So sánh ông chủ và lãnh đạo năm 2024

Đằng sau thành công của mỗi một đơn vị, tổ chức là khả năng lãnh đạo chất lượng để thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn, mang đến những thành tựu lớn cho quá trình phát triển của tổ chức.

Không phải ai nắm trong tay một số lượng nhân viên cấp dưới cũng đều được gọi chung là ông chủ hoặc là lãnh đạo. Những vị trí này tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng sâu trong bản chất thì lại khác biệt hoàn toàn. Một ông chủ thì có thể làm nhà lãnh đạo thế nhưng không phải tất cả ông chủ đều có thể trở thành người lãnh đạo. Cũng giống như việc chúng ta chỉ có câu nhận xét “nhà lãnh đạo tài ba” mà không thể nào nói rằng “ông chủ tài ba” được vậy.

.jpg) Ông chủ và lãnh đạo, những điểm khác biệt

Điểm khác nhau cơ bản nhất để chúng ta nhận diện ngay 2 phạm trù này đó chính là việc ông chủ thì đưa ra mệnh lệnh còn nhà lãnh đạo vừa đưa mệnh lệnh vừa dẫn dắt, định hướng nhân viên phát triển.

Một người lãnh đạo sẽ vừa yêu cầu, vừa có ý định hướng, thuyết phục nhân viên của mình hành động hướng đến phát triển mục tiêu.

Một ông chủ sẽ được công nhận là nhà lãnh đạo nếu như anh ta hướng dẫn, dẫn dắt nhân viên trong mọi nhiệm vụ, đồng thời giúp nhân viên có thể phát triển tốt hơn về cả kiến thức, kỹ năng chuyên môn để mỗi ngày làm việc sẽ tốt hơn.

.jpg) Khác biệt cơ bản giữa ông chủ và lãnh đạo

Bản thân một ông chủ sẽ không làm gì cả ngoài việc ở đó và đưa ra mệnh lệnh buộc cấp dưới phải làm và phải hoàn thành đúng yêu cầu.

Những điều vừa chia sẻ mới chỉ là tổng hợp cho một vài điểm khác biệt lớn nhất giữa lãnh đạo với ông chủ. Để định hướng cho bản thân muốn trở thành ai: ông chủ hay nhà lãnh đạo thì bạn nhất định phải phân tích sâu hơn về điểm khác biệt ở từng khía cạnh. Qua bài viết này, hãy tìm kiếm thông tin chi tiết về sự khác nhau giữa ông chủ và lãnh đạo nhé.

2. Chỉ rõ những điểm khác biệt giữa ông chủ và người lãnh đạo

2.1. Câu trả lời và giải pháp - ai là người đưa ra giữa ông chủ và lãnh đạo?

Làm lãnh đạo có một phần nhiệm vụ huấn luyện nhân viên. Nhà lãnh đạo sẽ giúp cho nhân viên có thể phát triển bản thân, sẵn sàng đương đầu và vượt qua mọi thử thách.

Đương nhiên ông chủ sẽ không làm điều này ngoài việc duy nhất là giao việc. Nhân viên của ông chủ bằng cách nào có thể tạo ra kết quả theo mục tiêu mà ông chủ đặt ra mà không hề có bất kỳ sự hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ nào của ông chủ. Theo đó, ông chủ cần câu trả lời còn người lãnh đạo sẽ đưa ra giải pháp cho cấp.

.jpg) Ông chủ và lãnh đạo - người chỉ cần đáp án, người luôn cho nhân viên những giải pháp tuyệt vời

2.2. Người chỉ quản lý - người không quản ngại để dẫn dắt

Theo ý của Vineet Nayar chia sẻ trên cuốn tạp chí Harvard Business Review thì ông chủ sẽ kiểm soát cấp dưới của mình để nhận kết quả mục tiêu được hoàn thành. Nhà lãnh đạo thì chú trọng vào khả năng của mỗi nhân lực, muốn tận dụng khả năng đó để tạo ra sự ảnh hưởng nhất định, đồng thời cho phép, động viên họ đóng góp cho tổ chức mỗi ngày đều có thể thành công hơn. Chính phong cách về nguồn cảm hứng và mục tiêu tạo sức ảnh hưởng dã phân chia ranh giới rất rõ ràng giữa lãnh đạo và ông chủ.

Nói một cách khác, lãnh đạo đại diện cho sự thúc đẩy còn ông chủ đại diện cho sự kiểm soát, quyền lực.

2.3. Người chờ trông kết quả, người chẳng tiếc lời khen ngợi động viên

Đó cũng là hai phong cách đối nghịch nhau mà chúng ta có thể nhìn từ ông chủ và lãnh đạo. Cũng có nhiều ý kiến đánh giá về vấn đề này, trong đó, diễn giả Barry Moltz nhận định rằng một người lãnh đạo luôn hào phóng dành cho nhân viên lời khen để khích lệ tinh thần. Nếu cần thiết, họ chẳng ngại gửi tới lời cảm ơn đến sự cống hiến to lớn của nhân viên hoặc cũng rất nghiêm khắc phê bình khi nhân viên mắc lỗi nhưng là lời phê hoàn toàn vì mục đích xây dựng.

.jpg) Động viên tinh thần nhân viên là điều mọi lãnh đạo đều muốn làm

Ông chủ dường như bị chi phối bởi tiền nhiều hơn. Do đó, họ không quan tâm vào các chiến lược thúc đẩy nhân viên, vì thế lời khen hay những bài học đưa ra để nhân viên học hỏi, rút kinh nghiệm dường như không có mà chỉ có sự chờ đợi bản báo cáo, thông tin về kết quả đạt được mà thôi.

2.4. Hướng về giá trị: ông chủ chỉ mong đếm, nhà lãnh đạo lại tạo ra

Cũng theo Nayar, nhà lãnh đạo luôn tập trung cho sự nghiệp tạo ra giá trị nhờ vào dẫn dắt và làm gương cho cấp dưới. Nhưng một phong cách đối diện với giá trị khác được tạo ra từ ông chủ, đó là sự tập trung cho mục đích đếm giá trị.

2.5. Kiểm soát và lòng tin

Với việc chỉ dành sự để tâm duy nhất vào công tác quản lý công việc cho nên ông chủ cũng sẽ kiểm soát mọi thứ thật chặt chẽ từ công việc người lao động thực hiện cho tới kết quả năng suất được tạo ra. Tuy nhiên, việc kiểm soát thường đem lại sự tác động không mấy tích cực, nó sẽ gây ảnh hưởng cho tâm lý người lao động, dẫn đến năng suất bị suy yếu.

.jpg) Lãnh đạo trao niềm tin, ông chủ trao sự kiểm soát

Nhà lãnh đạo trước khi quan tâm tới kết quả thì họ chú trọng nâng đỡ tinh thần và ý chí cho người lao động nhiều hơn. Để đạt được kết quả cho những nỗ lực thúc đẩy của mình, nhà lãnh đạo sẽ sẵn sàng trao gửi niềm tin và nhân lực. Chính vì được lãnh đạo tin tưởng và dẫn dắt tận tình cho nên tinh thần của nhân viên không chỉ ổn định mà còn hết sức nỗ lực phấn đấu.

2.6. Ông chủ ra lệnh, nhà lãnh đạo luôn lắng nghe

Elitedaily nói rằng, những ông chủ luôn giao tiếp với nhân viên của họ bằng sự ra lệnh. Ngược lại, các nhà lãnh đạo lại có xu hướng lắng nghe nhân viên của họ nói gì, qua đó thấu hiểu tâm tư để dễ dàng giúp họ vượt qua những khó khăn đang gặp phải. Trong mắt người lãnh đạo, nhân viên chính là những người quan trọng, người trực tiếp tạo ra năng suất và tiếp cận khách hàng vì thế họ luôn cần được bồi dưỡng và trân trọng.

Cũng bởi vì ông chủ luôn luôn ra lệnh còn lãnh đạo lại rất chú ý lắng nghe cho nên ông chủ lúc nào cũng nói, trong khi lãnh đạo nghe nhiều hơn, làm nhiều điều có lợi cho nhân viên hơn.

2.7. Ông chủ tạo quyền lực, lãnh đạo tạo sức ảnh hưởng

Nếu bạn đang là ông chủ, nhưng bạn lại nhận được rất nhiều lời đề nghị hỗ trợ trong công việc từ nhân viên hoặc mong muốn của họ là được bạn cho lời khuyên, sự hướng dẫn, vậy thì khả năng cao bạn đang hình thành tố chất của nhà lãnh đạo. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy cũng bởi vì bạn đang có sức ảnh hưởng đối với người khác. Vì thế mọi người luôn bị bạn tác động và đa phần sẽ theo bạn để học hỏi. Nếu bạn không nhận được điều đó, tức là bạn chỉ có quyền lực, không một ai dám hay có ý định tìm đến bạn để gửi gắm mong muốn được trợ giúp.

.jpg) Lãnh đạo thúc đẩy nhân viên, ông chủ dùng quyền lực để giao tiếp với nhân viên

2.8. Bên chỉ trích, bên khuyến khích, động viên không ngừng

Thêm một điểm đối lập trong hình ảnh của ông chủ và lãnh đạo được bàn đến. Nói rằng ông chủ luôn chỉ trích còn lãnh đạo luôn khuyến khích không có nghĩa rằng nhà lãnh đạo thì không bao giờ chỉ trích nhân viên. Có đấy, nhưng sự chỉ trích của lãnh đạo sẽ được cân nhắc đưa ra ở trong một hoàn cảnh thực sự cần thiết và hoàn toàn xuất phát từ ý chí xây dựng để người bị chỉ trích sẽ rút ra được bài học. Còn như chỉ trích liên tục, thường xuyên sẽ khiến nhân viên bị nản lòng và muốn rời bỏ. Đó lại là phong cách của ông chủ. Vì thế trong tay những người làm ông chủ thường xuyên có những nhân sự mới do tình trạng biến động nhân sự xảy ra.

2.9. Một ông chủ sẽ mãi độc quyền, một nhà lãnh đạo sẽ kèm theo nhiều nhà lãnh đạo

Với phong cách dẫn dắt, chỉ huy để nhân viên cấp dưới tiến bộ, phát triển hơn thì một nhà lãnh đạo đã đem đến cho họ những cơ hội phát triển không giới hạn. Một nhân viên được đào tạo xuất sắc sẽ đủ tư cách, trình độ, khả năng để trở thành lãnh đạo. Bản thân họ trong quá trình làm việc luôn nhận được từ lãnh đạo của mình sự động viên, hướng dẫn, thậm chí có cả khiển trách nhưng hoàn toàn mang tính xây dựng thì họ sẽ nhận được rất nhiều bài học của sự phát triển và thứ được bồi đắp lớn mỗi ngày chính là ý chí, là niềm hy vọng về một tương lai rộng mở hơn.

Có lẽ sự khác nhau giữa ông chủ và lãnh đạo còn được thể hiện qua nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, nêu trên là những dấu ấn đặc trưng, điển hình nhất cho chúng ta cái nhìn khác biệt giữa hai kiểu đối tượng quản lý này. Bạn muốn làm một ông chủ hay một nhà lãnh đạo? Phân biệt rõ những điều khác biệt sẽ lựa chọn dễ hơn. Đương nhiên ai cũng mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, nhưng nếu bạn đang lầm tưởng bản thân là lãnh đạo trong khi phong cách quản lý, tác phong lại là của một ông chủ thì cũng kịp thời nhận ra và thay đổi nhé.