủ các yêu cầu sau: - Nguyên tắc phải thể hiện được yêu cầu của quy luật - Các nguyên tắc phải phù hợp với mục tiêu của quản trị. - Các nguyên tắc phải phản ánh đúng tính chất và quan hệ quản trị. - Các nguyên tắc quản trị phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng kỉ luật của tổ chức.
  8. CĂN CỨ HÌNH THÀNH 01 MỤC TIÊUNGUYÊN NGẮN 02TẮC QUY LUẬT KHÁCH HẠN Mục tiêu của doanh nghiệp tạo ra QUAN Hệ thống quy luật là cơ sở sự hỗ trợ và định hướng đối với tiến trình quản lý và chúng cũng lý luận trực tiếp hình thành là cơ sở để đo lường mức độ các nguyên tắc quản lý. hoàn thiện công việc 03 MÔI TRƯỜNG 04 THỰC TRẠNG CỦA TỔ CHỨC Các nhà quản lý phải đối mặt Phải nghiên cứu và nắm bắt thực với nhiệm vụ hết sức khó khăn tiễn; tiềm lực về tài nguyên, lao là phải chuẩn bị cho sự thay đổi động, tiền vốn, KHCN, khả năng của thế giới mà ta đang sống, khai thác nguồn lực để phát đồng thời phải thích nghi với sự triển,năng lực điều hành của đội thay đổi đó ngũ các nhà quản lý…
  9. 7 NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CƠ BẢN
  10. TUÂN THỦ PL VÀ THÔNG LỆ XH • Hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng của các định hướng chính trị, nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội không được làm và là cơ sở để chế tài những hành động vi phạm của mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. • Luật pháp là những ràng buộc của Nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mô đối với doanh nghiệp. Sự ràng buộc đó yêu cầu các doanh nghiệp phải kinh doanh theo định hướng của sự phát triển xã hội. => Các nhà quản trị cần phải hiểu biết và kinh doanh đúng luật pháp nếu không sẽ bị xử lý bằng các biện pháp hành chính và kinh tế.
  11. TUÂN THỦ PL VÀ THÔNG LỆ XH • Các giá trị chung, thông lệ của xã hội, các tập tục truyền thống, lối sống của dân cư, các hệ tư tưởng tôn giáo và cơ cấu dân số, thu nhập của dân chúng đều có những tác động nhiều mặt trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức kinh doanh. => Các nhà quản lý phải có sự sáng tạo trong quyết định,xử lý linh hoạt các yếu tố của quá trình sản xuất – kinh doanh, đảm bảo cho tổ chức tồn tại và phát triển vững chắc.
  12. TẬP TRUNG DÂN CHỦ • Là nguyên tắc cơ bản của quản lý, nguyên tắc tập trung dân chủ phản ánh mối liên hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý cũng như yêu cầu và mục tiêu của quản lý. • Thể hiện của nguyên tắc: Tập trung quyền lực về cấp cao nhất, đưa ra các quyết định quan trọng cuối cùng. Dân chủ thể hiện dựa trên sự hỗ trợ, tư vấn của các cơ quan chức năng cấp dưới trong quá trình đề ra quyết định quản trị.
  13. KẾT HỢP HÀI HÒA LỢI ÍCH Quản lý suy cho cùng là quản lý con người nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của người lao động. Song động lực của quản lý là lợi ích, do đó nguyên tắc quan trọng của quản lý là phải chú ý đến lợi ích của con người, đảm bảo sự kết hợp hài hòa các lợi ích. - Lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp - Lợi ích của khách hàng - Lợi ích của nhà nước và xã hội - Lợi ích của các bạn hàng
  14. CHUYÊN MÔN HÓA Là nguyên tắc đòi hỏi việc quản lý các doanh nghiệp phải được những người có chuyên môn, được đào tạo, có kinh nghiệm và tay nghề theo đúng vị trí trong guồng máy sản xuất và quản lý của doanh nghiệp thực hiện. Đây là cơ sở của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
  15. BIẾT MẠO HiỂM • Mạo hiểm không phải là liều lĩnh mà là sự phiêu lưu có tính toán, trong kinh doanh phải biết mạo hiểm mới đạt thành công lớn, nguyên tắc này đòi hỏi các nhà lãnh đạo tổ chức phải biết tìm ra các giải pháp độc đáo (nhất là các giải pháp công nghệ) để tăng sức cạnh tranh cho tổ chức và tận dụng thời cơ vượt qua đối thủ. • Giá trị của tính mạo hiểm là ở chỗ, nó đưa tới sự ra đời của một sản phẩm mới, một cải tiến mới trong công nghệ, đưa ra một phát minh mới về tổ chức quản lý, nhằm nâng cao năng suất lao động hoặc phát hiện ra một thị trường mới cho doanh nghiệp. Người quản lý phải biết sử dụng tốt các tài liệu, phương tiện dự báo một cách linh hoạt, nếu cần có thể thay đổi phương án,
  16. HOÀN THIỆN KHÔNG NGỪNG • Trong bối cảnh thế giới biến đổi không ngừng, các nhà quản lý cần hoạch định chiến lược, đổi mới liên tục về nhận thức, hành động để thích nghi và phát triển bền vững trong một thế giới luôn thay đổi. • Người quản lý phải biết khai thác các thông tin có lợi từ mọi nguồn để kịp thời có đối sách tận dụng thời cơ.
  17. TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ Là nguyên tắc quyết định mục tiêu của quản lý,bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi
  18. TÌNH HUỐNG • YÊU CẦU: Đọc tình huống “ Tiếng cười – bí quyết kinh doanh của các đại công ty” (trang 39) và trả lời câu hỏi: 1. MW đã áp dụng nguyên tắc gì trong kinh doanh? Hãy phân tích nguyên tắc đó? 2. Bài học gì rút ra cho nhà quản trị?


Page 2

YOMEDIA

Bài giảng chương 2: Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị do ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng biên soạn gồm các nội dung chính như: khái niệm quy luật, đặc điểm của quy luật, phân loại quy luật, các nguyên tắc cơ bản của quản trị, yêu cầu của nguyên tắc quản trị,...

11-09-2017 390 23

Download

Quy luật tự nhiên kỹ thuật là gì

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.