Sau sinh bao lâu ăn được cá chép

Các sản phụ sau khi sinh cần một nguồn thực phẩm phong phú và dồi dào để bồi bổ cơ thể và cung cấp một nguồn sữa chất lượng cho con bú. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiều về cá chép và một số món ăn về cá chép tốt cho mẹ sau sinh.
Cá chép, hay một số địa phương còn gọi là cá gáy. Một loài cá sống ở các ao hồ vùng nước ngọt hoặc được nuôi trong đầm. Cá chép có màu vàng và đen sẫm dần về phía sau lưng, vẩy cá chép tròn và to, xếp chồng lên nhau như ngói lợp. Thân cá chép hình bầu dục, người xưa thường ca ngợi cá chép là loại thực phẩm thượng hạng. Cá chép tuy nhiều xương, không mềm, nhưng đổi lại thịt dầy và béo, nhưng đổi lại thịt trắng mịn, thơm ngon.

cá chép được mệnh danh là loại thực phẩm thượng hạng

Theo đông y, cá chép có tính bình, vị ngọt, có tác dụng vào các tạng, tỳ vị và thận. Cá chép có tác dụng kiện tỳ vị, lợi tiểu, chữa sưng phù, thông sữa, chữa ho, cá chép cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Khi mua cá chép, các mẹ nên lưu ý một số điều sau đây: Không mua cá chép đã chết hoặc cá dính nhiều rong rêu, vẩy cá xù xì, mang cá đen, nhợt nhạt vì loại cá này sống trong môi trường ô nhiễm, thịt cá chứa nhiều tạp khuẩn, ăn vào sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên mua những con cá còn sống, da trơn,mang đỏ tươi. Dinh dưỡng có trong thịt cá chép. Trong thịt cá chép chứa rất nhiều đạm, chất béo. Một số món ăn bài thuốc từ cá chép: Chữa suy nhược sau sinh Cá chép một con rửa sạch, hấp chín, lấy thịt

Gạo 200g, táo đỏ 50g, hạt sen 50g, bách hợp 50g, quả óc chó 50g, đương quy 4g. Dùng ninh cháo.

cháo cá chép chữa suy nhược sau sinh

Cá chép lợi sữa:

Cá chép có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như cá chép om dưa chua, cá chép hấp dưa, cháo cá chép. Nhưng có một món ăn rất ngon và lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh đó là cá chép kho nghệ, một món ăn đặc trưng của người Nghệ An.
Trong các nguyên liệu kho cá không thể thiếu được nghệ và hành củ, tương Nam Đàn và mật mía, đây là những nguyên liệu tự nhiên và rất dễ kiếm. Khi mua nghệ, mẹ nên chọn những củ nghệ tươi ngon, màu vàng sánh, khi kho cá sẽ cho một màu rất đẹp mắt. Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng bổ máu, đẹp da và khử mùi tanh của cá. Hành tăm là vị thuốc đông y có tác dụng giải cảm, trị ho, chữa đau bụng do ngộ độc thức ăn.

Tuy nhiên, các nguyên liệu này khi chê biến chỉ nên cho một lượng vừa đủ vì nếu bỏ nhiều nghệ sẽ làm cho cá mất ngon. Và để cá được dai, ngon và giữ được mùi thơm ta nên kho cá bằng nồi đất.

để có một nồi cá kho ngon chúng ta phải lựa chọ thật kỹ càng

Món cá chép kho nghệ chế biến không khó nhưng đòi hỏi mẹ phải lựa chọn rất kỹ càng. Nguyên liệu: Cá chép Tương Nam Đàn Hành tăm Mật mía Nghệ Nước chè xanh, thì là, bột nêm, dầu ăn,tiêu, ớt Cách làm: Cá mua về mổ bụng, bỏ ruột, đánh sạch vảy, cát đôi để ráo nước. Nghệ tươi rửa sạch, giã nhỏ

Bỏ cá đã ráo nước vào nồi rồi bỏ nghệ, hành tăm, dầu ăn vào nồi, sau đó rắc một ít mì chính, bột nêm ớt cay tươi, mật mía, ướp khoảng 10 – 15 phút, sau đó đun khoảng 3 phút cho cá ngấm gia vị rồi đổ nước chè xanh vào đun sôi sau đó bỏ tương Nam Đàn vào rồi vặn nhỏ lửa để cá có độ thơm và ngấm gia vị mà không bị cháy, nấu kỹ khoảng 20 phút khi thấy thịt cá chuyển màu đỏ, nước vàng sánh là được.

cá kho ăn cùng cơm nóng quả là một lựa chọn thông minh

Cá chép kho nghệ là món ăn bổ dưỡng và rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Món ăn này rất thích hợp ăn cùng cơm nóng. Các mẹ nên đưa cá chép vào các thực đơn hằng ngày của mình để duy trì lượng sữa cho bé bú và bồi bổ sức khoẻ nhé.

Sau sinh bao lâu ăn được cá chép

Theo quan niệm xưa, phụ nữ sau sinh mổ hay sinh thường đều phải kiêng ăn cá đến 3 tháng để tránh bị đau bụng, tiêu chảy, mất sữa. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định quan điểm này là không khoa học. Vậy phụ nữ đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá?

Sau sinh bao lâu ăn được cá chép
Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá? Mẹ biết sớm để không bỏ lỡ món ăn ngon nhé!

Cá là nguồn thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho phụ nữ sau sinh và trẻ em bởi chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D, omega-3 và vitamin B3 (niacin). Nếu bạn đang băn khoăn đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá và những lưu ý khi ăn cá sau sinh thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Theo các chuyên gia, những ngày đầu sau sinh mổ, việc kiêng khem các thực phẩm khó tiêu, đồ tanh trong chế độ ăn uống là rất cần thiết cho các sản phụ. Phụ nữ sau sinh ăn cá lúc này sẽ làm ức chế quá trình đông máu và khiến vết thương lâu lành hơn. Đôi khi, mẹ còn gặp hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu.

Vậy đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá? Sau sinh mổ nên ăn cá gì? Dưới đây là những lời khuyên mà bác sĩ đã khuyến cáo:

Trong tháng đầu: Mẹ không nên ăn cá và đồ tanh bởi đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ được lành lặn.

Tháng thứ 2 và 3: Mẹ có thể bắt đầu ăn cá nhưng với số lượng ít và chỉ 1-2 lần/tuần.

Sau 3 tháng: Lúc này vết mổ của mẹ đã lành lặn, cơ thể đã hồi phục một mức nhất định nên mẹ có thể ăn được cá. Tuy vậy, mẹ vẫn nên chọn loại cá thích hợp và không ăn cá quá nhiều. Bạn hãy sắp xếp thực đơn với món cá rải rác trong ngày để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

Lưu ý khi ăn cá sau sinh mổ

Sau sinh bao lâu ăn được cá chép

Khi đã biết đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá, bạn cũng nên biết cách xây dựng một thực đơn cá phù hợp bởi không phải loại cá nào cũng tốt và giàu dinh dưỡng. Vậy sau sinh mổ thì mẹ cần ăn cá như thế nào? Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần biết:

Tuyệt đối không ăn cá sống: Bởi lúc này, cá vẫn còn khá nhiều ký sinh trùng dễ gây nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và bé. Bạn nấu chín cá là cách đơn giản nhất giúp loại bỏ những mầm bệnh có thể gây ra bởi cá sống.

Chọn cá có hàm lượng thủy ngân thấp: Mẹ nên chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp hoặc không có trong bữa ăn của mình như cá hồi. Đây là loại cá vừa giàu omega-3 lại có hàm lượng thủy ngân thấp hơn các loại cá khác như cá thu, cá ngừ, cá kiếm…

Tránh ăn cá nếu bị dị ứng: Nếu mẹ có tiền sử bị dị ứng cá thì cần tránh không sử dụng trong giai đoạn nhạy cảm này.

Chọn nguồn cung cấp cá tươi, rõ nguồn gốc xuất xứ: Những cá đã ươn và ôi, mẹ không nên ăn bởi chúng có chứa chất histamin có thể gây ngộ độc, tệ hơn là tử vong.

Không cho quá nhiều muối vào cá biển: Nếu mẹ chọn cá biển thì không cần phải cho thêm quá nhiều muối bởi hàm lượng i-ốt trong cá đã khá nhiều rồi.

Cá phù hợp cho mẹ sau sinh mổ: Những loại cá tốt cho sức khỏe của chị em sau sinh mổ là cá chích, cá hồi, cá thu, cá chép,… Tuy nhiên, chị em cần cân đối và lựa chọn các loại cá phù hợp cho bản thân.

Mẹ cũng đừng quên làm phong phú thực đơn của mình bằng cách thêm các nguồn thực phẩm bổ dưỡng khác như trứng, thịt gà, sữa, rau xanh để cơ thể hồi phục nhanh chóng và bé phát triển tốt. Song song đó, bạn cũng cần lưu ý hạn chế ăn hải sản, rau muống, gạo nếp… Những thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng khiến cho vết mổ lâu lành hơn.

Qua đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá”. Cá có thể cung cấp cho phụ nữ sau sinh nguồn omega-3 dồi dào và chất này sẽ theo sữa mẹ truyền sang cho bé trong lúc bú. Tác dụng của omega-3 sẽ giúp trí não và thị lực của bé yêu phát triển khỏe mạnh đấy. Vì thế, mẹ hãy ăn cá đúng cách để có đủ dinh dưỡng nuôi con yêu tốt nhất nhé.

Lục Hoàng Linh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.