Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Tập làm văn - Luyện tập tả cảnh. 1. Đọc bài Mưa rào (Tiếng Việt 5, tập một, trang 31) và trả lời câu hỏi

Tập làm văn - Luyện tập tả cảnh

1. Đọc bài Mưa rào (Tiếng Việt 5, tập một, trang 31) và trả lời câu hỏi

a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến ?

Mây: .................

Gió: .................

b) Ghi lại những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.

Tiếng mưa: .................

Hạt mưa: .................

c) Ghi lại những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:

Trong mưa: .................

Sau cơn mưa: .................

d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào ?

M : Bằng mắt (thị giác): thấy những đám mây biến đổi.
............................

2. Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa:

...........................

Trả lời :

1. 

a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?

Mây

- Những đảm mây lớn và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.

Gió

- Thổi giật, mát lạnh, mang theo hơi nước.

- Khi mưa xuống: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

b) Ghi lại những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.

Tiếng mưa

- Lúc đầu: lẹt đẹt ... lẹt đẹt, lách tách

- Về sau: mưa ù, xuống rào rào, rầm rập, đồm độp, đập bùng bùng, đổ ồ ồ.

Hạt mưa

- Những giọt nước lăn xuống mái hiên; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.

- Hạt mưa : ngã, bay, tỏa bụi nước trắng xóa.


c) Ghi lại những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa :

Trong mưa

- Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.

+ Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.

+ Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm, tiếng sấm của mưa đầu mùa.

Sau cơn mưa

- Trời rạng dần.

+ Chim chào mào hót râm ran.

+ Phía đông một mảng trời trong vắt.

+ Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.


d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào ?

M : Bằng mắt (thị giác): thấy những đám mây biến đổi.

- Bằng mắt (thị giác) : thấy những đám mây biến đổi, thấy mưa rơi, thấy bầu trời đổi thay; thấy cây cỏ, con vật trong cơn

mưa, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn xối xả, khi ngớt mưa.

- Bằng tai nghe (thính giác): nghe được tiếng gió thổi; mưa và biết được nó biến đổi như thế nào, tiếng sấm, tiếng chim

chào mào hót.

- Bằng cảm nhận của da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của gió nhuốm hơi nước trước cơn mưa.

- Bằng mũi ngửi (khứu giác): biết được mùi nồng ngại ngái; xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.

2. 

Mở bài : Giới thiệu bao quát, quang cảnh bầu trời.

Thân bài : (Tả các bộ phận của cảnh vật)

- Nền trời.

- Mây.

- Gió.

- Sấm, chớp.

- Từng hạt mưa (hình dạng)

- Không khí biến chuyển ra sao ?

- Cây cối.

- Các hoạt động của người, vật.

- Dòng nước mưa chảy.

* Nếu tả mưa lâu :

+ Sau cơn mưa quang cảnh ra sao ?

+ Hoạt động của người, vật?

+ Nền trời

Kết bài : Phát biểu cảm nghĩ.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 5 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Xem thêm tại đây: Tập làm văn - Luyện tập tả cảnh - Tiết 1 - Tuần 3

Tập làm văn - Luyện tập tả cảnh (dựng đoạn mở bài, kết bài). 1. Đọc hai đoạn mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường.

Tập làm văn - Luyện tập tả cảnh (dựng đoạn mở bài, kết bài)

1. Đọc hai đoạn mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Xác định đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp (bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp).

Đoạn

Mở bài trực tiếp

Mở bài gián tiếp

a) Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.

b) Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường - con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.


2. Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).

a) Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.

b) Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô, bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.

Giống nhau

Khác nhau

Không mở rộng

Mở rộng

 ............

 .................

 ............


3. Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.

Trả lời :

1. 

Đoạn

Mở bài trực tiếp

Mở bài gián tiếp

a) Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.

 +

b) Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường - con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.

 +

Giải thích :

- Đoạn a) là cách Mở bài trực tiếp vì kể ngay (nói ngay) đến đối tượng được tả.

- Đoạn b) là cách Mở bài gián tiếp vì nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hoặc đối tượng định tả.

2. 

Giống nhau

Khác nhau

Không mở rộng

Mở rộng

- Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.

- Khẳng định con đường rất thân thiết với học sinh.

- Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.

3. 

- Mở bài : Mỗi ngày, trên ti vi, trên báo chí giới thiệu rất nhiều cảnh đẹp của đất nước ta. Em cũng đã từng được đi du lịch nhiều nơi. Em đã đến bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Nha Trang hay những đồi cát vàng ở Mũi Né, em cũng đã được biết đến không khí khoáng đãng của đất trời Đà Lạt. Thế nhưng, dù đi đâu, về đâu, em vẫn thấy gần gũi nhất, thân thuộc nhất chính là thị xã quê hương em.

- Kết bài : Em rất yêu quý nơi em ở. Nếu có dịp xin hãy đến thăm thị xã quê em. Tuy là thị xã nhỏ nhưng quang cảnh rất đẹp, khí hậu dễ chịu và nhất là người dân ở đây có lòng hiếu khách vô cùng. Các bạn hãy ghé thăm nhé!

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 5 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tập làm văn: Luyện tập tả cảnh