Rừng và trồng rừng có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất

Rừng là gì? Nhiều người cho rằng đây chỉ là một câu hỏi đùa. Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về khái niệm “rừng” chưa. Cũng như vai trò của rừng trong đời sống của chúng ta chưa. Rừng có tác dụng vô cùng to lớn đối với mọi mặt của xã hội. Hãy cùng Social Forestry tìm hiểu rõ về giá trị của rừng trong đời sống con người.

Rừng là gì?

Rừng là một quần xã sinh vật có diện tích đủ lớn. Trong đó, thành phần chủ yếu đóng vai trò chủ chốt là cây rừng.

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, rừng còn có giá trị vô cùng lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội.

Vai trò của rừng là gì?

Một số vai trò và tác dụng to lớn của rừng có thể kể đến đó là:

  • Cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu.
  • Là môi trường sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật.
  • Nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất.
  • Chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.
  • Phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái.
  • Là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm.

Đối với đời sống xã hội

  • Rừng điều hòa không khí trong lành: Mọi người đều biết, cây xanh có khả năng quang hợp. Do đó, rừng giống như một nhà máy thu nhận khí Cacbonic (CO2) và sản xuất ra Oxy (O2),… Đặc biệt là trong tình trạng trái đất đang ngày một nóng lên như hiện nay, thì việc giảm lượng khí CO2 là điều cực kỳ quan trọng.
  • Giúp điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất: Vai trò của rừng là đặc biệt quan trọng trong phòng chống thiên tai. Điều hòa  và giảm dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, chúng còn giúp khắc phục xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng hồ, lòng sống, điều hòa dòng chảy của sông, suối.
  • Rừng có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên.
  • Chống cát ven biển di động: Rừng có vai trò giúp che chở cho vùng đất đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.

Rừng và trồng rừng có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất

Đối với đời sống và sản xuất

Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần xã sinh vật khổng lồ bao gồm môi trường đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Vai trò của rừng đối trong đời sống và hoạt động sản xuất của con người:

  • Là nguồn cung cấp củi đốt, nguồn nguyên liệu gỗ.
  • Rừng là nơi trú ngụ khổng lồ và vô cùng tuyệt vời của các loại động thực vật quý hiếm. Nguồn cung cấp dược liệu, các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Là nguồn gen để nghiên cứu khoa học…

Do đó, mỗi quốc gia cần có một diện tích rừng tối ưu khoảng 45%, đây là một trong những tiêu chí an ninh môi trường vô cùng quan trọng.

Vai trò đối với nền kinh tế

Rừng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia có vai trò mật thiết. Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam có ghi rõ: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.”

Rừng và trồng rừng có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất

  • Cung cấp nguồn gỗ làm vật liệu xây dựng, nguồn nhiên liệu phục vụ cho đời sống hằng ngày của con người
  • Thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản, gỗ, sợi, giấy, gỗ trụ mô,… phát triển mạnh mẽ.
  • Là một nguồn dược liệu rất quý: Các vị thuốc như đương quy, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi…
  • Nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người: Có thể kể đến như mộc nhĩ, nấm hương.
  • Rừng còn giúp thúc đẩy các hoạt động du lịch, khám phá thiên nhiên, thám hiểm.

Vai trò của tài nguyên rừng

Đối với các dân tộc sinh sống tại các vùng núi ở nước ta, rừng đóng vai trò là nguồn thu nhập chủ yếu. Nguồn tài nguyên này là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động. Đây cũng là yếu tố giúp xóa đói giảm nghèo cho xã hội.

Tài nguyên rừng còn giúp cung cấp nguồn gen quý hiếm từ những động thực vật rừng cần được bảo tồn. Nguồn tài nguyên vô tận giúp điều hòa nhiệt độ, lượng nước và không khí. Con người thường sử dụng các tài nguyên khai thác từ rừng phục vụ cho đời sống hằng ngày.

Tài nguyên rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo được. Tuy vậy, nếu như không có biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý thì nguồn tài nguyên này cũng dần bị cạn kiệt. Do đó việc bảo vệ rừng là vấn đề cần thiết đặc biệt quan trọng. Và cần nhận được sự quan tâm lớn từ mỗi quốc gia.

Bảo vệ rừng là vấn đề cấp bách

Vai trò của rừng như kể trên là đặc biệt quan trong trong đời sống, sản xuất, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, hiện nay tình hình chặt phá rừng và khai thác rừng bừa bãi đang diễn ra một cách ngang nhiên và đáng báo động. Nhiều đối tượng vì cái lợi trước mắt của bản thân mà quên đi lợi ích lâu dài của toàn xã hội.

Rừng và trồng rừng có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất

Khi những khu rừng dự trữ đầu nguồn đang dần bị chặt phá sẽ khiến cho thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên, với những hậu quả nặng nề hơn. Làm xói mòn đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.

Hệ sinh thái rừng bị tàn phá cướp đi nơi trú ngụ của các loài sinh vật. Bên cạnh đó, tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy của người dân cũng cũng khiến diện tích rừng bị suy giảm một cách trầm trọng.

Do đó, nhà nước và xã hội cần bảo vệ rừng bằng những hành động thiết thực. Coi đây là một vấn đề quan trọng và phải thực hiện ngay. Cần tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ rừng. Đặc biệt là những đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kiến thực dễ bị kể gian lợi dụng. Ngoài ra, cần tích cực trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Nhà nước cũng cần có những chính sách xử phạt nghiêm minh phù hợp dành cho những đối tượng cố tình tàn phá rừng.

Bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính bản thân bạn và những người thân. Bởi vai trò của rừng là vô cùng to lớn. Đây không phải vấn đề ngày một ngày hai là có thể giải quyết và cũng không phải là vấn đề của riêng ai. Tất cả chúng ta phải chung tay vào cuộc vì một tương lai tốt đẹp.

Rừng và trồng rừng có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất

SocialForestry.org.vn được biết đến là cổng điện tử cung cấp những thông tin, kiến thức liên quan tới sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung và các bệnh về dạ dày nói riêng. Chúng tôi luôn tập chung để xây dựng và phát triển website với hệ thống nội dung đầy đủ và chính xác, nhằm cung cấp các lý thuyết và kinh nghiệm trong việc chăm sóc và điều trị sức khỏe cho các độc giả một cách tốt nhất.

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp môn Công nghệ 7 để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

Bài: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng

  • A. Lý thuyết
    • I. Vai trò của rừng và trồng rừng
    • II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết

I. Vai trò của rừng và trồng rừng

Vai trò của rừng:

- Phòng hộ, chống xói mòn.

- Cải tạo môi trường sống.

- Cung cấp gỗ.

- Cải tạo đất.

II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta

1. Tình hình rừng ở nước ta:

Bị tàn phá nghiêm trọng diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh chóng; diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng.

Số liệu so sánh về tốc độ tàn phá rừng ở nước ta:

19431995
Diện tích rừng tự nhiên14,350,000 ha8,253,000 ha
Độ che phủ rừng43%28%
Diện tích đồi trọcKhông đáng kể13,000,000 ha

Một số ví dụ về tác hại của sự phá rừng: đất đai bị xói mòn, dễ bị ngập lụt khi mưa lớn, khí hậu biến đổi, …

2. Nhiệm vụ của trồng rừng:

Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp trong đó có:

- Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.

- Trồng rừng phòng hộ: phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng ven biển (chắn gió, chống cát bay, cải tạo bãi cát, …).

- Trồng rừng đặc dụng: vườn Quốc gia, khu bảo tồn, …

Ở địa phương em, nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu? Ở địa phương em chủ yếu trồng rừng phòng hộ bởi địa hình núi cao, dễ sạt lở do mưa lớn nên cần có rừng đầu nguồn che chở.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất gồm:

A. Hấp thụ khí Cacbonic, giải phóng khí Oxy.

B. Tán rừng và cây cỏ ngăn cản nước rơi và dòng chảy.

C. Để sản xuất các vật dụng cần thiết cho con người.

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích: (Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất gồm:

- Hấp thụ khí Cacbonic, giải phóng khí Oxy.

- Tán rừng và cây cỏ ngăn cản nước rơi và dòng chảy.

- Để sản xuất các vật dụng cần thiết cho con người - Hình 34 SGK trang 55)

Câu 2: Diện tích rừng tự nhiên của nước ta năm 1995 là:

A. 14.350.000 ha.

B. 8.253.000 ha.

C. 13.000.000 ha.

D. 5.000.000 ha.

Đáp án: B

Giải thích: (Diện tích rừng tự nhiên của nước ta năm 1995 là: B. 8.253.000 ha - Hình 35 SGK trang 56)

Câu 3: Tình hình rừng nước ta từ năm 1943 đến 1995 là:

A. Tăng diện tích rừng tự nhiên.

B. Giảm độ che phủ của rừng.

C. Giảm diện tích đồi trọc.

D. Tất cả các ý đều sai.

Đáp án: B

Giải thích: (Tình hình rừng nước ta từ năm 1943 đến 1995 là: Giảm độ che phủ của rừng - Hình 35 SGK trang 56)

Câu 4: Độ che phủ của rừng năm 1943 là bao nhiêu %?

A. 20% B. 28% C. 52% D. 43%

Đáp án: D

Giải thích: (Độ che phủ của rừng năm 1943 là 43% - Hình 35 SGK trang 56)

Câu 5: Diện tích đồi trọc nước ta năm 1995 là:

A. 14.350.000 ha.

B. 8.253.000 ha.

C. 13.000.000 ha.

D. 5.000.000 ha.

Đáp án: C

Giải thích: (Diện tích đồi trọc nước ta năm 1995 là: 13.000.000 ha - Hình 35 SGK trang 56)

Câu 6: Diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta là :

A. 17 triệu ha.

B. 18,9 triệu ha.

C. 19,8 triệu ha.

D. 16 triệu ha.

Đáp án: C

Giải thích: (Diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta là : 19,8 triệu ha - SGK trang 56)

Câu 7: Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ gồm:

A. Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và sản xuất.

B. Chắn gió bão, sóng biển.

C. Nghiên cứu khoa học.

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: B

Giải thích: (Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ gồm: Chắn gió bão, sóng biển - SGK trang 56)

Câu 8: Một ha rừng có khả năng hấp thụ bao nhiêu kg khí cacbonic trong một ngày đêm?

A. 300 – 330 kg.

B. 100 – 200 kg.

C. 320 – 380 kg.

D. 220 – 280 kg.

Đáp án: D

Giải thích: (Một ha rừng có khả năng hấp thụ 220 – 280 kg khí cacbonic trong một ngày đêm - Phần Có thể em chưa biết SGK trang 57)

Câu 9: Rừng trên toàn thế giới chiếm bao nhiêu % diện tích mặt đất?

A. 20% B. 30% C. 40% D. 50%

Đáp án: A

Giải thích: (Rừng trên toàn thế giới chiếm 20 % diện tích mặt đất - Phần Có thể em chưa biết SGK trang 57)

Câu 10: Một ha rừng có thể lọc không khí bao nhiêu tấn bụi trong một năm?

A. 50 – 70 tấn.

B. 35 – 50 tấn.

C. 20 – 30 tấn.

D. 10 -20 tấn.

Đáp án: A

Giải thích: (Một ha rừng có thể lọc không khí 50 – 70 tấn bụi trong một năm - Phần Có thể em chưa biết SGK trang 57)

Bài: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng trên đây với các nội dung kiến thức cần nắm vững về vai trò, nhiệm vụ của rừng đối với chúng ta, nhiệm vụ trồng rừng và tình hình rừng của nước ta trong những năm vừa qua.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 7: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải SBT Công nghệ 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.