Học sinh điều khiển xe mô tô đến trường không đội mũ bảo hiểm là vi phạm

Từ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần đến nay, trên địa bàn tỉnh, tình trạng điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm diễn ra khá phổ biến, nhất là các đối tượng thanh, thiếu niên với các biểu hiện bất chấp, coi thường pháp luật.

Học sinh điều khiển xe mô tô đến trường không đội mũ bảo hiểm là vi phạm
Tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây, đặc biệt là đối tượng thanh, thiếu niên.

Từ đầu năm đến nay, tình trạng thanh, thiếu niên, học sinh điều khiển xe máy, xe điện không đội mũ bảo hiểm gia tăng trên địa bàn tỉnh. Điều đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên, học sinh hiện nay có tư tưởng nhờn luật, chạy theo lối sống ảo “ra đường không đội mũ bảo hiểm mới là đẳng cấp”. Những suy nghĩ lệch lạc, thiếu định hướng, thiếu sự giáo dục của gia đình đã dẫn đến những hình ảnh “chướng tai, gai mắt” tại các ngã tư, trên các tuyến đường. Nhiều thanh, thiếu niên, học sinh không chỉ không đội mũ bảo hiểm, mà còn “thản nhiên” vượt đèn đỏ tại các nút giao thông có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, thậm chí bất chấp vi phạm các lỗi chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng. Điều này thực sự gây nguy hiểm cho người đi đường, các phương tiện giao thông khác và cho chính tính mạng của các em khi xảy ra va chạm, tai nạn trên đường. Điều đáng nói, nhiều gia đình đã nuông chiều, mua sắm xe máy phân khối lớn, thiếu sự quản lý, để con em mình điều khiển xe mô tô, xe máy, xe điện tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm và vi phạm Luật Giao thông đường bộ với những hành vi khác.

Không chỉ tại địa bàn TP Thanh Hóa, tình trạng này cũng diễn ra phức tạp trên địa bàn các địa phương khác trong tỉnh. TP Sầm Sơn được xem là địa bàn nóng về tình trạng vi phạm luật giao thông của thanh, thiếu niên, học sinh. Tình trạng không đội mũ bảo hiểm xảy ra khá phổ biến trên các tuyến đường của địa phương này. Một bộ phận thanh, thiếu niên còn tụ tập, điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng. Trong khi đó, trên địa bàn thị trấn Tân Phong (Quảng Xương), tình trạng không đội mũ bảo hiểm tương tự cũng đã xảy ra, đặc biệt là trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn gần khu vực các trường THPT và tại các tuyến đường liên xã trên địa bàn. Tại một số huyện miền núi, khi không có lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, tình trạng không đội mũ bảo hiểm cũng khá phổ biến. Tại các tuyến đường chính của thị trấn Kim Tân (Thạch Thành), không quá khó khăn để bắt gặp người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm. Các đối tượng vi phạm không chỉ là thanh, thiếu niên, học sinh, mà còn có cả người lớn.

Trước tình hình đó, thực hiện chỉ đạo của Công an tỉnh, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, công an các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã đồng loạt ra quân xử lý tình trạng vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy, xe điện. Là một trong những địa bàn “nóng”, Công an TP Thanh Hóa đã liên tục mở các đợt ra quân xử lý tình trạng thanh, thiếu niên, học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Từ đầu tháng 3, Công an TP Thanh Hóa đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Cơ động (Công an tỉnh) thành lập các tổ công tác ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm đối với đối tượng thanh, thiếu niên, học sinh điều khiển phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông trước cổng các trường, các nút giao thông có đèn tín hiệu giao thông, tập trung xử lý các hành vi vi phạm đặc biệt là điều khiển xe mô tô, gắn máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm.

Đây cũng là cách làm mà công an các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã và đang thực hiện có hiệu quả. Cơ quan công an bên cạnh việc thành lập các tổ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, còn tích cực phối hợp với lực lượng chức năng của các xã, phường, thị trấn; ban giám hiệu các nhà trường thực hiện công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình; rà soát, lập danh sách những thanh, thiếu niên, học sinh có biểu hiện vi phạm an toàn giao thông để có biện pháp răn đe, giáo dục phù hợp; xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm, triệt phá nhiều nhóm thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập, tổ chức điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, lạng lách... Lực lượng chức năng còn trực tiếp kiểm tra từng địa điểm trông giữ các phương tiện có biểu hiện vi phạm; huy động lực lượng, phương tiện triển khai linh hoạt, có hiệu quả các chiến thuật, biện pháp nghiệp vụ để chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và bắt giữ, xử lý thanh, thiếu niên và học sinh có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Với các đối tượng vi phạm khác, lực lượng cảnh sát giao thông bên cạnh việc xử phạt nghiêm, còn tích cực tuyên truyền, vận động, giáo dục để không tái phạm lần sau.

Qua số liệu thống kê sơ bộ, tính trong 2 tháng gần đây, Công an TP Thanh Hóa đã xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm không đội mũ bảo hiểm. Công an Quảng Xương xử phạt gần 200 trường hợp vi phạm. Các địa phương khác cũng ra quân mạnh tay xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm. Đặc biệt, riêng đối với các đối tượng vi phạm là học sinh, thanh, thiếu niên, cơ quan công an phối hợp với nhà trường, gia đình để có các biện pháp răn đe, giáo dục, qua đó tăng cường công tác quản lý con em mình, không để xảy ra vi phạm. Cơ quan chức năng cũng lập danh sách các đối tượng vi phạm nhiều lần để có hướng xử lý nghiêm minh nhất.

Thực hiện chỉ đạo của Công an tỉnh Thanh Hóa, bắt đầu từ tháng 3, lực lượng công an trên địa bàn toàn tỉnh ra quân tăng cường xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đối với các đối tượng là thanh, thiếu niên, học sinh, trong đó đặc biệt xử lý nghiêm hành vi không đội mũ bảo hiểm và các hành vi vi phạm khác, chấn chỉnh và lập lại trật tự an toàn giao thông tại các địa bàn nóng tại khu vực đô thị, cũng như trên địa bàn khu vực nông thôn. Việc đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của thanh, thiếu niên, học sinh sẽ được lực lượng công an trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện liên tục, bảo đảm tính răn đe, kỷ cương pháp luật ở mức cao nhất cho đến khi tình hình được đảm bảo ổn định.

Bài và ảnh: Gia Khánh

Học sinh điều khiển xe mô tô đến trường không đội mũ bảo hiểm là vi phạm:


A.

B.

C.

D.

09/11/2021

Hỏi. Cuối tuần, chị Hà mượn xe đạp điện của con gái để đi chợ. Chị thường thấy con đội mũ bảo hiểm khi chạy xe đi học nhưng chị nghĩ mình đi xe này cũng giống như xe đạp bình thường nên không cần đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, hành vi của chị Hà đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo điểm e, Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thì Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Căn cứ các quy định trên, xe đạp điện cũng thuộc các đối tượng quy định cần đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Hành vi của người tham gia giao thông không tuân thủ đúng quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, điểm d Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi “Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;”

Như vậy, hành vi của người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như tình huống trên theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Vì vậy, mọi người khi tham gia giao thông nên tìm hiểu rõ các quy định pháp luật và đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông để vừa bảo vệ an toàn cho mình và cho người khác./.

PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Học sinh điều khiển xe mô tô đến trường không đội mũ bảo hiểm là vi phạm

Từ 01/01/2022, không đội mũ bảo hiểm bị phạt tiền gấp đôi (Ảnh minh họa)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

Trong đó, nhiều quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng:

n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Hiện hành, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng.

Cụ thể, tại điểm i, k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng cá nhân thực hiện hành vi sau:

- Người điều khiển xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

- Người điều khiển xe chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng bãi bỏ điểm i, k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng, tăng gấp đôi so với hiện nay.

Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Tải ngay iThong về điện thoại của bạn để tra cứu mức phạt giao thông

Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:

Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY

Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY

Hoặc Quét mã QR dưới đây:


Học sinh điều khiển xe mô tô đến trường không đội mũ bảo hiểm là vi phạm

>>> Xem thêm: Công an xã có quyền xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không?

Người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị hốt xe máy hay tước bằng lái xe không?

Đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị hốt xe đạp điện không?

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN