Sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt

An toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế, mà nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, theo dõi trẻ tại gia đình.

TS. Nguyễn Văn Cường, chuyên gia Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR) lưu ý các bậc cha mẹ về việc không nên làm sau tiêm chủng, đó là sử dụng thuốc không theo chỉ định của cán bộ y tế, bao gồm sử dụng thuốc hạ sốt; chườm, đắp, bôi thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm, kể cả thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Chuyên gia cũng lưu ý thêm, các bà mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Không có chống chỉ định tiêm vắc xin với các trẻ béo phì, các cháu suy dinh dưỡng. Cha mẹ cũng cần phải chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch.

Theo TS. Nguyễn Văn Cường, phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin là đau tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ, sốt nhẹ (dưới 38,5oC), một số vắc xin (như sởi - rubella có thể có phát ban 7 - 10 ngày sau tiêm chủng, chiếm khoảng 2% các trường hợp).

Hiếm gặp các phản ứng nặng: co giật, tím tái, khó thở sau tiêm vắc xin. Tuy nhiên, khi thấy có các biểu hiện bất thường khác nào về sức khỏe sau tiêm chủng hoặc khi phản ứng thông thường như: sốt, đau, hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc ...) kéo dài trên một ngày hoặc gia đình không yên tâm về sức khỏe của trẻ thì cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí.

Sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt

 Bà mẹ cần lưu ý những hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ sau tiêm chủng

“Nguyên tắc chung” cho tiêm chủng an toàn

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib... Các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình. Các vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng là an toàn, 100% các lô sản phẩm được kiểm định. Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bà mẹ, người chăm trẻ cần lưu ý:

-  Không để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng. Cho trẻ ăn uống bình thường sau tiêm.

- Cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng. Hỏi cán bộ y tế loại vắc xin trẻ được tiêm.

- Chú ý và thường xuyên theo dõi trẻ sau tiêm chủng: 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm.

- Khi trẻ sốt, các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

 - Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

-  Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái ... các bà mẹ cần đưa  ngay trẻ tới cơ sở y tế. Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.

Vì sự an toàn của trẻ các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

Dự án TCMR

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế từ 01/01/2018 đến 31/3/2018, cả nước ghi nhận ghi nhận 2.420 trường hợp phản ứng thông thường và 06 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39 0C cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. 

Về tai biến nặng sau tiêm chủng: Trong quý I năm 2018, cả nước ghi nhận 06 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và không có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ. 

Sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt

Bên cạnh các tai biến nặng sau tiêm chủng, cũng có những phản ứng sau tiêm chủng nhẹ có thể xảy ra làm cho các bậc cha mẹ lo lắng về tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu phụ huynh không được trang bị các kiến thức về theo dõi và chăm sóc cho trẻ sau tiêm chủng sẽ làm tình trạng của trẻ nặng hơn.

Loại Vắc xin Các phản ứng thường gặp sau tiêm
Vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh Đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, buồn nôn, đau cơ hoặc khớp.
DTPa Sốt nhẹ: đỏ, đau nhức và sưng tại chỗ bị tiêm.
Hib Sưng, tấy đỏ và đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ.
Bại liệt (OPV) Nhức đầu nhẹ, đau nhức cơ,tiêu chảy nhẹ.
Sởi, quai bị, rubella   Phản ứng thường xảy ra 7 – 12 ngày sau khi tiêm. Mệt mỏi, sốt nhẹ, phát ban nhẹ, sưng hạch.
Viêm màng não  C Đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt, khó chịu, chán ăn
Thuỷ đậu Đỏ tại chỗ tiêm, đau hoặc sưng tấy, sốt, phát ban nhẹ 10-21 ngày sau khi tiêm.
IPV Sốt, khóc, chán ăn, đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm.
Phế cầu khuẩn Đỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sưng, sốt nhẹ, buồn ngủ, cáu gắt.
Quinvaxem, Infranrix, Pentaxim Sốt, sưng đỏ chỗ tiêm, có thể tự khỏi sau 1-2 ngày

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng:

Trẻ sốt sau tiêm vắc xin:

Sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt
Sốt là phản ứng thường gặp ở cơ thể trẻ sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2-3 giờ/ lần. Nếu thấy trẻ sốt trên 38,5 độ cần cho bé uống thuốc hạ sốt, còn ở dưới mức này mẹ chỉ cần theo dõi và chườm ấm cho trẻ.

Lưu ý:

  • Khi trẻ bị sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt.
  • Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn hoặc uống nhiều nước.
  • Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn thường ngày và dễ tiêu.
  • Cách chườm ấm để hạ sốt cho trẻ:

Sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt
Sử dụng khăn nhúng vào nước ấm, mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách cho khuỷu tay xuống chậu nước nếu thấy giống nước tắm là được. Sau đó vắt khăn cho ráo nước, 2 khăn đặt ở hai hõm nách, 2 khăn ở bẹn còn 1 khăn lau xung quanh người. Cứ 2-3 phút lại thay khăn 1 lần. Theo dõi nhiệt độ nước, khi nào nước không còn ấm thì cho thêm nước nóng. Cách 15 phút kiểm tra lại nhiệt độ, ngừng lau khi nào nhiệt độ cơ thể bé xuống dưới 38 độ. Sau đó lau khô người mặc lại quần áo mỏng cho bé.

  • Không dùng nước lạnh, tắm nước đá hay lau mát cho trẻ bằng rượu…
  • Uống thuốc hạ sốt với liều lượng là 10 mg đến tối đa là 15mg/kg cho mỗi lần uống. Sau 30 phút dùng thuốc kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ còn sốt thì cho uống thuốc hạ sốt sau 4-6 giờ và không quá 60mg/kg/24h. Ví dụ như bé 10kg liều dùng từ 100-150mg.

Xử trí khi bé bị sưng đỏ sau tiêm phòng vắc xin:

Sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt
Một số trẻ em do cơ địa quá nhạy cảm vùng da tiêm phòng sẽ bị sưng đỏ và nổi cục cứng. Tình trạng này ở trẻ có thể kéo dài từ 6-8 tiếng. Mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm mát cho trẻ để trẻ thấy dễ chịu. Mẹ chỉ nên chườm trong khoảng 15 – 20 phút.. Sau 24 giờ tiếp theo, có thể chườm nóng để vết sưng tấy mau biến mất,  tạo điều kiện cho da trao đổi với môi trường bên ngoài để nhanh chóng phục hồi.

Một số người đưa ra mẹo xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm để giảm sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần thận trọng vì làn da của trẻ rất nhạy cảm, làm như vậy có thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm. Với trường hợp trẻ bị sưng to, xuất hiện hạch kéo dài nhiều tuần thì nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.

Sau khi tiêm xong nếu trẻ có quấy khóc liên tục thì cha mẹ cần xử trí như thế nào?

Sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt
Sau khi tiêm phòng, các mẹ nên ở lại cơ sở y tế từ 15-30 phút thời theo dõi xem trẻ có gặp phản ứng sau tiêm không. Theo dõi trẻ trong vòng 12 giờ sau tiêm, nếu trẻ chỉ có biểu hiện quấy khóc thì  đây là dấu hiệu bình thường.

Còn nếu trẻ vẫn khóc liên tục hơn 3 tiếng đồng hồ, trong vòng 2 ngày sau khi tiêm chủng kèm theo bỏ bú, biếng ăn, mệt mỏi, không ngủ, da khô thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Phát ban, nổi mề đay
Phản ứng này xảy ra sau khi trẻ được tiêm mũi sởi, quai bị hay thủy đậu. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên lo lắng vì chúng sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày.

Mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế ngay nếu thấy dấu hiệu sau:

  • Trẻ sốt cao trên 38,5 độ và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Sốt kèm co giật
  • Trẻ biếng ăn, bỏ bó, nôn tất cả mọi thứ kể cả nước
  • Người tím tái, mất ý thức, li bì

TRẦN HỒ TRUNG TÍN
PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ