So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm

LAS Toàn Cầu chuyên thiết kế cấp phối các loại bê tông: bê tông thương phẩm, bê tông trộn tay, khoan lõi bê tông tại Hà Nội. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ 0982 512 385

Trong các công trình xây dựng, bê tông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong các bộ phân kết cấu .Từ các nguyên liệu rời rạc như xi măng, cát , đá, nước , phụ gia ( nếu có). Khi pha trộn với một tỷ lệ đã được thiết kế sẵn sau khi đóng rắn. Và chuyển sang trạng thái đá được gọi là bê tông. Bê tông là một loại vật liệu ròn có cường độ chịu nén lớn. Cường độ chịu kéo thấp nên người ta thường đặt cốt thép vào để tăng cường khả năng chịu kéo. Của bê tông trong các cấu kiện chịu uốn, chịu kéo lúc này được gọi là bê tông cốt thép.

Thiết kế bê tông

( thiết kế cấp phối bê tông) là tính toán tìm ra tỉ lệ hợp lý giữa các nguyên vật liệu nước, cát, đá, xi măng, sỏi.  Trong 1m3 bê tông sao cho đạt chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế. Cấp phối bê tông được biểu thị bằng khối lượng các loại cho 1m3 bê tông. Hoặc tỉ lệ khối lượng các loại so với khối lượng xi măng.

Thiết kế cấp phối bê tông thương phẩm

 Khi trộn xi măng để làm nên những khối bê tông thương phẩm chắc chắn. Đạt yêu cầu kỹ thuật, điều quan trọng chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau.

Để chế tạo bê tông ta có thể dùng xi măng pooclăng, xi măng pooclăng bền sunfat. Xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao, xi măng pooclăng puzolan. Xi măng pooclăng hỗn hợp, xi măng ít tỏa nhiệt và các loại xi măng khác. Thỏa mãn các yêu cầu quy phạm.
Khi sử dụng xi măng để chế tạo bê tông, việc lựa chọn mác xi măng. Là đặc biệt quan trọng vì nó vừa phải đảm bảo cho bê tông đạt mác thiết kế. Vừa phải đảm bảo yêu cầu kinh tế.

Lưu ý

Nếu dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao. Thì lượng xi măng sử dụng cho 1m3 bê tông sẽ nhiều. Nên không đảm bảo kinh tế. Nếu dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp. Thì lượng xi măng tính toán ra để sử dụng cho 1m3 bê tông. Sẽ rất ít không đủ để liên kết toàn bộ các hạt cốt liệu với nhau. Mặt khác hiện tượng phân tầng của hỗn hợp bê tông dễ xảy ra, gây nhiều tác hại xấu cho bê tông.

Vì vậy cần phải tránh dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao. Và ngược lại cũng không dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp.

 Theo kinh nghiệm nên chon mác xi măng theo mác bê tông như sau là thích hợp.

Cát

Nên dùng loại cát có cỡ hạt to và vừa (có mô đun độ lớn từ 2 đến 3,3).  Sẽ cho bê tông bền chắc hơn loại cát có cỡ hạt nhỏ.

Đá , sỏi 

Đá, sỏi là cốt liệu lớn có cỡ hạt từ 5 – 70mm. Chúng tạo ra bộ khung chịu lực cho bê tông. Sỏi có đặc điểm là do hạt tròn nhẵn, độ rỗng. Và diện tích mặt ngoài nhỏ nên cần ít nước, tốn ít xi măng mà vẫn dễ đầm, dễ đổ, nhưng lực dính kết với vữa xi măng nhỏ. Nên cường độ của bê tông thấp hơn bê tông dùng đá dăm.

Nước

Là thành phần giúp cho xi măng phản ứng tạo ra các sản phẩm thủy hóa. Làm cho cường độ của bê tông tăng lên. Nước còn tạo ra độ lưu động cần thiết để quá trình thi công được dễ dàng. Nước để chế tạo bê tông phải đảm bảo chất lượng tốt. Không gây ảnh hưởng xấu đến thời gian đông kết và rắn chắc của xi măng. Và không gây ăn mòn cho cốt thép. Nước dùng được là loại nước dùng cho sinh hoạt như nước máy, nước giếng.

Các loại nước không được dùng là nước đầm, ao, hồ, nước cống rãnh. Nước chứa dầu mỡ, đường, nước có độ pH < 4. Nước có chứa sunfat lớn hơn 0,27% (tính theo hàm lượng ion ). Lượng hợp chất hữu cơ vượt quá 15mg/l. Độ pH nhỏ hơn 4 và lớn hơn 12,5. -24SO.

Phương pháp trộn bê tông.

Hiện nay, có nhiều cách để trộn bê tông sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Có thể sử dụng cách trộn thủ công hoặc cách trộn bằng máy trộn chuyên dụng. Hiện nay, hầu hết mọi công trình thường sử dụng máy trộn bê tông để tiết kiệm thời gian. Mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, tiết kiệm được xi măng và sức lao động. Thông thường sau khi đổ toàn bộ vật liệu vào cối trộn, thùng trộn quay 20 vòng là được.

Lưu ý

Công việc trộn bê tông không quá khó khăn, tuy nhiên. Chúng ta cần lưu ý tới nhiều vấn đề để đảm bảo cho bê tông đảm bảo chất lượng như mong muốn. Đối với bê tông cốt thép xây nhà ở thì mác bê tông phụ thuộc vào hồ sơ thiết kế quy định. Tuy nhiên, đổ toàn khối thì mác thông thường từ 200-250. Và nên dùng một loại mác bê tông cho một công trình. Từ làm móng, đổ cột, đà, sàn… chỉ một mác bê tông. Vì nếu dùng nhiều mác khác nhau sẽ phải xử lý các liên kết tại vị trí thay đổi mác rất phức tạp cho người thi công. Đối với phần móng, có những trường hợp trong vùng đất yếu bị ngập nước, trong nước bị nhiễm mặn, phèn… Thì có thể tăng mác bê tông, kết hợp với các phụ gia để đảm bảo chịu được tính ăn mòn của bê tông trong nước.

Thiết kế bê tông trộn tay

Ngay cái tên gọi cũng đã chỉ ra cách trộn bê tông. Là chủ yếu bằng tay, bằng sức người là chủ yếu. Trong loại bê tông này cũng phân ra 2 loại đó là .” Thủ Công và Bán Thủ Công” Loại bán thủ công. Là loại có thêm máy trộn mini để giúp cho quá trình trộn bê tông được dễ dàng và đều hơn. Bạn cũng có thể dùng máy trộn này để trộn vữa xây tô cho nhà bạn.

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm

Bảng thiết kế cấp phối bê tông trộn tay

Loại thủ công, là khâu trộn bê tông cũng không có máy móc hỗ trợ mà chủ yếu là dùng sức người để trộn Xi măng, Cát, Đá, và Nước để tạo thành bê tông. Hiển nhiên là loại hình này sẽ không thể so sánh với bê tông tươi (bê tông thương phẩm) về mặt trộn đều và cấp phối của bê tông. Vì sức người có giới hạn, nên việc cân  đo đếm thành phần trong bê tông cũng sẽ không chính xác cao.

Tỷ lệ trộn

Hiện nay công nhân xây dựng thường trộn bê tông bằng thùng nhựa có kích cỡ trung bình là 20 lít ( thường tận dụng thùng sơn nước cũ ), và để trộn ra được bê tông với các loại Mac thông dụng thì nên trộn theo tỷ lệ sau :

1 bao Xi măng + 4 thùng Cát + 6 thùng Đá ……. để có được BT Mac 200 ( 7 bao XM cho 1 m3 BT )

1 bao Xi măng + 3 thùng Cát + 5 thùng Đá ……. để có được BT Mac 250 ( 8 bao XM cho 1 m3 BT )

1 bao Xi măng + 2 thùng Cát + 4 thùng Đá ……. để có được BT Mac 300 ( 9 bao XM cho 1 m3 BT )

Nếu trộn đúng cấp phối và tuân thủ các tiêu chuẩn thì chất lượng bê tông tay vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu thiết kế và sự bền vững của công trình. Bên cạnh đó, giá thành rẻ và thi công được ở những nơi nhỏ hẹp là một ưu thế của loại hình này, nên vẫn còn nhiều gia đình lựa chọn.

Lưu ý khi thiết kế cấp phối bê tông

1. Phải kiểm tra hồ sơ năng lực trạm trộn bê tông để chấp thuận đơn vị cung cấp. Cần thiết phải đến trạm trộn bê tông để kiểm tra thực tế dây chuyền công nghệ, các hệ thống máy móc hỗ trợ như máy làm lạnh nước, tháp giải nhiệt…; năng lực, khoảng cách từ trạm bê tông đến công trình… 2. Kiểm tra thiết kế cấp phối của trạm trộn bê tông, trong đó có phẩm chất và nguồn gốc xuất xứ của các vật liệu đầu vào… có phù hợp với yêu cầu thiết kế.

3. Trong quá trình cấp đổ bê tông, tại hiện trường bạn cần kiểm tra độ sụt và lấy mẫu để nén và các thí nghiệm nén bê tông khác nếu có yêu cầu đặc biệt theo quy trình.

Lưu ý

Đối với các bê tông đặc biệt (ví dụ xi măng bền sun phát), nếu nghi ngờ bạn có thể kiểm tra độ xuất trạm trộn bê tông việc sử dụng xi măng của họ. Kiểm tra mác bê tông của TVGS phải dựa trên mẫu tại hiện trường.  Tốt nhất mẫu có cả các bên ký nhận (đơn vị cung cấp, nhà thầu thi công và tư vấn giám sát). Khi ép mẫu cũng có các bên này chứng kiến và ký kết quả thô. Ép 7 ngày để dỡ giàn giáo, 28 ngày để nghiệm thu chính thức.

Hệ số hao hụt: Là hệ số tính đế bê tông bị mất đi trong quá trình sản xuất, vận chuyển. Thi công Nhằm đảm bảo bê tông cấp đến công trình đủ theo thiết kế. Hệ số này phụ thuộc công nghệ thi công.

?Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng – LAS Toàn Cầu chuyên thiết kế cấp phối các loại bê tông: bê tông thương phẩm, bê tông trộn tay, khoan lõi bê tông tại Hà Nội. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ 0988 995 332

Khe co giãn là chi tiết cực kì quan trọng khi đổ sàn bê tông. Bài viết tổng hợp các kinh nghiệm thi công khe co giãn sàn bê tông MỚI và ĐẦY ĐỦ NHẤT!

Trước tiên: Khe co giãn sàn bê tông là gì?

Khe co giãn bê tông được sử dụng để khắc phục sự giãn nở hoặc co lại của bê tông khi nhiệt độ thay đổi.

Rủi ro nứt bê tông sẽ được hạn chế tối đa khi sử dụng khe co giãn. Chúng sẽ hấp thụ sự giãn nở của bê tông, hấp thụ các rung động ví dụ như khi có lực tác động, động đất..v..v.

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Vết nứt xuất hiện ở sàn bê tông khi không đặt khe

Khe co giãn cho bê tông thường được sử dụng ở sàn bê tông nhà xưởng, sàn bê tông tầng hầm các tòa nhà, vỉa hè, nền đường bê tông

Tại sao cần thiết phải có khe co giãn cho sàn bê tông?

Bê tông sẽ giãn và nở khi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi. Nếu không kiểm soát quá trình này có thể khiến các vết nứt xuất hiện.

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Các loại vết nứt trên mặt sàn bê tông

Do đó việc thiết kế và thi công khe co giãn là cực kì quan trọng đối với sàn bê tông. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt của bê tông.

Nếu không đặt các khe co giãn, việc bê tông bị nứt sẽ gây ra các hậu quả:

  • Mất thẩm mĩ: các vết nứt xuất hiện ở các vị trí khác nhau
  • Tốn kém chi phí và thời gian để khắc phục các vết nứt này. Làm ngay từ đầu sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian, tiền bạc hơn nhiều.
  • Kém bền vững: Không thể đảm bảo rằng không bị nứt trong tương lai.

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Khắc phục vết nứt sàn bê tông mất thời gian và tốn kém chi phí

Cấu tạo khe co giãn sân bê tông:

Khe co giãn bê tông chia làm 2 loại: khe co và khe giãn.

(đây là cách gọi đúng cấu tạo theo các tiêu chuẩn về xây dựng quy định của nhà nước hiện hành . Tuy vậy trên thực tế xây dựng vẫn gọi chung cả 2 loại là khe co giãn.)

Cấu tạo KHE CO bê tông – Contraction joint / Control joint)

Đúng như tên gọi “control joint” – dịch đơn giản là “khe kiểm soát”. Khe co bê tông kiểm soát các vết nứt ngẫu nhiên trên bề mặt bê tông.
Mục tiêu của khe co là cho phép bê tông được nứt trong quá trình co ngót ở 1 vị trí xác định trước và theo 1 đường thẳng (khe nứt chủ động)

Theo TCVN9345_2012 định nghĩa: Khe co (Contraction joint) là Khe co dãn nhiệt ẩm không cho phép dịch chuyển bê tông tại khe. Tại đây bê tông có thể xuất hiện vết nứt do bị co.

Khe co được thi công bằng 1 trong 3 cách sau:

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
3 cách tạo khe co bê tông

  • Trước khi đổ bê tông : Chèn vật liệu tạo khe như: gỗ, xốp
  • Ngay sau khi đổ bê tông : Tạo bằng dụng cụ chuyên dụng – bay tạo khe (cách này ít phổ biến) (hình minh họa)
  • Cắt bằng máy cắt sau khi bê tông đã đủ độ cứng khoảng 6-18 giờ sau khi đổ bê tông (không được quá 24g)

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Cắt khe bằng dụng cụ cầm tay

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Dùng máy cắt bê tông là phương pháp phổ biến hơn

Cấu tạo KHE GIÃN (khe dãn) bê tông – Expansion joint

Khe giãn bê tông được sử dụng để tách các tấm sàn bê tông với nhau và giữa sàn bê tông với các kết cấu khác như tường, cột..

Mục đích của khe giãn là hấp thụ các chuyển vị của tấm bê tông. Cho phép các thành phần kết cấu chuyển động độc lập, hạn chế các vết nứt khi chuyển động xảy ra.

Theo TCVN9345_2012 định nghĩa: Khe dãn (Expansion joint) là Khe co dãn nhiệt ẩm cho phép chuyển dịch đầu mút bê tông tại khe.

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Hình vẽ so sánh khe co và khe giãn bê tông – trích từ TCVN 9345 -2012

Nếu như khe co chỉ cắt 1 phần chiều dày bê tông thì Khe giãn cắt suốt chiều dày của bản bê tông (tách đôi bản bê tông thành 2 phần riêng biệt)

Khe giãn thường cách nhau khoảng 35-40m (Phân biệt với khe co: có khoảng cách thường là 5-6m)

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Khoảng cách khe co là 3-5m, khe giãn là 38-75m (theo TCVN)

Kinh nghiệm cắt khe co giãn bê tông hiệu quả:

  • Các khe co được đặt cách nhau khoảng cách bằng 24-36 lần chiều dày bê tông. (Thông thường khoảng 30 lần. Ví dụ : với bản bê tông dày 10cm, các khe co giãn trong bê tông nên cách nhau khoảng 3 mét)
  • Chiều dày khe co phải được cắt đủ độ sâu cần thiết : ít nhất bằng ¼ chiều dày của bản sàn bê tông. Ví dụ với bản dày 10cm, Cắt khe co giãn sàn bê tông sâu ít nhất 2.5cm.

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Cấu tạo khe co giãn bằng phương pháp cắt máy và chèn thanh nẹp

  • Cần cắt khe co giãn sớm trước khi bê tông bắt đầu co ngót. Làm chậm hơn 12g sau khi đổ bê tông có thể khiến các vết nứt xuất hiện. (Nếu dùng phương pháp đặt nẹp khe co giãn nền bê tông trước sẽ đỡ mất công sức hơn nhiều)
  • Khe co giãn sẽ phát huy tối đa hiệu quả của nó khi tỉ lệ dài:rộng của ô sàn bê tông cắt khe là 1:1 (chiều ngang bằng chiều rộng). Ví dụ: 5x5m. Có thể tăng tối đa lên tỉ lệ dài: rộng của ô sàn là 1: 1,5 . ví dụ: 2x3m
  • Nếu sàn bê tông có cốt thép nên tách cốt thép ở vị trí khe co giãn
  • Nên tạo khe co giãn dọc theo các trục cột
  • Nên thiết kế vị trí các khe ở dưới các khu vực trải thảm sau này hoặc dưới các vách tường => các khe sẽ được “giấu” đi, đỡ “lộ” -> tăng tính thẩm mĩ cho công trình.
  • Các thanh truyền lực nên được sử dụng tại sàn bê tông chịu tải trọng nặng
  • Sử dụng khe nhiệt giữa sàn tiếp giáp với vị trí cột, tường, và móng, bó vỉa, vỉa hè….

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Khe co giãn ở vị trí sàn tiếp giáp với các kết cấu bê tông khác

  • Chọn vật liệu /matit chèn khe co giãn trong bê tông phải có tính đàn hồi, hấp thụ lực tác động, sau khi biến dạng có thể trở lại trạng thái ban đầu

Ở Việt Nam không nên dùng nhựa đường + dây đay chèn khe co giãn (theo phương pháp truyền thống) Vì khi trời nóng, nhựa đường bị chảy ra – dính vào bánh xe làm bẩn sàn bê tông

=> Nếu điều kiện cho phép nên dùng loại nẹp khe co giãn đặt trước khi đổ bê tông.

Nếu bắt buộc dùng nhựa đường thì nên đổ âm xuống nền 1 chút để nếu có chảy thì không bị tràn ra sàn.

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Nhựa đường tại khe co giãn bị chảy

Kinh nghiệm thi công matit chèn khe co giãn bê tông đúng kĩ thuật:

Sau khi tạo khe cần trám khe bằng matit hoặc nhựa đường để ngăn bụi bẩn hoặc các mảnh vụn lọt xuống. Nếu không các khe sẽ bị bịt kín bởi bụi bẩn và đất đá và không còn tác dụng chống co ngót nữa.

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Phương pháp thi công chèn khe co giãn bê tông bằng matit

Chuẩn bị:

  • Chất lượng bể mặt khe: phải đặc chắc, sạch sẽ, khô rào không dính nước, dầu nhớt, bụi bẩn.
  • Loại bỏ các bụi bẩn, mảnh vụn, sơn, vữa xi măng

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Làm sạch bề mặt khe co giãn

Chèn thanh xốp vào khe:

Sử dụng thanh xốp chèn khe (backer rod) hay bọt xốp gốc PolyUrethane

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Chèn thanh xốp backer rod

Dùng chất trám khe – sealant bơm vào khe:

Trước khi bơm khe cần dán băng dính cẩn thận dọc 2 bên khe để matit chèn khe không bị dính ra bên ngoài gây mất thẩm mĩ, lem nhèm

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Dán băng dính 2 bên khe để đảm bảo phần sealan thẳng nét – không dính ra ngoài

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Quét lớp lót để tạo độ bám dính

Bơm sealant matit vào khe tại vị trí chính giữa

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Bơm sealant vào chính giữa khe

Vét mạch cho đẹp

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Vét mạch bằng bay để tạo độ bám và chèn kín

Dùng bay chuyên dụng hoặc dụng cụ bất kì có kích cỡ phù hợp với chiều rộng khe

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Bóc băng dính

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Hoàn thành chèn matit vào khe co giãn

Phương pháp mới – sử dụng nẹp khe co giãn bê tông

Cách dễ nhất để thi công các khe co giãn trong bê tông là đặt sẵn nẹp trước khi đổ bê tông:

  • Loại nẹp này được cấu tạo bởi 3 lớp : gồm 2 lớp nhựa cứng bảo vệ 2 bên và 1 lớp cao su đàn hồi ở giữa – dễ dàng hấp thụ các lực tác động do bê tông giãn nở / co ngót.
  • Phần chân nẹp có các cạnh xương cá giúp “ngàm” chắc vào bê tông. Hạn chế tối đa việc bung, bật – đảm bảo sự bền vững của nẹp trong suốt quá trình sử dụng.

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Cấu tạo và phối cảnh nẹp khe co giãn bê tông

So sánh với cách làm truyền thống, sử dụng nẹp khe co giãn có những ưu điểm sau:

  • Tốn ít thời gian hơn : so với việc dùng máy cắt và chèn matit/ nhựa đường sau tốn khá nhiều công đoạn và thời gian.
  • Tránh rủi ro khi cắt khe bằng máy
  • Thẩm mỹ – đẹp hơn : được đặt sẵn trước khi đổ bê tông -> có độ thẳng – chính xác cao. Dễ dàng điều chỉnh trước khi đổ bê tông
  • Bền vững hơn: Cách cắt khe co giãn nền bê tông và chèn matit sẽ có rủi ro bị hỏng trong quá trình sử dụng. Trong khi đó, nẹp khe co giãn ngàm chắc chắn vào bê tông – đảm bảo sự ổn định

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Nẹp được định vị trước khi đổ bê tông

So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp thiết kế thành phần cấp phối btxm
Sau khi hoàn thành đổ bê tông sàn – không cần phải cắt khe và chèn matit vì đã có thanh nẹp co giãn đặt sẵn

Các tiêu chuẩn & quy định về khe co giãn sàn bê tông

Để đảm bảo sự bền vững cũng như chính xác của khe co giãn, tham khảo các tiêu chuẩn sau:

  • TCN223-1995 – Thiết kế Áo đường cứng ô tô (Có quy định về việc thiết kế tính toán khe con giãn) (download tại đây) => xem phần 2.5, 2.6, 2.7 về thiết kế chiều rộng, khoảng cách khe co giãn
  • TCVN 9345:2012 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm (download tại đây) => Xem phần: 6.2.4 Thi công khe co dãn nhiệt ẩm
  • TCXDVN 356 : 2005 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế. Download tại đây
  • TCVN 4453 : 1995 Tiêu chuẩn cho kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – quy phạm thi công và nghiệm thu (Download tại đây )=> Xem mục 6.4.13 b – khe co giãn nhiệt ẩm, 6.7.2 khe co giãn nhiệt ẩm cho bê tông chống thấm mái
  • TCVN 5718:1993 về mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng – yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước -> Download
  • Định mức 1776: Quy định định mức bố trí thanh truyền lực (số kg/md khe)
  • QĐ số 3230/QĐ-BGTVT – quy định tạm thời về thiết kế mặt đường BTXM
  • ASTM D 5249 – 92 Quy định kĩ thuật với chất độn khe của mặt đường BTXM
  • ASTM D 3405-78 Quy định về Matit (Mastic) chèn khe (Tiếng Anh: Joint Sealants, Hot Poured for Concrete and Asphalt Pavements)

Kết luận:

Bê tông là loại vật liệu khá quen thuộc nhưng để chất lượng khi thi công thì không hề dễ dàng. Khe co giãn nền bê tông là chi tiết cực kì quan trọng cần chú ý trong quá trình thiết kế và giám sát.

Chúc các bạn có những công trình chất lượng!

GENTA cung cấp những sản phẩm nẹp khe co giãn giúp đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo thẩm mỹ  kĩ thuật cho công trình! Tham khảo các loại nẹp khe co giãn -> Tại đây: Nẹp khe co giãn bê tông