Sau sinh bao lâu ăn được mẻ

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau sinh bao lâu được ăn chua? Các chuyên gia khuyên bà đẻ cần kiêng đồ chua ít nhất 6 tháng để em bé được bú sữa mẹ với đủ lượng cần thiết mà không gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Nội dung bài viết:

  • Tại sao phải kiêng đồ chua sau sinh? Ăn đồ chua gây mất sữa ở phụ nữ sau sinh đúng hay sai?
  • Các loại thực phẩm chua ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ?
  • Sau sinh bao lâu được ăn chua?
  • Sau sinh ăn sữa chua được không?

Tại sao phải kiêng đồ chua sau sinh? 

Trên thực tế, thực phẩm chua thường dễ ăn, không gây ngán và cung cấp một số vitamin cần thiết cho con người. Nhưng cũng không thể quên lượng axit trong thực phẩm có vị chua rất cao, gây hại đến dạ dày, nhất là đối với phụ nữ sau sinh, cơ thể yếu ớt.

Phụ nữ sau khi sinh nên kiêng ăn đồ chua vì thực phẩm chua chứa nhiều axit, không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là mẹ mới sinh hệ tiêu hóa còn yếu, chưa phục hồi hoàn toàn. Mẹ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, tiêu chảy…

Ăn quá nhiều đồ chua có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, điều này là vô cùng nguy hiểm trong giai đoạn hậu sản khi người phụ nữ đã mất đi lượng máu khá lớn sau cơn vượt cạn, đồng thời lại phải đảm bảo nguồn sữa cho con bú

Đồ chua có chứa nhiều axit nên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh (Ảnh: istockphoto)

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đồ chua có gây mất sữa không?

Nếu nói ăn đồ chua sau sinh gây mất sữa hoàn toàn là không đúng. Những các chất trong đồ chua có thể ảnh hưởng tới chất lượng của sữa mẹ. Vì vậy hãy cân nhắc nếu bạn có ý định ăn đồ chua trong giai đoạn cho con bú nhé.

Ngoài ra nếu mẹ ăn nhiều loại thực phẩm lên men như dưa, cà được ngâm muối quá lâu sẽ khiến cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng, cản trở quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Trong một số trường hợp, cơ thể mẹ sẽ phản ứng, gây ra buồn nôn, mất tập trung, khó tiêu, xót ruột..

Khám phá thêm:

Mẹ sau sinh ăn sữa chua được không và những lầm tưởng của hội bỉm sữa

Các loại thực phẩm chua ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ?

Trước hết, mẹ cần phân biệt rõ 3 nhóm thực phẩm chua: thực phẩm chua tự nhiên (trái cây), thực phẩm chua lên men (muối chua, cải muối,…) và cuối cùng là thực phẩm chua ngâm đường (xoài ngâm, cóc ngâm,…).

1. Đồ chua tự nhiên

Những loại trái cây có múi, vị chua và giàu vitamin C được nhiều mẹ ưa thích và đưa vào thực đơn dinh dưỡng sau sinh như cam, quýt, bưởi,… Tuy nhiên, chị em sau sinh không nên ăn quá nhiều vì trong những loại quả chua này có chứa rất nhiều axit (ví dụ như trong 100g khế chứa khoảng 125mg axit hữu cơ) không tốt cho dạ dày của mẹ. Đặc biệt, đối với các mẹ đã gặp vấn đề về dạ dày thì tuyệt đối không được ăn đồ chua khi đang ở cữ vì điều đó có thể làm dạ dày của mẹ co bóp mạnh, nặng hơn sẽ dẫn đến viêm loét dạ rất nguy hiểm.

Mẹ cần biết rằng một số hợp chất có trong những loại trái cây này như vị chua có thể đi vào sữa mẹ và truyền cho con, dẫn đến kích thích hệ tiêu hóa khiến bé bị tiêu chảy, trớ sữa hoặc hăm tã, nổi mẫn đỏ trên da. Chính vì vậy, mẹ hãy cân nhắc và thay thế như ăn đu đủ, xoài chín sẽ giúp mẹ bổ sung vitamin C hiệu quả và an toàn hơn cho con.

2. Đồ chua lên men

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ đang ở cữ không nên dùng thực phẩm này. Tuy thực phẩm muối chua cũng cung cấp một số vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nhưng chúng lại không chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đặc biệt, trong thời đại hiện nay các loại thực phẩm muối chua đang được các chuyên gia cảnh báo rằng có thể gây ung thư cho người ăn nên mẹ sau sinh càng phải kiêng cữ và tránh xa loại thực phẩm này khi đang nuôi con bằng sữa mẹ. Hơn nữa, nếu ăn phải đồ muối quá lâu hoặc ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thì điều đó sẽ cản trở quá trình hấp thụ, trao đổi chất dinh dưỡng của các mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Các loại củ quả ngâm chua có nguy cơ gây tiêu chảy cho mẹ (Ảnh: istockphoto)

3. Các loại đồ chua ngâm đường hoặc muối ớt

Các loại quả chua đồ chua ngâm (xoài, cóc chua… trộn cùng muối ớt hoặc ngâm với đường) luôn là một trong những món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Nhưng đây không phải là nhóm thức ăn bổ dưỡng cho mẹ và bé sau sinh. Vì những món này có thể làm mất cân bằng độ pH trong dạ dày, không tốt cho sữa mẹ nuôi con hoặc có thể gây ra sự mất tập trung, khó tiêu hay xót ruột cho các mẹ.

Chưa kể ăn các loại quả chua dầm không đảm bảo vệ sinh còn có thể gây tiêu chảy cho các mẹ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé khi trẻ bú sữa mẹ. Ngoài ra, ảnh hưởng của thực phẩm chua còn kéo dài về sau khi nó khiến thận, răng, hệ tiêu hóa của mẹ bị suy yếu và việc ăn uống lúc đó sẽ gặp nhiều khó khăn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Khám phá thêm:

Sau sinh bao lâu được ăn chua?

Vậy, câu hỏi đặt ra là sau sinh bao lâu thì ăn chua được? Thông thường, những chuyên gia có lời khuyên rằng các mẹ nên kiêng ăn đồ chua ít nhất là 6 tháng sau sinh để em bé được bú sữa mẹ với đủ lượng cần thiết mà không gặp các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ cũng cần kiêng khem các thực phẩm cay nóng, thức ăn đóng hộp, kém vệ sinh hay có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng để bảo vệ và phục hồi sức khỏe sau sinh thật tốt.

Mẹ có thể ăn đồ chua tự nhiên (hoa quả cam, quýt) trong tuần đầu sau sinh với lượng vừa phải (Ảnh: istockphoto)

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Như vậy, các mẹ có thể ăn đồ chua tự nhiên (hoa quả cam, quýt) trong tuần đầu sau sinh. Đồng thời, ăn cả rau xanh, bổ sung chất xơ và đa dạng các loại thực phẩm khác: thịt, cá, trứng, sữa… Còn đối với nhóm thực phẩm chua do lên men, ngâm đường thì cần kiêng lâu hơn, ít nhất là 6 tháng đầu cho con bú. Bên cạnh đó, các mẹ cần chú ý:

  • Dù ngon đến mấy thì cũng không ăn quá nhiều đồ chua.
  • Không ăn đồ chua lúc đói, gây xót ruột, hại dạ dày.
  • Những món như: dưa muối, cà muối hay xoài dầm, cóc dầm… cần đảm bảo yếu tố vệ sinh để không gây đau bụng, tiêu chảy….
  • Những mẹ có tiền sử bị tiểu đường loại 2, sỏi thận… nên hạn chế ăn chua vì sẽ khiến bệnh tình nặng hơn.

Sau sinh ăn sữa chua được không?

Sữa chua mang đến những lợi ích tuyệt vời cho mẹ bỉm sữa nên câu trả lời là ăn được mẹ nhé. Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ sau sinh nên ăn sữa chua sau bữa cơm như một món tráng miệng và hỗ trợ tiêu hóa. Đừng ăn sữa chua vào lúc đói vì lúc này các lợi khuẩn dễ bị acid dạ dày tiêu diệt, làm giảm tác dụng của sữa chua.

Mẹ có thể ăn sữa chua có đường hoặc không đường, kết hợp với trái cây để đẹp da, hoặc dùng các loại có sẵn nha đam giúp da thanh mát, hoặc sữa chua lựu đỏ giàu chất chống oxy hóa để da tươi trẻ.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp chị em giải đáp được thắc mắc sau sinh bao lâu được ăn chua? Tùy vào tính chất, mức độ chua, các mẹ có thể cân nhắc để vừa được ăn món mình yêu thích, vừa đảm bảo dinh dưỡng cũng như không ảnh hưởng tới sữa mẹ.

Nguồn thông tin: Ăn sữa chua đúng cách – VnExpress

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường đối với các mẹ bầu sinh thường và sinh mổ? Điều này là rất cần thiết bởi sau khi trải qua kỳ sinh nở, cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi và cần thời gian thích ứng cũng như hồi phục. Cùng tìm hiểu về chế độ kiêng cữ sau sinh của các mẹ bầu nhé.

Sau sinh có thể ăn uống bình thường được không?

Trong suốt 9 tháng mang thai, các mẹ bầu phải kiêng cữ rất nhiều loại thực phẩm để đảm bảo vừa đủ dinh dưỡng cho 2 mẹ con vừa không ảnh hưởng tới em bé. Bên cạnh đó, việc ốm nghén trong những tháng đầu cũng khiến các mẹ bầu mệt mỏi và không thể ăn ngon miệng.

Sau sinh là khoảng thời gian mẹ bầu cần nghỉ ngơi và ăn uống khoa học để hồi phục sức khỏe

Vì vậy, nhiều mẹ bầu sau khi sinh đã nghĩ ngay tới việc có thể ăn thỏa thích các món ăn bị hạn chế trong lúc mang thai.

Tuy nhiên, không phải cái gì cũng có thể ăn sau sinh đâu nhé. Hay nói cách khác thì sau sinh, các mẹ bầu vẫn chưa hoàn toàn được ăn uống bình thường mà vẫn cần phải kiêng cữ.

Vì sao lại như vậy? Điều này được các bác sĩ chuyên khoa giải thích như sau:

Khi cơn đau đẻ diễn ra, người phụ nữ phải chịu tới 57 đơn vị đau, tương với việc cùng một lúc gãy 20 chiếc xương sườn. Toàn bộ các cơ trong cơ thể đều hoạt động cùng một lúc để đưa em bé ra ngoài. Vì vậy, sau khi sinh, cơ thể mẹ bầu còn rất yếu và cần có thời gian hồi phục.

Ngoài ra, khi em bé ra đời, nguồn dinh dưỡng chính lúc này là sữa mẹ dùng để nuôi bé. Vậy nên mọi thứ mẹ ăn vào đều sẽ ảnh hưởng tới cả sức khỏe của mẹ và nguồn sữa mẹ khi cho bé bú.

Chính vì vậy, sau khi sinh, các mẹ bầu không được ăn uống bình thường mà cần một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh.

Sau khi sinh em bé, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần đảm bảo đáp ứng đủ 3 yếu tố sau: Đầy đủ dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe cho mẹ, lợi sữa và không ảnh hưởng tới vết thương do mổ lấy thai hoặc vết khâu ở tầng sinh môn.

Mặc dù hiện nay, các mẹ bầu đã không còn kiêng cữ quá kĩ như các bà các mẹ ngày xưa nhưng việc sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường cũng cần có giai đoạn. Kiêng càng lâu thì sức khỏe của mẹ về sau sẽ càng đảm bảo.

Ăn đa dạng các loại thực phẩm để có đủ chất dinh dưỡng cho sữa mẹ

Chế độ ăn uống của các mẹ sinh thường

Sau sinh em bé bằng phương pháp sinh thường, các mẹ bầu sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn và chế độ ăn uống cũng không quá khắt khe. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý những giai đoạn sau đây.

1 – 3 ngày sau sinh

Trong những ngày đầu sau sinh, cơ thể mẹ bầu còn rất yếu, sản dịch vẫn tiếp tục được đào thải ra ngoài. Lúc này, mặc dù mẹ bầu có thể ăn uống bình thường nhưng cần ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa. Thức ăn cần được làm nóng để không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa về sau.

Sau khi sinh, một lượng máu sẽ bị mất đi nên các mẹ bầu nên ăn các món ăn giúp bổ máu, giàu sắt.

Sau sinh, táo bón có lẽ là cơn ác mộng với nhiều mẹ bầu sinh thường, nhất là những ai phải khâu tầng sinh môn. Vì vậy, hãy bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào chế độ ăn uống bình thường hàng ngày để hạn chế táo bón.

Từ 3 tuần – 3 tháng sau sinh

Đối với các mẹ sinh thường, sau 3 tuần, vết thương ở tầng sinh môn cũng đã bắt đầu liền, cơ thể cũng dần hồi phục. Nhưng chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn này vẫn rất quan trọng cho cả mẹ và bé. Vì vậy, các mẹ bầu vẫn cần kiêng cữ một số món ăn có thể gây lạnh bụng như rau cải, thịt trâu, các loại ốc, sò, nghêu…

Sau sinh 3 tháng đến khi cai sữa

Sau sinh 3 tháng, cơ thể mẹ bầu đã hoàn toàn hồi phục. Chính vì vậy mà từ lúc này, mẹ bầu đã có thể ăn uống bình thường sau sinh. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng em bé vẫn đang bú sữa mẹ và bất cứ món ăn nào mẹ ăn cũng sẽ dành một phần cho bé. Vì vậy, trước khi ăn bất cứ thứ gì cũng nên cân nhắc về giá trị dinh dưỡng đối với sữa mẹ.

Nếu món ăn đó không có nhiều dinh dưỡng thì hãy chỉ nên ăn một chút cho đỡ thèm thôi nhé.

Sau 3 tháng sinh, các mẹ bầu có thể ăn uống bình thường

Chế độ ăn uống của các mẹ sinh mổ

Vì trong quá trình sinh mổ, mẹ bầu phải sử dụng một số loại thuốc gây tê, thuốc gây mê, thuốc giảm đau nên chế độ ăn uống sau sinh có phần khác với các mẹ sinh thường.

Sau khi sinh mổ 6 giờ

Trước khi sinh và 6 giờ sau sinh, mẹ bầu sẽ không được ăn bất cứ món ăn gì vì thuốc mê vẫn còn tác dụng, nhu động ruột chưa thể hoạt động bình thường. Nếu ăn uống bình thường vào lúc này sẽ gây ra hiện tượng chậm tiêu, đầy hơi.

2 ngày đầu sau sinh mổ

Qua 6 giờ đầu tiên và trong 2 ngày sau sinh mổ, mẹ bầu chỉ nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa, các loại thực phẩm mềm và hạn chế độ ăn nhiều dầu mỡ. Tốt nhất là nên ăn các món súp, giai đoạn này chưa nên ăn các món quá nhiều dinh dưỡng.

1 tuần sau sinh mổ

Hệ tiêu hóa lúc này đã bắt đầu hồi phục và có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, vết mổ lúc này chưa lành hoàn toàn. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh một số món ăn có thể ảnh hưởng tới quá trình liền da sau sinh mổ như:

Đồ nếp: Mặc dù với các mẹ sinh thường, đồ nếp giúp nhiều sữa hơn nhưng với mẹ bầu sinh mổ thì tuyệt đối không nên ăn trong 3 tháng đầu. Đồ nếp sẽ khiến vết mổ đau nhức hơn và có thể mưng mủ dẫn đến viêm nhiễm vết mổ và có sẹp về sau.

Rau muống: Theo kinh nghiệm từ các bà thì rau muống sẽ làm cho vết thương hở bị lồi, mất thẩm mỹ. Mặc dù rau muống có tác dụng làm vết thương nhanh lành nhưng các mô xếp chồng lên nhau sẽ tạo thành vết sẹo lồi trên bề mặt da.

Trứng: Trứng có thể khiến vùng da ở vết mổ sáng màu hơn các vùng da còn lại, gây mất thẩm mỹ sau khi lành vết thương.

Một số lưu ý về chế độ ăn uống sau sinh cho mẹ bầu

Hầu hết các mẹ bầu trước khi sinh đều sẽ tìm hiểu rất kỹ về chế độ ăn uống sao cho đầy đủ chất dinh dưỡng nhất. Ngoài thắc mắc sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường được, điều các mẹ bầu cần quan tâm nhất chính là:

Các món nên ăn sau khi sinh

– Bác sĩ luôn khuyên các mẹ bầu nên ăn uống đa dạng, phong phú, không cần quá kiêng khem để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Thịt lợn, thịt bò, cá, tôm, rau xanh, trái cây… vẫn có thể ăn bình thường sau sinh.

– Nên ăn các loại trái cây có vị ngọt, ít nước như chuối, xoài, cherry… , hạn chế các loại quả chua.

– Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể có đủ nước sản xuất sữa. Có thể thay nước lọc bằng sữa, nước ép trái cây.

– Rau xanh cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, là nguồn chất xơ dồi dào hỗ trợ tiêu hóa, phòng chống táo bón sau sinh hiệu quả.

Các món không nên ăn sau khi sinh

– Các món ăn từ thịt, cá sống như sushi, sashimi, gỏi…

– Không nên uống nước lạnh, nước đá.

– Tránh xa các loại đồ uống có cồn, cafein như bia, rượu, cà phê, trà… vì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa.

– Không hút thuốc sau khi sinh và đang cho con bú.

– Các món ăn trong tủ lạnh đã để qua ngày, các món dưa muối chua.

– Món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Ngoài sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường, các mẹ bầu sau sinh cũng cần lưu ý:

– Không làm việc nặng, quá sức, nên nằm càng nhiều càng tốt trong tháng đầu để hạn chế tình trạng đau lưng về sau. Nhưng vẫn nên vận động nhẹ nhàng, có thể đứng lên đi lại trong phòng trong lúc bé ngủ.

– Hạn chế đụng vào nước lạnh. Kinh nghiệm từ xa xưa cho thấy nếu phụ nữ sau sinh không kiêng nước lạnh thì về sau tay chân dễ bị tê và lạnh buốt.

– Khi vệ sinh cá nhân nên làm nhẹ nhàng, đánh răng bằng bàn chải có lông mềm, súc miệng bằng nước muối. Khi tắm gội không nên gãi mạnh, chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng rồi xả sạch với nước ấm.

Sau khi sinh, có lẽ điều mà các mẹ bầu lo lắng nhất chính là sự phát triển và sức khỏe của con. Vì vậy, để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con một cách đầy đủ nhất, các mẹ nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học và kiêng cữ càng lâu càng tốt.

Sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu và nên cho bé bú đến 24 tháng tuổi. Trong thời gian cho con bú, hãy bổ sung các món ăn giàu dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Những chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp thắc mắc sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường cũng như chế độ kiêng cữ cho mẹ bầu sau sinh thường và sinh mổ. Hy vọng các mẹ bầu có thể xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sau sinh để tốt cho cả mẹ và bé.

Phòng khám bác Sị Điệp

Hotline: 0335 155 192

Web: //sanphukhoatudu-bsdiep.com

Video liên quan

Chủ đề