Rắn hổ trâu bao nhiêu 1 kg?

(Dân trí) - Lên vùng sỏi đá Kon Rẫy (Kon Tum) để lập nghiệp, lão nông Lê Văn Vân (55 tuổi, trú tại thôn 2, xã Tân Lập) vẫn trăn trở “nuôi con gì, trồng cây gì”. Với quyết định “đánh liều” đến với nghề nuôi rắn hổ trâu, gần 2 năm ông đã thu về số tiền “khủng” từ trứng và rắn con.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Vĩnh Phúc, năm 2010, ông Vân cùng vợ đã vào huyện Kon Rẫy (Kon Tum) để lập nghiệp. Khi đặt chân lên vùng sỏi đá huyện Kon Rẫy, ông Vân chán nản khi nghề nuôi bò, dê bị thu lỗ. Sau đó, lão nông “chân đất” lại chuyển qua trồng đủ các loại hoa màu như cao su, cà phê...nhưng vẫn không thể mang lại hiệu quả kinh tế.

Đang trong vòng luẩn quẩn thì ông Vân được một người bạn giới thiệu về nghề nuôi rắn hổ trâu. Không chần chừ, chỉ sau một đêm suy nghĩ ông quyết định dồn hết tiền bán bò, dê, vườn để xây dựng chuồng trại và mua hơn 150 con rắn giống.

Hãi hùng với lão nông nuôi rắn hổ trâu thu tiền “khủng”

Trang trại nuôi loài rắn “khủng” của lão nông Lê Văn Vân chỉ khoảng 500m2 với hơn 90 ô chuồng, diện tích mỗi một ô chuồng có chiều cao khoảng 0,8m2. Qua hai năm nuôi, ông Vân đã có khoảng hơn 100 con rắn hổ trâu mẹ, hàng trăm con rắn con và trứng rắn nhằm phục vụ cho nhau cầu trên thị trường. Để tìm hiểu cách chăm sóc thì ông Vân đã lên học các tập tính sinh trưởng của rắn và đi các trang trại nuôi rắn ở Đăk Lăk, Lâm Đồng… để học hỏi kinh nghiệm.

Hãi hùng với nghề nuôi rắn hổ trâu của lão nông

Tâm sự với chúng tôi, ông Vân chia sẻ: “Trước tôi nuôi bao nhiêu bò, dê và các loại hoa màu nhưng vẫn không đủ ăn, kinh tế ngày càng thụt lùi. Khi nghe được nghề nuôi rắn, độc lạ nguồn mà nguồn đầu ra đang dồi dào nên tôi đã quyết định liều một phen. Cũng không nghĩ là nuôi rắn đâu, vì hồi trước cũng sợ rắn lắm chứ, đánh liều sống thử với rắn xem sao. Chỉ trong hai năm, riêng tiền bán rắn con và trứng rắn thì tôi đã thu lại vốn và có lãi…”.

“Loài rắn này khá là dễ nuôi, lại ít bệnh tật, tuy nhiên phải hết sức lưu ý đến môi trường sống của rắn. Phải tạo độ ẩm phù hợp (độ ẩm tốt nhất từ 50-60%), xây dựng chuồng không quá chật và lót cát hoặc đất khô. Sau đó, hằng ngày phải kiểm tra độ ẩm, nhất là khi rắn lột xác nhằm phòng tránh các bệnh cho rắn..”, ông Vân cho biết thêm.

Lão nông thu nhập “khủng” từ nghề nuôi rắn hổ trâu

Được biết, đến thời kì giao phối ông đã ghép 3 con cái vào một ô chuồng chứa một con đực. Thời gian giao phối khoảng trong 2 tháng, mỗi 1 lần thì rắn mẹ đẻ được từ 15-18 quả, tỷ lệ trứng nở thành công đạt hơn 90%. Sau đó, tiến hành ấp thêm khoảng 85-90 ngày sẽ nở thành con rắn con.

Qua khoảng 2-3 năm thì có thể xuất bán được một con rắn trưởng thành với giá từ 600.000 đồng đến 700.000 đồng/kg. Còn giá của một quả trứng rắn sẽ có giá khoảng 70.000 đồng đến 100.000 đồng/quả. Ngoài việc bán trứng, nhiều bạn hàng đã đặt mua rắn giống, tuy nhiên hiện tại trang trại rắn của ông Vân đã “cháy hàng” vì không đủ rắn giống để cung ứng cho thị trường. Với giá thị trường từ 1 đến 1, 5 triệu đồng/con rắn trưởng thành, thì gia đình ông Vân đã “bỏ túi” hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trang trại khủng của lão nông Lê Văn Vân

Ngoài ra, để giảm chi phí thì ông Vân đã nuôi một trang trại ếch để bán và phục vụ làm thức ăn cho rắn. Theo ông Vân thì loài rắn này ít tốn thức ăn, trung bình rắn lớn 1 tuần sẽ ăn một con ếch, còn rắn nhỏ thì 3 ngày sẽ ăn một lần con.. Hiện tại, ông Vân đang có dự định sẽ nhân rộng quy mô và giúp đỡ những hộ có nhu cầu làm giàu từ mô hình nuôi rắn hổ trâu.

Anh Nguyễn Thái Trung (41 tuổi, ấp 1, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, Đồng Nai) đã thành công nhờ mô hình nuôi rắn ráo trâu (rắn hổ vện).

Anh Trung giới thiệu quy trình nuôi rắn

Năm 2011, anh Trung tình cờ xem ti vi giới thiệu về mô hình nuôi rắn ráo trâu ngoài tỉnh Vĩnh Phúc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh tiếp tục tìm hiểu thì được biết người dân ở một số tỉnh miền Tây cũng đang nuôi rắn ráo trâu...
 

Sau khi làm xong 70 chuồng gỗ, anh Trung vay mượn 50 triệu đồng xuống tỉnh Đồng Tháp tìm mua 50 kg rắn giống (mỗi kg rắn trị giá 1 triệu đồng) về nuôi. Khi bắt tay vào làm, anh gặp rất nhiều thử thách, vì rắn ráo trâu là loài động vật hoang dã chuyên ăn mồi sống ngoài thiên nhiên. Hằng đêm, anh phải đội đèn pin đi rọi bắt mồi sống như cóc, ếch, nhái… cho rắn ăn.
 

Thế nhưng, cách chăm sóc này chỉ kéo dài được một thời gian vì nguồn thức ăn ngoài thiên nhiên cạn dần, đặc biệt mỗi khi nắng lên thì không có mồi cho rắn ăn. Anh Trung phải vay mượn 10 triệu đồng đầu tư xây chuồng trại nuôi ếch để dùng làm nguồn thức ăn cho rắn nhưng cũng không khả thi. Ếch nuôi lớn khiến rắn nhỏ không ăn được. Khó khăn chồng chất khó khăn khiến anh Trung chán nản và tính bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng rồi nghĩ tới số tiền vay mượn để đầu tư vào mô hình này nên anh quyết tâm làm bằng được.
 

Anh Trung nghĩ ra cách là tập cho rắn ăn mồi chết (mua gà từ các công ty ấp nở trứng với giá 10.000 đồng/kg rồi đem về làm sạch, cắt từng miếng mồi nhỏ và dự trữ trong tủ đông để cho rắn ăn dần). Thời gian đầu anh gặp khó khăn vì loài hoang dã này có thói quen thấy con mồi di chuyển thì nó mới đớp ăn, giờ chuyển qua mồi chết thì không quen.
 

Nhờ kiên trì cho ăn cuối cùng một số con rắn đã chịu ăn mồi. Đối với những con rắn không chịu ăn thì anh đem bán và chỉ giữ lại những con chịu ăn mồi để nuôi thuần chủng giống và cho sinh sản tăng đàn.
 

Có thời điểm đàn rắn của anh tăng lên đến 2.000 con (cả rắn giống, thương phẩm và rắn con). “Năm 2013, mô hình nuôi rắn của tôi bắt đầu đi vào ổn định. Đến năm 2014, tôi bắt đầu có rắn bán để thu hồi vốn và những năm sau này xuất bán đều có lời”, anh Trung tâm sự.
 

Theo anh Trung, trước đây, thị trường tiêu thụ rắn ráo trâu rất lớn, ngày nào cũng có khách hàng gọi điện đến hỏi mua; giá rắn luôn ổn định ở mức cao. Cụ thể, rắn thương phẩm có giá từ 400.000 - 500.000 đồng/kg; rắn giống từ 120.000 – 200.000 đồng/con (tùy vào con nhỏ hay lớn). Nhưng năm nay giá rắn ngoài thị trường giảm chỉ còn 300.000 đồng/kg. Trong khi nhiều người làm ăn cầm chừng hoặc thất bại thì mô hình của anh vẫn mang lại hiệu quả, ổn định. Thu nhập trung bình mỗi năm của anh từ 400 - 500 triệu đồng.


Trang trại của anh Trung chia thành 3 khu: 1 khu dành cho rắn sinh sản và 2 khu nuôi rắn thương phẩm và rắn con. Hiện anh đang tiếp tục đầu tư khoảng 200 triệu đồng để xây dựng thêm chuồng trại, mở rộng quy mô nuôi.Chia sẻ “bí quyết”, anh Trung cho biết, anh tự tạo được giống nuôi, mua nguồn thức ăn cho rắn với giá rẻ, tìm được mối khách hàng ổn định. “Một con rắn nuôi từ nhỏ đến khi xuất bán có trọng lượng trung bình 2kg. Với giá bán trung bình 600.000 đồng/con, sau khi trừ 200.000 đồng chi phí chăm sóc thì tôi vẫn có lời”, anh Trung tâm sự.
 

Theo anh Trung, rắn có 2 loại bệnh rất quan trọng: tiêu chảy (do thức ăn không đảm bảo chất lượng) và bệnh phổi (do nhiệt độ không thích hợp). Nếu người nuôi không can thiệp kịp thời thì khoảng 2-3 ngày rắn sẽ chết. “Hiện thuốc đặc trị cho loài động vật hoang dã chưa có, nên tôi phải tự tìm hiểu, nghiên cứu và kết hợp nhiều loại thuốc với liều lượng phù hợp để trị bệnh cho rắn”, anh Trung nói.

Hạt Kiểm lâm huyện Định Quán (Đồng Nai) cho biết, trên địa bàn huyện có hơn 10 hộ nuôi rắn ráo trâu. Nghề này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần giảm áp lực việc săn bắt, bảo vệ động vật hoang dã trong tự nhiên trước nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, người nuôi phải đăng ký với cơ quan chức năng theo quy định.

Chủ đề