So sánh cuộc sống hà nội và sài gòn năm 2024

Nằm ở hai miền đất nước, Sài Gòn và Hà Nội cách nhau hơn 1000 cây số. Tuy nhiên, hai thành phố lớn này của Việt

Nam

có những điều thú vị khác biệt.

TP Hồ Chí Minh nằm ở phía

Nam

, trước đây gọi là Sài Gòn. Nơi đây từng là căn cứ của Mỹ trong chiến tranh Việt

Nam

và từ khi thống nhất đất nước đã trở thành một khu đô thị hiện đại trù phú.

TRong khi đó, TP Hà Nội ít hiện đại hơn, ghi dấu ấn bằng những khu Phố cổ nhộn nhịp với những ngõ nhỏ, phố nhỏ.

So sánh cuộc sống hà nội và sài gòn năm 2024

Vẻ đẹp Hồ Gươm, Hà Nội.

Ở đâu du lịch văn hóa tốt nhất?

Cả hai thành phố đều có viện bảo tàng, đền thờ, chùa chiền và kiến trúc để lại từ thời Pháp thuộc vô cùng ấn tượng.

Tuy vậy, TP Hồ Chí Minh có nhiều công viên giải trí hơn Hà Nội vì thế nếu bạn là người hướng ngoại hãy đến với thành phố này.

Ở Hà Nội hợp với những người hướng nội, để khám phá về các phòng triển lãm tranh, hoặc xu hướng mỹ thuật, công trình nghệ thuật đương đại đều nằm tại đây.

Người Hà Nội trong giao tiếp cũng không quảng giao bằng người TP Hồ Chí Minh . Người Hà Nội có tính cách kín đáo và khách sáo hơn. Điều này có thể hiểu bởi TP Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi văn hóa Mỹ và Pháp nhiều hơn.

Ẩm thực nơi nào tốt nhất?

Nói chung, hai thành phố này đều có nét riêng độc đáo về ẩm thực. Phổ biến nhất là ẩm thực đường phố. Hà Nội nổi tiếng nhất là món Phở, bạn có thể tìm thấy món ăn ngon truyền thống này ở bất cứ ngõ ngách nào trong khu phố với giá rất rẻ.

Ẩm thực TP Hồ Chí Minh có xu hướng ngọt hơn. TP này nổi tiếng về cà phê, loại cà phê sữa đá ngọt ngào và rất đậm đà.

Nếu không hợp với ẩm thực địa phương, bạn cũng có thể trải nghiệm ẩm thực quốc tế ở đây. Các nhà hàng thượng lưu, món ăn quốc tế rất nhiều, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh.

Cuộc sống về đêm

Chính phủ Việt

Nam

đang nới rộng các tụ điểm vui chơi về đêm, vì thế thời điểm hiện tại sẽ có nhiều nơi đóng cửa muộn hơn trước đây.

Với những tụ điểm vui chơi giải trí ban đêm, có lẽ TP Hồ Chí Minh sẽ cho bạn nhiều chọn lựa hơn. Nơi đây rất nhiều quán cà phê nhạc sống, quán bar, club, phòng trà… từ sang trọng đến bình dân đều có.

Ở Hà Nội ít tụ điểm vui chơi ban đêm hơn nhưng nếu muốn tận hưởng cảnh đêm thanh vắng đẹp rung động lòng người thì không đâu tuyệt bằng nơi đây. Khu phố cổ ban đêm trầm mặc, thi thoảng có những người lao động mưu sinh hoặc khách du lịch len lỏi trong các ngõ phố.

Đêm Hà Nội cũng là lúc có thể thưởng thức ẩm thực đường phố với những món ngon trên đường. Chỉ đơn giản ngồi ghế nhựa nhỏ thôi để ăn những món ăn vặt như chân gà nướng hay thưởng thức cốc trà đá đã rất tuyệt vời.

Mua đồ lưu niệm ở đâu?

Hà Nội là nơi với lựa chọn hàng đầu của hàng thủ công, lụa là gấm vóc hay đồ mỹ nghệ, các loại tranh và được tập trung ở Phố Cổ.

Tại TP Hồ Chí Minh bạn lại có thể mua đồ lưu niệm giá rẻ ở chợ Bến Thành cho đến những cửa hàng sang trọng trên đường Đồng Khởi.

Giao thông tại đâu dễ chịu hơn?

Hà Nội trong những năm qua đã phát triển rất nhanh với những tòa nhà chọc trời quanh khu vực ngoại ô mọc lên như nấm. Tuy vậy, nếu đi trong trung tâm thành phố trong giờ cao điểm có thể bạn phải nhích từng bước chân.

Giao thông ở cả hai thành phố luôn bận rộn. Tuy vậy, đường sá ở TP Hồ Chí Minh rộng rãi hơn, vì thế nút thắt tắc đường được gỡ nhanh chóng hơn.

Đi đâu du lịch trong ngày?

Đối với hai thành phố lớn này, có nhiều địa điểm thăm thú. Tuy nhiên nếu bạn muốn đi xa hơn mà vẫn về trong ngày thì có thể chọn những địa điểm sau.

Gần Hà Nội có Vịnh Hạ Long – thuộc Quảng Ninh nhưng dễ dàng xuất phát từ Hà Nội. Đây là vịnh biển mơ màng với những tảng đá lặng lờ đứng trên biển đẹp như một bức tranh thủy mặc.

Hành trình đến với Vịnh Hạ Long chỉ mất khoảng 3 giờ đồng hồ và đó là lựa chọn tuyệt vời nếu muốn đi về trong ngày.

Ở TP Hồ Chí Minh, Địa Đạo Củ Chi là lựa chọn tuyệt vời. Đây là hệ thống ma trận đường hầm được sử dụng trong chiến tranh Việt

Nam

.

Đến đây, du khách có thể sống lại một thời kỳ chiến tranh đau thương với những nhân chứng lịch sử xác thực nhất.

Những người Hà Nội "gốc" hoặc người nước ngoài sinh sống tại thủ đô yêu mến một Hà Nội đậm nét cổ kính hơn so với cuộc sống thương mại và tiện nghi vật chất ở TP.HCM.

So sánh cuộc sống hà nội và sài gòn năm 2024
Triển lãm Hà Nội ơi được trưng bày ở bờ hồ Hoàn Kiếm vào tháng 10/2014 tái hiện phong phú nhịp sống của người dân thủ đô. Ảnh: TTO

Lần đầu tiên đến TP.HCM, Le Thuan Uyen rất muốn chuyển vào đây lập nghiệp. Bốn thế hệ trong gia đình Thuan Uyen đều sinh sống tại Hà Nội. Với cô gái từng du học tại Anh, TP.HCM hứa hẹn một cuộc sống mới dễ dàng hơn so với thủ đô. “Mọi thứ đều được quy hoạch và sắp đặt khéo léo”, Thuan Uyen nói trên The Diplomat (Nhật Bản).

Tuy nhiên, khi càng tìm hiểu sâu về các hình thái nghệ thuật tại Hà Nội, Thuan Uyen quyết định không rời khỏi thủ đô.

Cổ kính so với hiện đại

TP.HCM trở thành trung tâm thương mại của Việt Nam từ những năm 1800. Những năm gần đây, GDP của đô thị này luôn tăng trưởng và trở thành môi trường thân thiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Một bài báo của Bloomberg gần đây nhận định TP.HCM đã vượt qua Hà Nội về tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng truyền thống nghìn năm tuổi của đất thủ đô đã tạo nên một tinh thần độc nhất nuôi dưỡng sự sáng tạo.

"Hà Nội mang đậm tính thủ công hơn. Bạn có thể xây dựng mô hình kinh doanh bằng việc phát triển một sản phẩm của riêng mình thay vì bán cho các thương hiệu lớn", Dan Dockery, chủ một quán bar và nhà hàng tại Hà Nội, nói.

Theo Dan, việc cho rằng những thương hiệu phương Tây không phát triển mạnh ở Hà Nội có thể vừa là góc nhìn tiêu cực và tích cực. "Chúng tôi vẫn bán những loại cà phê ngon. Tại sao phải mua những thương hiệu ngoại với giá cao gấp 3 lần mà chất lượng chưa chắc ngon bằng?"

Một số người so sánh sự cổ kính và nét năng động, hiện đại giữa Hà Nội - TP.HCM như Bắc Kinh - Thượng Hải hoặc Kyoto - Tokyo. Tuy nhiên, nguyên nhân chính nằm ở yếu tố lịch sử và văn hóa hơn là ý thức hệ.

Người Hà Nội không phủ nhận sự thành công kinh tế ở TP.HCM. Điều họ quan tâm là những thành công ấy thực sự cần thiết và đáng khao khát tới mức nào, hoặc chúng có giúp thành phố trở nên hấp dẫn hơn không. "Sài Gòn có vẻ giống Bangkok", Minh Nguyet Bui, một người Hà Nội "gốc", nhận xét.

Những người Hà Nội "gốc" như Minh Nguyet rất tự hào về truyền thống lịch sử lâu đời của thủ đô. Hà Nội được mệnh danh là "thủ đô văn hóa" của Việt Nam kể từ thế kỷ 11. Ngày nay, cộng đồng sáng tạo tại Hà Nội ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật.

So sánh cuộc sống hà nội và sài gòn năm 2024
Tại 6 tuyến phố đi bộ mới gồm Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Đào Duy Từ, du khách còn được thưởng thức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống như hát xẩm, chầu văn, ca trù. Ảnh: Vietnamplus

Dù TP.HCM cũng có một nền nghệ thuật phát triển, nhiều người cho rằng các chương trình chỉ mang tính trình diễn, các nghệ sĩ mải mê chạy theo thị trường. Điều này tương phản mạnh với không gian nghệ thuật sáng tạo thực thụ ở Hà Nội.

"Người Sài Gòn chuộng những nghệ sĩ dễ nhìn và các bài hát, sản phẩm văn hóa bình dân. Trong khi sản phẩm nghệ thuật ở Hà Nội chú trọng tính phê bình và hàn lâm hơn", Thao Nguyen, một nghệ sĩ tại TP.HCM, cho biết.

Hà Nội cũng có nhiều đặc điểm đi ngược lại với tính hợp lý về kinh tế. Mathias Rossignol, chủ quán cà phê không gian nghệ thuật Ham Hanh tại Hà Nội, chia sẻ: "Phần lớn người Hà Nội thừa nhận cuộc sống ở TP.HCM thoải mái hơn, lương cao hơn và giá cả thấp hơn. Nhưng họ ở lại thủ đô vì những giá trị tinh thần. Nguồn năng lượng này xuất phát từ sự lựa chọn đặt tinh thần lên trên sự tiện nghi vật chất".

Tran Hung, người sáng lập dự án The Onion Cellar chuyên giới thiệu những dòng nhạc và các nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới, thừa nhận sự khác biệt giữa Hà Nội và TP.HCM là điều "hiển nhiên". "Sài Gòn mang tính thương mại nhiều hơn, trong khi Hà Nội có nhiều đất sáng tạo hơn", Tran Hung nói.

Kết hợp nghệ thuật - thương mại

Tuy nhiên, ông Bill Nguyen, chủ quán cà phê Manzi, chỉ ra những nhược điểm khi không màng đến tư duy kinh doanh.

Khoảng cách giữa thành tựu sáng tạo của Hà Nội và thành công thương mại của TP.HCM thể hiện rõ trong ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Một số bộ phim Việt Nam trình chiếu ở các liên hoan phim (LHP) quốc tế đều sản xuất tại Hà Nội.

So sánh cuộc sống hà nội và sài gòn năm 2024
Đoàn làm phim Đập cánh giữa không trung tại LHP Venice. Ảnh: Người Lao Động

Phim Đập cánh giữa không trung giành giải thưởng ở LHP Venice hồi tháng 9, phim Bi, đừng sợ cũng đoạt một số giải thưởng tại LHP Cannes và Stockholm năm 2010. Tuy nhiên, những bộ phim thống trị các rạp trong nước lại là các phim hành động phong cách Hollywood hoặc phim hài lãng mạn của những nhà làm phim trong Sài Gòn.

Gery Herman, giám đốc câu lạc bộ điện ảnh Hanoi Cinematheque nói: "Người miền nam muốn làm những bộ phim mà họ chắc chắn khán giả sẽ bỏ tiền mua vé. Tôi không thấy nhiều bộ phim do miền bắc sản xuất đạt lợi nhuận lớn. Trên thực tế, phần lớn những phim Hà Nội sản xuất không trình chiếu nhiều ở các rạp".

Theo ông Herman, điều mà ngành điện ảnh cần là sự kết hợp giữa những cảm hứng nghệ thuật của Hà Nội và sự nhạy bén thương mại của miền nam.

Một số thanh niên Hà Nội bắt đầu kết hợp sự sáng tạo và kế hoạch kinh doanh. Nhà thiết kế Vu Thao, người chiến thắng một giải thưởng về doanh nhân trẻ sáng tạo vào tháng trước, tạo ra những sản phẩm mang nhãn hiệu Kilomet 109, lấy cảm hứng từ những bộ áo sặc sỡ do chính những dân tộc thiểu số ở phía bắc sản xuất thủ công.

"Xét về mặt kinh tế thì Sài Gòn rất thú vị nhưng khi tôi muốn phát triển việc kinh doanh, điều làm cho sản phẩm của tôi trở nên nổi bật chính là các nét văn hóa ở miền bắc", Vu Thao nói.

Ngày càng nhiều ý tưởng và nỗ lực sáng tạo phi thương mại triển khai ở Hà Nội. Vào năm 2013, một nhóm DJ và nhạc sĩ ở Hà Nội đã tổ chức đêm hội âm nhạc Quest mà không kêu gọi tài trợ.

So sánh cuộc sống hà nội và sài gòn năm 2024
Chương trình nghệ thuật đường phố diễn ra tại khu vực quảng trường chợ Đồng Xuân, Hà Nội với sự tham gia của nhiều ca sĩ nhằm quảng bá cho Lễ hội âm nhạc Gió mùa diễn ra tại bãi cỏ trước Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Hoàng Ca/Zing.vn

Nhà tổ chức Luke Poulson nhấn mạnh sự khác biệt giữa những đêm âm nhạc thể nghiệm tại Hà Nội với các câu lạc bộ lớn hoạt động hàng đêm ở TP.HCM. "Việc chúng tôi có thể tạo ra cả một lễ hội và huy động rất nhiều người dân Hà Nội cho thấy tính sáng tạo ở nơi đây lớn như thế nào", Poulson nói.

Một ví dụ điển hình khác là Zone 9, một khu vui chơi nổi tiếng của thanh niên Hà Nội vốn dựng từ một công trình bỏ hoang. Dù Zone 9 đã đóng cửa sau một sự cố hỏa hoạn, nhiều địa điểm tương tự đã xuất hiện trong thành phố.

Sự thành công của Quest và Zone 9 cho thấy một thành phố không chỉ cần các tòa nhà cao tầng hoặc thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. "Lợi ích của sáng tạo nghệ thuật không phải vì tiền bạc. Tôi sẽ chẳng muốn sống tại một thành phố mà không có những buổi biểu diễn, không có chương trình ca nhạc hay triển lãm tranh", John Kis, chủ một quán cà phê tại Hà Nội, khẳng định.

Hà Nội với Sài Gòn ai lớn hơn?

Hà Nội và TP HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội rộng hơn 3.358 km2 với dân số hơn 8,2 triệu người. TP HCM rộng 2.095 km2, dân số gần 10 triệu người (theo Tổng cục Thống kê, năm 2021).

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ai giàu hơn?

Cụ thể là Sài Gòn chiếm 25% ngân sách cả nước, chiếm khoảng 22 đến 23% GDP của cả nước và 33% dịch vụ cả nước. Còn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội bình quân hàng năm đạt 9.5%, gấp 1.5 lần so với mức trung bình của cả nước, thu ngân sách chiếm gần 20% và GDP chiếm 10% cả nước.

Hà Nội với Hồ Chí Minh ở đâu đông dân hơn?

Năm 2021, địa phương đông dân nhất Việt Nam hiện nay là Thành phố Hồ Chí Minh với 9,17 triệu người, chiếm 9,3% dân số cả nước. Thành phố Hà Nội đứng thứ hai với 8,33 triệu người, chiếm 8,46% dân số cả nước.

Tại sao thành phố Hồ Chí Minh là một nơi đáng sống?

"TPHCM là một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; là đầu tàu, động lực có sức hút, lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.