So sánh các dòng core i3

Hiện sắp tói, Intel sẽ cho ra mắt dòng chip Core i9 với nhiều tính năng mạnh mẽ cho máy tính, có thể điểm qua một số tính năng như hữu sở hữu 10 nhân, 20 luồng, ép xung lên đến 5GHz, hỗ trợ RAM (quad-channel) DDR4-2666...  chi tiết, bạn tham khảo Core i9 tại đây

Intel có cách đặt tên vi xử lý chia ra khá nhiều dòng dẫn tới việc khó phân biệt cho người dùng, đó là chưa kể từ mỗi dòng chip lại phân ra rất nhiều model khác nhau tùy theo thiết bị. Đối với dòng chip Core có ba model phổ biến là Core i3, i5 và i7.

Tuy nhiên ít người thực sự hiểu rõ về chip Core và cách phân biệt chip Intel Core i3 i5 i7 đúng cách, trong khi đó, nếu hiểu rõ về chip Core i3, i5, i7, người dùng sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chọn mua CPU cho máy tính hoặc chọn mua máy tính, laptop nói chung.

So sánh Intel core i3 vs i5 vs i7, nên mua chip nào?

Thuật ngữ: vi xử lý = chip = chip xử lý

* Chip Core i3

Là bộ vi xử lý dòng Core thấp nhất có 2 nhân nhưng có 4 luồng xử lý nhờ công nghệ siêu phân luồng Hybrid-Threading. Công nghệ siêu phân luồng giúp tăng gấp đôi luồng xử lý của chip nhờ khả năng mô phỏng các lõi xử lý ảo. Bộ nhớ cache L3 thậm chí có thể đạt 3 tới 4MB và tốc độ xung nhịp tổng thể có thể tăng tối đa từ 2,7 tới 3,9 GHz. Mức giá cho một con chip Intel Core i3 hiện nay dao động từ 110 - 140 USD (khoảng 2,5 - 3,1 triệu đồng).

Những con chip Core i3 đủ sức đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng cơ bản như xem video, làm việc văn phòng, xử lý, chỉnh sửa video, âm nhạc cơ bản. Những con chip Core i3 thường đi kèm với card đồ họa tích hợp từ Intel, cho phép máy tính có thể xử lý khá dễ dàng với các tựa game cơ bản. Nhìn chung với con chip Core i3, người dùng sẽ hiếm khi phải kiểm tra nhiệt độ CPU thường xuyên do con chip này không tiêu tốn quá nhiều năng lượng và tỏa nhiệt nhiều.

* Chip Core i5

Là bộ vi xử lý hơn cấp so với Intel Core i3 và thấp hơn Core i7. Bộ vi xử lý này có 4 nhân xử lý với xung nhịp dao động từ 2,2 - 3,5 GHz. Đối với chip xử lý Core i5 sẽ không còn công nghệ Hybrid Threading, thay vào đó là công nghệ Turbo Boost. Ngoài ra, bộ nhớ cache L3 cũng tăng lên tối đa 6MB cho dòng vi xử lý dành cho desktop.

Công nghệ Turbo Boost được hiểu là công nghệ cho phép tăng tốc xung nhịp khi cần thiết. Điều đó có nghĩa rằng, khi thực hiện các tác vụ thông thường, chip sẽ tiêu thụ ít điện năng và hoạt động êm ái hơn.

Tuy nhiên khi buộc phải xử lý các tác vụ nặng như xử lý đồ họa hoặc video, chip sẽ sử dụng công nghệ Tubor Boost để đẩy tốc độ xung nhịp lên cao hơn, giúp gia tăng luồng xử lý, tăng xung nhịp lên tới 3,9GHz. Nhưng việc này thường kéo theo tiêu tốn một lượng lớn điện năng và thậm chí khiến CPU quá tải 100%. Để sửa lỗi CPU quá tải 100%, bạn sẽ cần kiểm tra nhiệt độ CPU thường xuyên, nếu phát hiện nhiệt độ gia tăng bất thường cần nhanh chóng tắt phần mềm và tắt máy để bảo toàn chip.

Giá bán cho một phiên bản chip Core i5 hiện nay dao động từ 180 tới 220 USD (khoảng 4,1 - 5 triệu đồng)

* Chip Core i7

Bộ vi xử lý Intel Core i7 là phiên bản cao cấp nhất trong dòng Intel Core. Vi xử lý Intel Core i7 có 4 lõi xử lý tương tự Core i5, tuy nhiên sẽ có thêm công nghệ siêu phân luồng (Hyper Threading) và Turbo Boost. Bộ nhớ cache L3 thậm chí có thể đạt tới 8MB.

Chip Core i7 có tốc độ xung nhịp dao động từ 2,8 - 4 GHz, trong đó với công nghệ siêu phân luồng, người dùng thực tế có tới 8 lõi và tốc độ xử lý nhiều tác vụ độc lập đáng kinh ngạc. Với việc tích hợp đồng thời hai công nghệ tiên tiến trên, chip Core i7 được tích hợp trong nhiều cỗ máy trạm, máy tính chơi game, máy tính thiết kế đồ họa, nhờ khả năng xử lý các tác vụ nặng một cách đáng kinh ngạc. Với chip Intel Core i7, bạn sẽ hiếm khi phải sửa lỗi CPU 100 do tốc độ xử lý rất lớn.

Giá bán cho phiên bản chip Core i7 hiện khoảng từ 300 - 340 USD (khoảng 6,8 - 7,7 triệu đồng).

Kết luận

- Nếu bạn là một người dùng thông thường và chỉ sử dụng máy tính với các tác vụ cơ bản, việc lựa chọn Core i3 là hoàn toàn thích hợp, bởi ngay cả khi dùng chip Core i5 hoặc i7, bạn cũng không thể tận dụng được hết chức năng của chúng.

- Nếu bạn cần tới một con chip có khả năng xử lý độ họa và game vượt trội hơn, chip Core i5 và i7 chắc chắn là điều bắt buộc cần có.

- Bạn cần một con chip đủ khỏe để xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa, video, hình ảnh ở mức trên trung bình, con chip Core i5 với công nghệ Turbo Boost và cache 6MB chắc chắn đủ sức gánh giúp bạn mọi tác vụ liên quan.

- Bạn yêu cầu một con chip thật sự mạnh mẽ, với khả năng phát huy tối đa sức mạnh của 4 lõi xử lý và có thể ép xung bất cứ lúc nào, chip Core i7 chắc chắn là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Trên đây Taimienphi.vn đã điểm qua cho bạn những kiến thức rất quan trọng trong việc chọn mua CPU cho máy tính , laptop thông qua những kiến thức và hiểu biết về dòng chip Core, đặc biệt là những so sánh chip Intel Core i3 i5 i7 sẽ giúp người dùng hiểu hơn về cơ chế và cách hoạt động của chip Intel.

Bạn đã biết ưu điểm của các dòng Chip Intel Core i3 vs i5 vs i7 hay chưa? Khi mua Laptop, bạn thường nghe tới các ký hiệu này nhưng do chưa hiểu về chúng nên không biết mua dòng máy nào để sử dụng, bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích và đưa ra lời khuyên giúp bạn lựa chọn Chip core i7, i5 hay i3 nhé.

Lộ diện thế hệ chip 14 nm++ WhiskeyLake-U của Intel Cách kiểm tra chip máy tính, laptop xem dùng chip gì? Pen, Core i3, i5, i7 Rò rỉ thông tin vi xử lý Intel Core i7-8086K 5Ghz Anniversary Edition Foxit Reader, Adobe Acrobat Reader DC vs Sumatra PDF, cái nào tốt hơn? So sánh chip AMD và Intel, chọn cái nào? Snagit vs Camtasia, phần mềm quay màn hình nào tốt hơn?


So sánh các dòng core i3

Giúp mình so sánh CPU Core I3-1005G1 với các dòng Core I5

Mình muốn so sánh con Cpu Core I3-1005G1 xem nó mạnh hơn được mấy con Core I5 nào, xin các bạn giúp mình!
Đang tính chốt đơn con Dell OptiPlex 3070 Micro 3070M-i59500T-4-500G-Fedora-U-NWL-1Y đặt tại phòng làm việc ở nhà của 2 vợ chồng. Nhu cầu chủ yếu là tác vụ văn phòng, lưu trữ tài liệu, hình ảnh, video gia đình... Anh em thấy được ko? Cả 2 vợ chồng đều làm công ăn lương, hiếm khi vác việc về nhà làm. PC để phục vụ công việc đột xuất và lưu trữ là chính thôi ạ.

  • Thích
    So sánh các dòng core i3
  • Yêu
    So sánh các dòng core i3
  • Haha
    So sánh các dòng core i3
  • Wow
    So sánh các dòng core i3
  • Khóc
    So sánh các dòng core i3
  • Giận
    So sánh các dòng core i3

So sánh các dòng core i3

So sánh các dòng core i3

Cách đặt tên của Intel cho các dòng Core i3, i5 và i7 trên desktop khá dễ hiểu và rành mạch, nhưng bạn vẫn cần nắm rõ các khái niệm để mua được mẫu chip phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

So sánh các dòng core i3

80% các mẫu PC và 90% laptop mới được trang bị vi xử lý Intel. Điều này có nghĩa rằng nếu đang đi tìm mua các mẫu máy vi tính mới, bạn gần như chắc chắn sẽ lựa chọn Intel thay vì AMD.

Lựa chọn đúng dòng chip Intel phù hợp với nhu cầu của bạn sẽ không phải là một quá trình dễ dàng. Bạn chắc chắn sẽ không muốn bỏ ra một đống tiền mua dòng chip vượt quá nhu cầu của mình, và dĩ nhiên bạn cũng sẽ không muốn mua phải một con chip rẻ nhưng không đáp ứng đầy đủ các ứng dụng, tựa game bạn thèm muốn.

Nhưng Intel gặp vấn đề về thương hiệu. Bạn có thể gặp khó khăn khi hiểu rõ sự khác biệt giữa các dòng chip Core i3, Core i5 và Core i7. Bài viết dưới đây từ Trusted Review được Phương Tùng biên dịch sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Các dòng Core cho máy để bàn

So sánh các dòng core i3

Các mẫu chip Intel Core được chia làm 3 dòng i3, i5 và i7, song cách phân biệt của các dòng chip này trên desktop cũng khác hẳn so với trên laptop. Cách đặt tên dành cho chip Core trên desktop thường logic và dễ hiểu hơn so với trên laptop. Lưu ý rằng các khái niệm như số nhân, cache, Turbo Boost và Hyper Threading đều có trên cả desktop và laptop.

Các vi xử lý desktop mang thương hiệu Core i3, i5 và i7 có nhiều điểm khác biệt. Đầu tiên, chúng luôn được dùng để phân chia các mẫu chip thuộc cùng một thế hệ kiến trúc (hiện tại là Skylake), sử dụng cùng một loại socket nếu cùng kiến trúc và cũng có hiệu năng đồ họa tích hợp tương đương nhau.

Tuy vậy, như bạn có thể nhìn thấy trong bảng dưới đây, 3 dòng chip của Intel vẫn có nhiều sự khác biệt. Lưu ý rằng các thông số phía dưới không đại diện cho toàn bộ các model i3, i5 và i7 song vẫn áp dụng với phần lớn các lựa chọn có trên thị trường.

So sánh các dòng core i3

Số nhân

Khác biệt đầu tiên mà bạn cần lưu ý là cả Core i5 và Core i7 đều có 4 nhân (Core i7 có thể có nhiều nhân hơn) trong khi Core i3 chỉ có 2 nhân. Đây sẽ là sự khác biệt mang ý nghĩa quyết định nhất tới hiệu năng của mỗi dòng chip.

Càng có nhiều nhân thì PC của bạn càng gia tăng khả năng hoạt động đa nhiệm. Ví dụ, với PC có chip lõi tứ và nhiều RAM thì bạn vẫn có thể thoải mái lướt web hay thậm chí là chơi game khi đang chạy quét virus.

Chip đa nhân cũng có thể tăng tốc độ cho từng ứng dụng độc lập. Tuy vậy, điều này không áp dụng với tất cả các ứng dụng, bởi thiết kế ứng dụng hoạt động trên nhiều luồng/nhân xử lý là một tác vụ không hề đơn giản với các lập trình viên. Trong khi các vi xử lý ngày nay thường có ít nhất 2 nhân, nếu bạn chỉ là một người dùng bình thường với nhu cầu lướt web và chạy ứng dụng văn phòng, bạn sẽ không nhận được lợi ích thiết thực nào khi mua PC có Core i5 hoặc Core i7.

Ngược lại, nếu thường chơi game "đỉnh" hoặc chạy các tác vụ nặng ký như xử lý video, Core i5 và Core i7 sẽ là những lựa chọn bắt buộc của bạn.

So sánh các dòng core i3

Turbo Boost là gì

Một điểm có thể khiến bạn cảm thấy bối rối khi chọn chip theo cách truyền thống từ... 10 năm trước: dựa trên xung nhịp. Phần lớn các mẫu chip Core i3 thường có xung nhịp cao hơn mức gốc của Core i5 và Core i7.

Xung nhịp là gì? Con số được thể hiện bằng GHz hoặc MHz biểu hiện số vòng đồng hồ (phép tính) mà vi xử lý có thể thực hiện trong vòng một giây. Trong thời đại đơn nhân, xung nhịp càng cao thì vi xử lý càng mạnh mẽ - miễn là bạn đang so sánh các vi xử lý thuộc cùng một thế hệ, một nhà sản xuất. Sang thời đại mới, số GHz không còn là yếu tố duy nhất quyết định đến hiệu năng của vi xử lý nữa: mỗi dòng vi xử lý đều sẽ có mức độ hiệu quả khác nhau, quyết định xem chúng có thể làm được gì với cùng một vòng đồng hồ.

Với Turbo Boost, chip Core i5 và Core i7 có thể gia tăng xung nhịp khi cần. Điều này có nghĩa rằng các mẫu vi xử lý này sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn khi hoạt động thông thường (nhờ đó tản nhiệt ít hơn) và sẽ gia tăng tốc độ khi chạy các ứng dụng nặng ký. Do đó, các con số xung nhịp được mô tả cùng sản phẩm không phải là xung nhịp cố định của chip i5 và i7. Ví dụ, chip Core i5-6600K được mô tả là có xung nhịp 3.3GHz, thấp hơn mức 3.8GHz của Core i3-6300. Khi Turbo Boost kích hoạt, i5-6600K có thể tăng xung nhịp lên mức 3.9GHz, tức là hoàn toàn vượt trội so với Core i3.

Bạn có cần Hyper-Threading không?

So sánh các dòng core i3

Đây có lẽ là phần khó hiểu nhất trên bảng thông số của các dòng Core. Công nghệ này có trên Core i7 và Core i3 nhưng lại không có trên Core i5. Thông thường các mẫu chip càng cao cấp sẽ càng có nhiều tính năng, nhưng điều đó lại không áp dụng với chip của Intel.

Về bản chất, Hyper-Threading là tính năng "lừa" hệ điều hành rằng mỗi nhân vật lý là 2 nhân logic (nhân "ảo"). Hệ điều hành sau đó sẽ chia sẻ các tác vụ giữa các nhân logic để giúp chuyển đổi dễ dàng giữa các ứng dụng, đồng thời tăng hiệu năng của từng ứng dụng có hỗ trợ. Ví dụ, trong thử nghiệm của Trusted Reviews, Hyper-Threading có thể tăng hiệu năng của chip lõi kép và lõi tứ lên tới 17%. Trong khi mức gia tăng hiệu năng không thể đạt tới mức gấp đôi như mong muốn, con số 17% cho thấy Hyper-Threading vẫn có ý nghĩa thực tế.

Nhưng rõ ràng là có 4 nhân vật lý vẫn sẽ tốt hơn nhiều so với 4 nhân "ảo". Đây có thể là lý do khiến Core i3 có Hyper-Threading và Core i5 không có Hyper-Threading: Intel cần gia tăng một chút sức hấp dẫn của dòng chip cấp thấp nhưng cũng không thể để i5 lấn sân quá sâu vào địa bàn của i7. Nếu bạn cần một dòng chip 4 nhân mạnh mẽ hết mức có thể, bạn cần phải chọn Core i7.

Bộ nhớ cache

So sánh các dòng core i3

Con số cuối cùng cần lưu ý là bộ nhớ tạm cache. Đây là một bộ nhớ có dung lượng rất nhỏ nhưng lại có tốc độ siêu nhanh. Do đó, cache là lớp trung gian giữa nhân xử lý và RAM: các dữ liệu mà CPU cần truy cập thường xuyên nhất sẽ được lưu vào cache để tránh phải truy cập vào bộ nhớ RAM có xung nhịp chênh lệch rất nhiều so với xung nhịp chip.

Chip Core i3 cấp thấp có 3MB cache, cao cấp hơn có 4MB; tất cả các mẫu Core i5 có 4MB-6MB cache và Core i7 có từ 8MB trở lên. Dung lượng cache thường sẽ không ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của bạn, bởi thực tế là sự chênh lệch về cache giữa Core i3 và Core i5 cũng không đủ nhiều để làm nên khác biệt. Do Core i7 vừa có cache cao vừa có Hyper-Threading, sẽ là rất khó để xác định sự chênh lệch về cache có đem lại khác biệt thực tế nào về hiệu năng hay không.

Chữ cái ký hiệu ở cuối

Chúng tôi đã từng mô tả khá chi tiết về các chữ cái ở cuối tên chip, nhưng nhìn chung bạn cần lưu ý về 3 chữ cái K,T và P nhiều nhất.

Đầu tiên là model có mã K, lựa chọn dành cho giới ép xung: các mẫu chip dòng K có clock multiplier được mở khóa sẵn, do đó bạn chỉ cần lựa chọn bo mạch tương thích để ép xung. Dĩ nhiên, ép xung đòi hỏi bạn phải có giải pháp tản nhiệt hiệu quả nếu không muốn làm hỏng dàn máy của mình và gây ra nguy cơ cháy nổ.

So sánh các dòng core i3

Chip T có xung nhịp thấp hơn và do đó cũng tiêu thụ điện năng thấp hơn. Ví dụ, chip Core i3-6300T có xung thấp hơn tới 500Mhz so với i3-6300 "chuẩn", nhưng điện năng tiêu thụ cũng chỉ dừng ở mức 35W thay vì 51W như thông thường. Cũng bởi lý do này mà các dòng PC để bàn cỡ nhỏ hoặc All-in-One thường sử dụng dòng T.

Cuối cùng là các chip có ký hiệu P ở cuối. Đồ họa của các chip P thường có hiệu năng thấp hơn các bản thông thường. Nhưng nếu bạn chắc chắn sẽ mua card VGA rời, sự khác biệt này sẽ chẳng ảnh hưởng mấy đến trải nghiệm của bạn.

Chọn vi xử lý cho game thủ

Nếu bạn muốn chơi game "đỉnh" bạn chắc chắn sẽ cần card màn hình rời, nhưng lựa chọn vi xử lý cũng sẽ có ý nghĩa nhất định. Bạn sẽ không muốn CPU trở thành nút thắt cổ chai của hệ thống, nhưng sự thật là bạn cũng không cần phải "đốt" tiền vào CPU.

Điều này có nghĩa rằng trong khi bạn nên gạch tên chip Core i3, bạn cũng sẽ không nhận được gì khi chọn Core i7 thay vì mua các dòng Core i5 giá mềm, bởi Hyper-Threading gần như sẽ không phát huy được tác dụng gì trên các tựa game. Ngay cả những game "nặng" nhất như Battlefield 4 cũng sẽ chỉ tận dụng được 4 nhân, do đó có thêm 4 luồng "ảo" cũng sẽ là vô nghĩa.

So sánh các dòng core i3

Nếu không chơi game chiến thuật như Total War thì Core i5 sẽ là quá đủ với bạn.

Nói như vậy không có nghĩa rằng bạn lúc nào cũng nên tránh Core i7. Ví dụ, các tựa game của dòng Total War sẽ tận dụng được đáng kể sức mạnh của Core i7 do có quá nhiều đơn vị quân xuất hiện trên màn hình.

Dù sao, nếu bạn định mua chip để chơi game, bạn vẫn nên ưu tiên đầu tư card đồ họa hơn là bỏ tiền mua Core i7. Một lựa chọn tốt hiện tại là chip Core i5-6600K: nếu hiệu năng mặc định là không đủ, bạn có thể ép xung Core i5 lên 4GHz hoặc cao hơn thế nữa.

Còn nếu bạn có stream game và/hoặc chỉnh sửa video, dòng i7-6700K sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. i7-6700k cũng có khả năng ép xung tốt, miễn là bạn sẵn lòng bỏ tiền đầu tư vào các hệ thống tản nhiệt hiệu quả. Ngược lại, nếu nhu cầu của bạn chỉ dừng ở mức Word và Chrome, những mẫu chip cấp thấp như i3-6100 sẽ là quá đủ.

Gia Cường