So sánh môn gô và đê li năm 2024

Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô-gôn là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô-gôn là gì?

  1. Đều là vương triều của người nước ngoài.
  2. Cùng theo đạo Hồi.
  3. Cùng theo đạo Phật.
  4. Đều là những cư dân có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Đều là vương triều của người nước ngoài.

Giải thích:

- Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô-gôn đều là vương triều của người nước ngoài đến xâm lược và thôn tính Ấn Độ.

- Vương quốc Hồi giáo Đê-li là người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi, còn Vương quốc Mô-gôn của người Mông Cổ theo Ấn Độ giáo.

1. Những trang sử đầu tiên của Ấn Độ thời phong kiến

- Ấn Độ được hình thành trên lưu vực 2 dòng sông lớn : sông Ấn và sông Hằng.

- 2500 năm TCN, đã xuất hiện những thành thị trên lưu vực sông Ấn.

- 1500 năm TCN, hình thành các thành thị trên lưu vực sông Hằng.

- Thế kỉ VI TCN, các thành thị liên kết với nhau cùng với sự ra đời và truyền bá của đạo Phật đã hình thành nhà nước Ma-đa-ga thống nhất hùng mạnh (TK III).

- Thế kỷ IV, vương triều Gúp ta được thành lập.

2. Ấn Độ thời phong kiến

- Thời kì Vương triều Gúp-ta (TK IV-VI): Ấn Độ bước vào thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển:

+ Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi.

+ Thủ công nghiệp phát triển: luyện kim, dệt,...

- Đầu thế kỉ VI, Vương triều Gúp-ta suy yếu và bị diệt vong.

* Vương triều Hồi giáo Đê-li (TK XII – XVI)

- Thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì thôn tính Bắc Ấn lập nên vương triều Hồi giáo Đê-li.

+ Quý tộc Hồi giáo cướp đoạt ruộng đất của người Ấn Độ.

+ Thi hành chính sách cấm đạo Hin-đu.

→ Mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.

* Vương triều Mô-gôn:

- Đầu TK XVI, người Mông Cổ tấn công Ấn Độ lập ra vương triều Ấn Độ Mô-gôn.

- Vua A-cơ-ba thi hành nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa.

- Giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh.

3. Văn hóa Ấn Độ

- Chữ viết: chữ viết ra đời từ sớm, chữ Phạn là chữ viết chính là nguồn gốc của chữ Hin-đu hiện nay.

- Tôn giáo: Bà La Môn giáo, Hin-đu giáo, Phật giáo.

- Văn học: Nền văn học Hin-đu phát triển với các giáo lí, chính luận, luật phát, sử thi, kịch, thơ,..

+ Kinh Vê-đa bộ kinh cầu nguyện của đạo Bà La Môn và Hin-đu giáo.

+ Sử thi Ra-ma-ya-na, Ma-ha-bha-ra-ta.

- Kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. Đền, tháp Hin-đu giáo và những ngôi chùa Phật giáo vẫn được lưu giữ đến ngày nay.

-----

Ngoài Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô-gôn là gì? đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Trong chương trình lịch sử lớp 7, chắc hẳn các bạn đã được biết Vương Triều Đê-Li Và Vương Triều Mô-Gôn. Vậy hai vương triều này có gì khác nhau? Hocvn mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nội dung về So Sánh Vương Triều Đê-Li Và Vương Triều Mô-Gôn.

So sánh môn gô và đê li năm 2024
So Sánh Vương Triều Đê-Li Và Vương Triều Mô-Gôn

Nội dungVương triều Hồi giáo Đê-liVương triều Mô-gônSự thành lậpNgười Hồi giáo gốc Trung Á chinh phục các tiểu quốc Ấn – lập nên Vương triều Hồi giáo đóng đô ở ĐêliMột bộ phận dân Trung Á cũng theo đạo Hồi tấn công Ấn Độ – lập nên vương triều Mô-gônChính sách cai trịTruyền bá, áp đặt đạo hồi, tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại. + Tôn giáo: thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo. + Văn hóa: văn hóa hồi giáo được truyền vào Ấn Độ, xây dựng 1 số công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo và xây dựng kinh đô Đêli thành 1 trong những thành phố lớn nhất thế giới.

Các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa, xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triển mới dưới thời vua Acơba (1556-1605) + Xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc, không phân biệt nguồn gốc. + Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo, hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc. + Đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí, thống nhất đơn vị đo lường. + Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật.

Thời gian tồn tại1206 -15261526 – 1707Giống nhauCả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên. Tạo điều kiện cho văn hóa phát triển. Áp bức thống trị nhân dân ẤN ĐỘ -> sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc, làm cho cả 2 triều đại đều suy yếu và sụp đổ.So Sánh Vương Triều Đê-Li Và Vương Triều Mô-Gôn

Kiến thức liên quan về So Sánh Vương Triều Đê-Li Và Vương Triều Mô-Gôn

Những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li

  1. Chính trị
  • Năm 1206 người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ chiếm miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo đầu tiên, lấy Đê-li làm kinh đô.
  • Đầu thế kỉ XIV vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng.
  • Đầu thế kỉ XVI vương triều sụp đổ do sự tấn công của người Mông Cổ ở Trung Á.

So sánh môn gô và đê li năm 2024
So Sánh Vương Triều Đê-Li Và Vương Triều Mô-Gôn

  1. Kinh tế
  • Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng, nhà nước cho đào thêm kênh và hồ chứa nước.
  • Nghề thủ công phát triển tạo điều kiện cho giao thương phát triển
  • Thương nhân họ đem những mặt hàng nổi tiếng như vải vóc, đồ trang sức, gia vị đổi lấy hàng hóa, đặt biệt đổi lấy ngựa chiến từ các nước Trung Á, Tây Á.
  1. Xã hội
  • Tầng lớp Bà-la-môn vẫn được xem là đẳng cấp, nhưng quyền trong xã hội vẫn thuộc về người Hồi giáo.
  • Cư dân Ấn Độ không theo Hồi giáo phải nộp thuế ngoại đạo, bị phân biệt đối xử.

\=> Gây bất bình trong nhân dân, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh diễn ra, góp phần làm suy yếu vương triều Đê-li

Vị trí của Vương triêu Hồi giáo Đê- li

  • Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
  • Đạo Hồi được truyền bá vào Ấn Độ, từ đó có ảnh hưởng đến nhiều nơi khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.

So sánh môn gô và đê li năm 2024
So Sánh Vương Triều Đê-Li Và Vương Triều Mô-Gôn

Thành tựu tiêu biểu về văn hóa

  • Tôn giáo: Truyền bá, áp đặt Đạo Hồi vào Ấn Độ. Văn hóa có thêm yếu tố mới – Văn hóa Hồi giáo.
  • Công trình kiến trúc: nhiều công trình xây dựng theo kiểu Hồi giáo, rất dễ nhận biết bởi các tháp cao, mái vòm, cửa vòm, sân rộng, họa tiết trang trí là chữ A-rập cổ.
  • Chữ viết: Chữ Ba Tư được du nhập và trở thành ngôn ngữ chính của vương triều Đê-li.
  • Văn học: Xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc Ấn Độ – Kabir. Những tác phẩm viết bằng ngôn ngữ Hin-đi nội dung ca ngợi trung thực, sống lương thiện, khoan dung.

Những nét chính về Vương triều Mô-gôn.

So sánh môn gô và đê li năm 2024
So Sánh Vương Triều Đê-Li Và Vương Triều Mô-Gôn

Hoàn cảnh ra đời

Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.

Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên đều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạ được bước phát triển mới.

Chính sách của vua A-cơ-ba

  • Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.
  • Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.
  • Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.
  • Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

⟹ Những chính sách của A-cơ-ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

Vị trí của Vương triều Mô-gôn

  • Những chính sách dưới thời vua A-cơ-ba giúp cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu, đất nước thình vượng.
  • Ghi dấu với hai công trình kiến trúc lớn và tuyệt đẹp: Thành Đỏ và lăng Ta-giơ-Ma-han.

Sự suy thoái của Vương triều Mô-gôn

  • Hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước.
  • Vua Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân để xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng.
  • Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.
  • Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh.

Trên đây là hướng dẫn So Sánh Vương Triều Đê-Li Và Vương Triều Mô-Gôn, cùng với đó là thông tin liên quan về 2 vương triều này mà Hocvn tổng hợp được. Chúc bạn học tập tốt!