Soạn hóa 8 bài luyện tập 4

Bài 1: Hãy tìm công thức hóa học đơn giản nhất của một loại oxit của lưu huỳnh, biết rằng trong oxit này có 2g lưu huỳnh kết hợp với 3g oxi.
  • Bài 2: Hãy tìm công thức hóa học của một hợp chất có thành phần theo khối lượng là 36,8% Fe; 21,0% S; 42,2% O. Biết khối lượng mol của hợp chất bằng 152 g/mol.
  • Bài 3: Một hợp chất có công thức hóa học là K2CO3. Em hãy cho biết:
  • Bài 4: Có phương trình hóa học sau:
  • Bài 5: Khí metan CH4 có trong khí tự nhiên hoặc trong khí bioga. Khí metan cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit và nước:
  • Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

    Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 8
    • Đề Kiểm Tra Hóa Lớp 8
    • Sách giáo khoa hóa học lớp 8
    • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 8
    • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 8

    Giải Bài Tập Hóa Học 8 – Bài 23: Bài luyện tập 4 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

    Bài 1: Hãy tìm công thức hóa học đơn giản nhất của một loại oxit của lưu huỳnh, biết rằng trong oxit này có 2g lưu huỳnh kết hợp với 3g oxi.

    Lời giải:

    Số mol của nguyên tử lưu huỳnh là:

    Soạn hóa 8 bài luyện tập 4

    Số mol của nguyên tử oxi là:

    Soạn hóa 8 bài luyện tập 4

    Ta có:

    Soạn hóa 8 bài luyện tập 4

    ⇒ Trong một phân tử lưu huỳnh trioxit có 1 nguyên tử S và có 3 nguyên tử O.

    Vậy công thức hóa học đơn giản nhất của oxit lưu huỳnh là SO3.

    Bài 2: Hãy tìm công thức hóa học của một hợp chất có thành phần theo khối lượng là 36,8% Fe; 21,0% S; 42,2% O. Biết khối lượng mol của hợp chất bằng 152 g/mol.

    Lời giải:

    Soạn hóa 8 bài luyện tập 4

    Vậy trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử Fe, 4 nguyên tử O, 1 nguyên tử S.

    ⇒ CTHH là FeSO4.

    Bài 3: Một hợp chất có công thức hóa học là K2CO3. Em hãy cho biết:

    a) Khối lượng mol của chất đã cho.

    b) Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất.

    Lời giải:

    a) MK2CO3 = 39.2 + 12 + 16.3 = 138 (g)

    b)

    Soạn hóa 8 bài luyện tập 4

    Bài 4: Có phương trình hóa học sau:

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

    a) Tính khối lượng canxi clorua thu được khi cho 10g canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric dư.

    b) Tính thể tích khí cacbonic thu được trong phòng thí nghiệm, nếu có 5g canxi cacbonat tác dụng hết với axit. Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lít.

    Lời giải:

    a) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng nCaCO3= 10/100 = 0,1 mol.

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

    Theo phương trình hóa học, ta có: nCaCl2= nCaCO3 = 0,1 mol.

    Khối lượng của canxi clorua tham gia phản ứng: mCaCl2 = 0,1 . (40 + 71) = 11,1 g.

    b) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng: nCaCO3= 5/100 = 0,05 mol.

    Theo phương trình hóa học, ta có: nCO2= nCaCO3 = 0,05 mol.

    Thể tích khí CO2 ở điều kiện phòng là: VCO2 = 24 . 0,05 = 1,2 lít.

    Bài 5: Khí metan CH4 có trong khí tự nhiên hoặc trong khí bioga. Khí metan cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit và nước:

    CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O.

    a) Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 khí metan. Các thể tích khí đo cùng điều kiện to và p.

    b) Tính thể tích khí CO2 (đktc) thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan.

    c) Khí metan nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?

    Lời giải:

    a) Theo phương trình hóa học, ta thấy nếu đốt cháy hết 1 mol phân tử khí CH4 thì phải cần 2 mol phân tử khí O2. Do đó thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 lít khí metan là:

    VO2 = 2 . 2 = 4 lít.

    b) Theo phương trình phản ứng, khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan thì cũng sinh ra 0,15 mol khí cacbon đioxit. Do đó thể tích khí CO2 thu được là:

    Lý thuyết10 Trắc nghiệm13 BT SGK 1597 FAQ


    Nội dung Bài luyện tập 4 củng cố lại các khái niệm: mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí... Tổng kết lại mối quan hệ giữa khối lượng chất, thể tích khí; Vận dụng kiến thức giải bài tập và hiểu các hiện tượng trong thực tế.

    ADSENSE

    YOMEDIA

    1. Tóm tắt lý thuyết

    1.1. Mol 

    1.2. Khối lượng mol 

    1.3. Thể tích mol chất khí 

    1.4. Tỉ khối của chất khí

    2. Bài tập minh hoạ

    3. Luyện tập Bài 23 Hóa học 8

    3.1. Trắc nghiệm

    3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

    4. Hỏi đáp về Bài 23 Chương 3 Hóa học 8

     

    Tóm tắt lý thuyết

    1.1. Mol

    Các cụm từ sau có nghĩa thế nào ?

    Ý nghĩa

    1 mol nguyên tử Cu

    1N nguyên tử Cu hay 6.1023 nguyên tử Cu

    1,5 mol nguyên tử H

    1,5 N nguyên tử H hay 1,5.6.1023 nguyên tử H (9.1023)

    2 mol phân tử H2

    2N phân tử H2 hay 2.6.1023 phân tử H2 (12.1023)

     0,15 mol phân tử H2O 

    0,15N phân tử H2O hay 0,15.6.1023 phân tử H2O (0,9.1023)

    1.2. Khối lượng mol

    Các câu sau có nghĩa thế nào ?

    Ý nghĩa

    Khối lượng mol của nước là 18 g/mol

    Khối lượng N phân tử nước là 18 g. Kí hiệu là \({M_{{H_2}O}}\) = 18g/mol

    Khối lượng mol nguyên tử H là 1g/mol

    Khối lượng N nguyên tử H là 1 g. Kí hiệu là MH = 1g/mol

    Khối lượng mol phân tử H2 là 2 g/mol

    Khối lượng N phân tử hiđro là 2 g. Kí hiệu là \({M_{{H_2}}}\) = 2g/mol

    1.3. Thể tích mol chất khí

    Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thể tích mol của khí CO2, O2, H2.

    \({V_{C{O_2}}} = {V_{{O_2}}} = {V_{{H_2}}}\)

    Ở ( đktc) Thể tích mol các chất khí CO2, O2, H2

    \({V_{C{O_2}}} = {V_{{O_2}}} = {V_{{H_2}}} = 22,4(lit)\)

    Thể tích mol của những chất khí khác nhau, ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

    Bằng nhau

    Thể tích mol của những chất khí khác nhau, ở cùng điều kiện nhiệt độ 0oC và áp suất 1 atm.

    Bằng nhau và bằng 22,4 lit

    Soạn hóa 8 bài luyện tập 4

    Hình 1: Sự chuyển đổi giữa lượng chất (số mol) - khối lượng chất - thể tích chất khí (đktc)

    1.4. Tỉ khối của chất khí

    Tỉ khối của khí A đối với khí B ( dA/B = 1,5)

    Khí A nặng hơn khí B 1,5 lần

    Tỉ khối của khí CO2 đối với không khí bằng 1,52

    khí CO2 nặng hơn không khí 1,52 lần.

    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Trong phòng thí nghiệm, người ta cho 4,6 gam Natri (Na) phản ứng với khí clo (Cl2) sau phản ứng thu được muối Natri clorua (NaCl)

    2Na + Cl2  

    Soạn hóa 8 bài luyện tập 4
    2NaCl

    a, Tính thể tích khí clo (ở đktc) cần dùng để phản ứng hết số Natri trên?

    b, Tính khối lượng muối Natriclorua tạo thành?

    c, Khí clo nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

    Hướng dẫn:

    a) Số mol Natri tham gia phản ứng là:

    \({n_{Na}} = \frac{{{m_{Na}}}}{M} = \frac{{4,6}}{{23}} = 0,2(mol)\)

    Phương trình phản ứng:

    2Na       + Cl2   2NaCl

    2 mol        1 mol          2 mol

    0,2 mol →  ? mol         ? mol

    Số mol clo dùng để phản ứng hết lượng Natri là:

    \({n_{C{l_2}}} = \frac{{0,2 \times 1}}{2} = 0,1(mol)\)

    Thể tích khí Clo cần dùng là:

    \({V_{C{l_2}}} = {n_{C{l_2}}} \times 22,4 = 0,1 \times 22,4 = 2,24(lit)\)

    b) Số mol muối Natri tạo thành là: 0,2 mol

    Khối lượng muối Natri tạo thành là:

    \({{\rm{m}}_{{\rm{Na}}}}{\rm{ =  }}{{\rm{n}}_{{\rm{Na}}}}{\rm{.M  =  0,2}}{\rm{.23  =  4,6(g)}}\)

     

    c) Khí Clo nặng hơn không khí số lần là:

     

    \({d_{C{l_2}/KK}} = \frac{{{M_{C{l_2}}}}}{{29}} = \frac{{35,5 \times 2}}{{29}} \approx 2,45\)

    3. Luyện tập Bài 23 Hóa học 8

    Sau bài học cần nắm:

    • Khái niệm: mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí...
    • Tổng kết lại mối quan hệ giữa khối lượng chất, thể tích khí
    • Vận dụng kiến thức giải bài tập và hiểu các hiện tượng trong thực tế.

    3.1. Trắc nghiệm

    Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 23 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

    • Câu 1: Khí X có tỷ khối so với không khí gần bằng 0,97; X là khí nào trong các chất sau:

      • A. CO
      • B. CO2
      • C. CH4
      • D. SO2
    • Câu 2: Có điểm nào chung cho các lượng chất sau: 9,8 g H2SO4; 4g NaOH; 8g CuO

      • A. Đều là đơn chất
      • B. Đều có cùng số mol
      • C. Đều  có cùng số nguyên tử lưu huỳnh
      • D. Đều có cùng số nguyên tử hidro
    • Câu 3: Cho các chất : FeS, FeS2 , FeO, Fe2O3 . Chất có hàm lượng sắt lớn nhất là :

      • A. FeS
      • B. FeS2
      • C. FeO
      • D. Fe2O3

    Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

    3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

    Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 23.

    Bài tập 1 trang 79 SGK Hóa học 8

    Bài tập 2 trang 79 SGK Hóa học 8

    Bài tập 3 trang 79 SGK Hóa học 8

    Bài tập 4 trang 79 SGK Hóa học 8

    Bài tập 5 trang 79 SGK Hóa học 8

    Bài tập 23.1 trang 30 SBT Hóa học 8

    Bài tập 23.2 trang 30 SBT Hóa học 8

    Bài tập 23.3 trang 31 SBT Hóa học 8

    Bài tập 23.4 trang 31 SBT Hóa học 8

    Bài tập 23.5 trang 31 SBT Hóa học 8

    Bài tập 23.6 trang 31 SBT Hóa học 8

    Bài tập 23.7 trang 31 SBT Hóa học 8

    Bài tập 23.8 trang 31 SBT Hóa học 8

    4. Hỏi đáp về Bài 23 Chương 3 Hóa học 8

    Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.