Sự khác nhau giữa đọc và kể diễn cảm

Đọc và kể tác phẩm văn học cho trẻ mầm non.

Người đọc sử dụng mọi sắc thái của giọng mình và các phương tiện đọc biểu cảm khác làm cho tác phẩm cất tiếng nói, tạo cho tác phẩm ột bức tranh âm thanh tương ứng. Công việc của người đọc là một công việc có trách nhiệm trước tác giả cũng như trước người nghe. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Đọc và kể tác phẩm văn học cho trẻ mầm non. Người đọc sử dụng mọi sắc thái của giọng mình và các phương tiện đọc biểu cảm khác làm cho tác phẩm cất tiếng nói, tạo cho tác phẩm ột bức tranh âm thanh tương ứng. Công việc của người đọc là một công việc có trách nhiệm trước tác giả cũng như trước người nghe. Khi trình bày một tác phẩm nghệ thuật, người đọc truyền đạt những suy nghĩ và tình cảm của tác giả. Nhiệm vụ của người đọc là giúp cho người nghe nhìn thấy cái đã nghe được, làm cho những bức tranh và những hình ảnh tương ứng nổ lên chân thực và đập vào mắt, gợi lên những tình cảm và cảm xúc nhất định. Đọc và kể chuyện văn học là một loại hình nghệ thuật có từ lâu. Ngày xưa, còn trước cả khi có chữ viết, ngôn ngữ sống được thể hiện qua truyền miệng từ những người kể chuyện nổi tiếng trong dân gian. Nhiều thế hệ tiếp nhận được trong tuổi thơ ấu của mình những ấn tượng không bao giờ mờ phai từ những tácc phẩm nghệ thuật dân gian để lại qua cách trình bày của những người kể chuyện có tài. Nhiều nhà văn qua kinh nghiệm bản thân đều nhận thấy sức tác động của ngôn ngữ được đọc lên theo lối nghệ thuật. Trong thời đại chúng ta, nghệ thuật đọc tác phẩm văn học đã bám rễ chắc chắn trong cuộc sống nhờ có những phương tiện hòa nhạc, phát thanh, truyền hình, mạng internet. Nghệ thuật đọc và kể chuyện văn học được sử dụng rộng rãi trong công tác giáo dục trẻ em. Người lớn và các nhà giáo dục phải nhìn thấy tác
  2. động to lớn của ngôn ngữ nghệ thuật đối với sự phát triển toàn diện của em nhỏ và phải chú ý tới những đặc trưng trong cách thụ cảm của các em trước tuổi đến trường. Trẻ nhỏ thì không biết đọc. Ngôn ngữ nghệ thuật được các em cảm thụ trong lúc nghe người lớn đọc và kể, vì thế cách trình bày diễn cảm và xúc động tác phẩm văn học có tầm quan trọng đặc biệt. Nhờ có cách trình bày tác phẩm một cách nghệ thuật, cô giáo giúp các em dễ dàng hiểu được nội dung, dễ đi vào tưởng tượng nghệ thuật, giúp các em nhìn thấy được các hình tượng, các khung cảnh, các tình tiết và biết đánh giá chúng đúng đắn. Bằng cách đó, các em cảm được nhạc tính trong ngôn ngữ thơ ca mạnh hơn, thụ cảm được tính diễn cảm của ngôn ngữ tinh tường hơn. Nắm vững nghệ thuật đọc và kể chuyện văn học là vấn đề quan trọng với phụ huynh và giáo viên mầm non. Đọc, kể diễn cmả một tác phẩm văn học đòi hỏi phải có chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị của người đọc đối với tác phẩm là một công việc sang tạo. Trong quá trình chuẩn bị, người lớn phải nghiên cứu kỹ tác phẩm, cân nhắc nội dung của nó, hiểu thấu chủ ý của người viết. Việc thông hiểu nội dung giúp cho người trình bày dịch ra đuợc thái dộ của mình đối với tác phẩm nói chung, đối với các nhân vật và hành động của chúng, nhìn thấy rõ hơn các hình tượng và bối cảnh hoạt động. Người đọc phải truyền đạt nội dung một cách say mê. Để chiếm đoạt được sức chú ý và lòng tin của trẻ, giọng đọc của phụ Huynh và giáo viên phải diễn cảm và thuyết phục. Điều ấy chỉ có được khi đã chuẩn bị kỹ càng,
  3. trong quá trình chuẩn bị, giáo viên và phụ huynh phải thâm nhập vào tác phẩm tới mức độ có thể truyền đạt cả thái độ của mình đối với những điều nói ra. Như thế những tình mới truyền sang trẻ được. Trí tưởng tượng nghệ thuật giúp đỡ giáo viên và phụ huynh rất nhiều khi trình bày tác phẩm văn học cho trẻ. Phụ Huynh và giáo viên cũng phải nhìn thấy được cái mình kể. Không có khả năng nhìn ấy, thì cũng người lớn không thể truyền đạt sinh động được cho trẻ. Tất nhiên, người lớn phải trình bày một cách nghệ thuật. Trong bức tranh âm thanh đó phải tránh trình bày các hiện tượng theo lối tự nhiên chủ nghĩa. Khi miêu tả sự kiện, hành vi nhân vật, cảm xúc của nhân vật... phải tránh những thủ pháp tự nhiên chủ nghĩa (Ví dụ như khóc thật, kêu thật, vui cười, tay vung bừa bãi...), tất cả những cái đó làm giảm chất lượng trình bày, làm trẻ quên chú ý đến nội dung tác phẩm. Trong quá trình nghiên cứu tác phẩm phải vạch ra những phương tiện truyền đạt nghệ thuật. Phương tiện chủ yếu dùng âm thanh truyền cảm tác phẩm là giọng đọc. tất cả những ngữ điệu muôn vẻ và sắc thái trầm bổng phong phú của giọng đọc, nhịp điệu đọc phù hợp với nội dung sẽ góp phần vào việc tạo ra được bức tranh chân thực, có sức thuyết phục về tác phẩm đó. Nhiệm vụ của người đọc là phải khéo léo sử dụng toàn bộ kho tàng sắc thái của giọng mình. Trong quá trình chuẩn bị đọc và kể, chúng ta phải chú ý nhiều đến việc nắm vững nội dung. Dù là biểu diễn theo kiểu nào đi nữa (đọc theo sách, đọc thuộc lòng, kể thuộc long cho trẻ), dù tác phẩm đó thuộc thể loại gì đi
  4. nữa (ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, thơ văn...) thì người đọc hay người kể cũng phải nắm vững nội dung. Hầu hết trong mọi trường hợp muốn kể lại được, người ta phải biết từng từ trong bài văn nghệ thuật. Nếu lúc kể và đọc mà vẫn còn phải nhớ bài thì sức thuyết phục sẽ bị mất, chất lượng truyền đạt sẽ bị giảm. Những bài văn viết cho trẻ em mầm non thường không dài và dễ nhớ. Việc truyền đạt đúng từng chữ khi kể sẽ giữ được phong cách và tính trọn vẹn của toàn bài. Phụ Huynh và giáo viên trước khi đọc cũng cần phải làm quen với nội dung bài trong sách. Công việc này giúp người lớn xác định đúng được những phương tiện diễn cảm tương ứng để trình bày tác phẩm nghệ thuật. Thời gian dành cho việc chuẩn bị để trình bày bài văn không giống nhau. Nó phụ thuộc vào khối lượng bài, vào hình thức nghệ thuật, cũng như vào trình độ thành thạo của người đọc hay kể.

Giáo trình phương pháp đọc, kể diễn cảm thơ, truyện cho trẻ em lứa tuổi mầm non phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 53 trang )


ĐẠI HỌC HUẾ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA
PGS. TS. LÊ THỊ ÁNH TUYẾT – PGS.TS. LÃ THỊ BẮC LÝ

GIÁO TRÌNH

PHƯƠNG PHÁP ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM THƠ,
TRUYỆN CHO TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


CHƯƠNG I
Vai trò của các tác phẩm văn học đối với việc giáo dục trẻ
em lứa tuổi mầm non
Văn học nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm văn học có vai trò to lớn
không thể thiếu được trong giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách toàn
diện cho trẻ.
Việc cho trẻ lứa tuổi mầm non làm quen với các tác phẩm văn học từ lâu
đã được dặt ra như một nội dung, một phương tiện vô cùng quan trọng trong
giáo dục trẻ. Hơn bất cứ loại hình nghệ thuật nào , văn học – loại hình nghệ
thuật ngôn từ - có khả năng đi vào lòng người một cách tự nhiên nhất, sâu sắc
nhất. Có thể nói, đó là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để hình
thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện. Nhà văn Tô Hoài,
người có nhiều kinh nghiệm trong sánh tác cho trẻ em đã khẳng định tầm quan
trọng của văn học đôié với giáo dục trẻ thơ “ Nội dung một tác phẩm văn học
viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người.
Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị
đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người
của bạn đọc ấy.” Hay Võ Quảng, người đã để tâm sức cả đời để sáng tác cho


các em cũng quan niệm “ Văn học cho thiếu nhi còn đặt ra vấn đề chính yếu
thứ hai, đó là vấn đề giáo dục : Giáo dục cái hay, cái đẹp cho thiếu nhi. Người
viết cho thiếu nhi là một nhà văn nhưng đồng thời là một nhà giáo muốn các
em trở nên tốt đẹp. Quan điểm sư phạm và văn học thiếu nhi là hai chị em sinh
đôi.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, tác phẩm văn học phải thực sự là người
bạn đồng hành, người đối thoại với các em. Nhà văn không thể nói với các em
bằng những lời thuyết giáo khô khan mà phải bằng những hình tượng nghệ
thuật, bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng để khơi gợi, dẫn dắt các em tìm hiể và
khám phá thế giới. Và không chỉ là sự nhận thức về thế giới, mà các em còn có
thể phân biệt cái hay, cái dở, cái cao quý, cái thấp hèn trong cuộc sống. Văn
học phải mạng lại cho trẻ thơ cái đẹp, cái cao quý, cái chân, cái thiện. V.G


Biêlinxki đã từng nói “ Một cuốn sách viết cho thiếu nhi là để giáo dục, mà
giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại, vì nó quyết định số phận con người “ Tuy
nhiên, cũng không nên cực đoan mà cho rằng khi đọc xong, nghe xong một tác
phẩm là ngay lập tức các em có thể trở thành người tốt hay người xấu. Những
ảnh hưởng của văn học tới các em là một quá trình lâu dài và bền bỉ. Nó tác
động một cách từ từ nhưng giá trị nhân văn của nó thì có thể tạo nên sức mạnh,
ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách của các em.
Trong phạm vi chuyên để này, chúng tôi trình bày vai trò của các tác
phẩm văn học đối với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non ở các phương diện sau
đây:
- Văn học với giáo dục thẩm mỹ cho trẻ;
- Văn học với giáo dục lòng nhân ái cho trẻ;
- Văn học với giáo dục nhận thức, ngôn ngữ cho trẻ
I. Tác phẩm văn học với giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em ở lứa tuổi mầm
non.
1. Giá trị thẩm mĩ

Theo quan điểm của Mác, giá trị thẩm mĩ là một giá trị đặc thù, tồn tại
song song với các lớp giá trị khác như giá trị thực dụng, giá trị đạo đức....Tất
cả các lớp giá trị này đều biểu đạt giá trị của khách thể đối với chủ thẻ, có được
do vai trò của nó đối với hoạt động sống của một xã hội, một giai cấp, một tầng
lớp xã hội hoặc của mỗi cá nhân. Vì vậy, trong lĩnh thẩm mĩ cũng như trong
lĩnh vực định hướng giá trị của con người, khái niệm “ giá trị “ tương ứng với
khái niệm “ đánh giá”: cả hai khái niệm đều mô tả hệ thống các quan hệ giá trị
vừa chủ quan, vừa khách quan, từ những phương diện khác nhau. Tính đặc thù
của giá trị thẩm mỹ giữa con người với hiện thực – tức là bởi lối cảm thụ ( tiếp
nhận ) khách thể hiện thực. Giá trị thẩm mĩ có thế có ở :
- Những sự vật và hiện tượng tự nhiên;
- Bản thân con người ( dáng vẻ, hoạt động, hành vi, ứng xử ...);
- Những đồ vật do con người sáng tạo ra ( tự nhiên thứ hai );
- Các tác phẩm nghệ thuật thuộc mọi loại hình ( hội họa, điêu khắc, văn
học....)


Các loại giá trị thẩm mĩ rất phong phú đa dạng. Xuất phát từ cách phân
loại của mĩ học, dạng căn bản của giá trị thẩm mĩ là cái đẹp.
Theo quan điểm của mĩ học Mác – Lênin, cái đẹp phản ánh giá trị thẩm
mĩ tích cực của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực và tác phẩm nghệ thuật
được xem là hài hòa thẩm mĩ, đem lại cho người sự yêu thích thẩm mĩ, kích
thích khả năng tự nhận thức, tự sáng tạo của con người vì mục tiêu nhân văn.
2. Văn học nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù của việc sáng tạo và thể hiện cái đẹp.

Cũng như văn học nói chung, “ những tác phẩm văn học thiếu nhi có ảnh
hưởng lớn đến giáo dục thẩm mĩ cho các em. V.G Bieelinxki gọi tình cảm
thẩm mĩ là cội nguồn của mọi cái đẹp, mọi cái vĩ đại “ ( Đọc và kể chuyện văn
học ở vườn trẻ )
Với lứa tuổi mầm non, nhận thức thường thông qua con đường cụ thể,

trực tiếp, cảm tính, gắn liền với những xúc cảm, tình cảm hay nói cách khác là
thông qua con đường thẩm mĩ. Vì thế, người lớn chúng ta cũng thông qua giáo
dục thẩm mĩ mà có thể giáo dục các mặt khác, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho
trẻ, bởi vì đối với trẻ mầm non thì cái đẹp và cái tốt chỉ là một, khó có thể chia
cắt rạch ròi. Đặc biệt ở tuổi mẫu giáo là thời kì phát cảm của những cảm xúc
thẩm mĩ, tức là những cảm xúc tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ được
tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp khiến trẻ thấy gắn bó tha thiết với con người và
cảnh vật xung quanh. Chính vì thế, đây là thời điểm vô vùng thuận lợi cho việc
giáo dục thẩm mĩ, và chính việc giáo dục thẩm mĩ có thể mang lại hiệu quả to
lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Về phương diện này, văn
học , đặc biệt văn học cho trẻ em lứa tuổi mầm non có nhiều lợi thế.
_Trước hết văn học đem lại cho các em những hình ảnh đẹp đẽ, tươi
sáng, gợi mở trong các em những cảm xúc thẩm mĩ và thị hiếu thẩm mĩ.
Các tác phẩm văn học nói chung, văn học viết cho trẻ mầm non nói
riêng như một khung cửa sổ rộng lớn đưa các em tiếp xúc với thế giới bên
ngoài . Từ nhẵng tác phẩm văn học này, các em thấy được cả một thế giới bao
la cùng với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động. Các tác phẩm truyện, đặc biệt là
truyện đồng thoại, truyện cổ tích, cùng với những bài thơ xinh xắn tràn ngập
yếu tố tưởng tượng đã tạo nên vẻ đẹp lỗng lẫy, những bức tranh muôn màu,
muôn vẻ về thiên nhiên và cuộc sống. Trẻ mầm non với tâm hồn ngây thơ,
chưa có những trải nghiệm cá nhân, sự nhận thức về thế giới xung quanh mới ở
mức cảm tính, gắn với những cái cụ thể, trước mắt. Chất tưởng tượng phong


phú trong văn học dành cho các em gặp trí tưởng tượng ngây thơ của trẻ sẽ là
cơ sở để trẻ có thể rung động và cảm nhận được những vẻ đẹp trong các tác
phẩm truyện và thơ.
Các em được gặp trong thơ ca những hình ảnh so sánh, nhân hóa đầy sức
hấp dẫn nhưng cũng hết sức gần gũi:
“ Sân nhà em sáng quá

Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà khồn rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi. “
( Nhược Thủy )
Những hình ảnh được miêu tả trong thơ thường rất sinh động, trong trẻo,
giúp các em không chỉ cảm nhận được vê đẹp của thiên nhiên, mà còn thêm
yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Bài thơ Trăng ơi từ đâu đến của Trần Đăng
Khoa với lối so sánh độc đáo và những hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh góp phần
khơi gợi trong các em lòng yêu trăng, yêu thiên nhiên và tự hào quê hương đất
nước mình:
“ Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em”
Hay như bài thơ Hoa kết trái của Thu Hà không chỉ giúp các em nhận
được vẻ đẹp lỗng lẫy, tươi tốt của mảnh vườn mà còn nhắc nhở các em phải
biết trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp ấy.
“ Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đỗ xinh xinh


Hoa mận trăng tinh
Rung rinh trước gió
Này các bạn nhỏ

Đừng hái hoa tươi
Hoa yêu mọi người
Nên hoa kết trái”
Trong các tác phẩm văn xuôi, các em càng thích thú được gặp những
yếu tố thần kì của truyện cổ tích, lối nhân hóa và sự tưởng tượng phong phú
của truyện đồng thoại. Những hình tượng văn chương tốt đẹp đầy lòng nhân ái
sẽ giúp các em tự rút ra được các khái niệm về thẩm mĩ, tự phân biệt được cái
đẹp, cái xấu, cái đáng yêu, cái không đáng yêu...
-

Không chỉ cung cấp cho các em những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng,

văn học cho trẻ lứa tuổi mầm non còn giúp các em phát huy trí tưởng tượng
phong phú, bay bổng để tự tạo ra cái đẹp hoặc tìm đến và thưởng thức cái đẹp.
Với các giá trị thẩm mĩ độc đáo, văn học làm thỏa mãn những nhu cầu
thẩm mĩ, phát triển năng lực và thị hiếu thẩm mĩ của con người. Với trẻ em lứa
tuổi mầm non, nhờ tiếp xúc với tác phẩm văn học tâm hồn cũng trở nên nhạy
cảm hơn, có khả năng cảm thụ tác phẩm tốt hơn để có thể nhận ra cái hay, cái
đẹp của tác phẩm, biết khám phá ra cái đẹp của thế giới xung quanh và cũng vì
thế mà có thể cảm nhận cuộc sống một cách nhạy cảm, mẫn cảm hơn. Có thể
nói, về phương diện này, văn học nghệ thuật chính là nơi nuôi dưỡng những
cảm xúc thẩm mĩ của con người, nơi giữ gìn và phát triển chất nghệ sĩ vốn có
trong tâm hồn, như Mác từng nói bản thân mỗi con người bẩm sinh đã là một
nghệ sĩ. Văn học chính là nơi khơi dậy và tiếp sức cho những rung động về cái
đẹp, nơi giữ cho tâm hồn con người không chai sạn di mà luôn luôn mới mẻ,
nhạy cam với cái đẹp của từng chiếc lá, giọt sương, một ánh trăng, một tia
nắng, và do đó, cũng không bao giờ nguội lạnh, thờ ơ với số phận con người,
luôn luôn căm phẫn, đau đớn, xót xa vì cái xấu, cái ác và tha thiết yêu thương,
hướng về cái tốt, cái đẹp...
Với trẻ em tuổi mầm non, khi được thưởng thức các tác phẩm văn

học, say mê, thích thú các tác phẩm đó, thậm chí các em còn có thể tự sáng tác.
Cô giáo cần gợi ý và khuyến khích trẻ tự tạo ra cái đẹp. Đó là quá trình trẻ kể


lại truyện một cách sáng tạo hoặc vẽ tranh, xé dán, nặn.... theo các hình tượng
nhân vật có trong tác phẩm.
Cháu Đức Hiệp, Trường Mầm non Họa Mi ( Hà Nội ) khi kể lại
truyện cây đã tự ý thêm vsof chi tiết:
“ Thấy người em khóc, chim Phượng Hoàng bảo:
-

Người em nín đi, ta ăn một quả, ta trả một cục vàng...” ( Trong khi

cô giáo chỉ kể là : “ Ăn một quả, trả cục vàng,...).
Khi được hỏi: “ Tại sao Đức Hiệp lại kể là “ Người em nín đi...”, cháu
đã trả lời:
-

Tại vì người em khóc nên chim Phượng Hoàng phải dỗ.

Đó chính là cái lí của trẻ em. Cháu vừa nghe cô kể chuyện, vừa nhớ lại
những lần mình khóc, được ông bà, bố mẹ dỗ dành nên đã tưởng tượng ra
chuyện chim Phượng Hoàng dỗ “ Người em nín đi,...”
Trẻ nghe truyện, ấn tượng về một chi tiết nào đó, chúng cũng có thể tự
vẽ tranh theo trí tưởng tượng của mình. Ví dụ, khi nghe truyện Tấm Cám, trẻ
có thể vẽ những bức tranh Bụt hiện lên trong vầng hòa quang chói sáng, cô
Tấm đang ngồi khóc, cô Tấm đang vớt tép, con gà trống đang bới đất,...Xem
những bức tranh trẻ tự vẽ ( theo tác phẩm văn học ) mới thấy trí tưởng tưởng
của trẻ thật vô bờ bến, và khả năng khơi gợi những cảm xúc thẩm mĩ của văn
học đối với trẻ thơ thật lớn lao. chính vì vậy, trong những giờ vẽ tự do, hoặc vẽ

tranh theo chủ đề, cô nên gợi ý dể trẻ nhớ lại những câu chuyện đã được nghe.
Như vậy không chỉ giúp trẻ nhớ lại truyện mà còn phát huy trí tưởng tượng
phong phú, bồi dưỡng những rung động thẩm mĩ cũng như khả năng sáng tạo
nghệ thuật của các cháu.
Khả năng sáng tạo tuyệt vời của trẻ thơ cộng với những ảnh hưởng lớn
lao của các tác phẩm văn học đã dẫn đến hiện tượng có một số em còn biết làm
thơ ngay cả khi chưa biết chữ ( chưa đi học lớp 1 ).Đó là hiện tượng Hoàng Dạ
Thi và Ngô Thị Bích Hiền,...
Hoàng Dạ Thi mới lên 5 tuổi đã có những câu thơ:
“ Con thương mẹ như cái lá
Con thương chị Líp to bằng cái nhà
Con thương ba như ông trời


Trời là đi mô cũng có
Trời là đi mô hắn cũng đi theo”
Và bài thơ cái chuông vú thật nổi tiếng:
“ Hai cái vú của mẹ là hai cái chuông
Con sờ vào
Nó kêu: kreng,kreng
Con mượn hai cái chuông vú
Con đi bán kem
Ai nghe tiếng chuông vú cũng đến mua
Kem vú ngọt lắm
Kreng, kreng, kreng...”
Ngô Thị Bích Hiền cũng có những bài thơ thậy hay khi em 5 tuổi
“ Cầu Thê Húc đỏ, đỏ, đỏ
Cây bên cầu xanh,xanh, xanh
Nước dưới càu trắng, trắng, trắng, trắng,
Nhìn xuống dưới sợ, sợ, sợ, sợ

Đi trên cầu thích, thích, thích, thích.”
( Cầu Thê Húc )
Hay như bìa thơ Ông mặt trời
“ Ông mặt trời óng ánh
Tỏa nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường
Em nhíu mắt nhìn ông
Ông nhíu mắt nhìn em
Ông ở trên trời nhé
Cháu ở dưới này thôi
Hai ông cháu cùng cừoi
Mẹ cười đi bên cạnh
Ông mặt trời óng ánh...”


II. Tác phẩm ván học với giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em lứa tuổi mầm
non
Thế giới được tạo ra trong văn học nghệ thuật và bằng văn học nghệ
thuật từ xưa đến nay ( trong văn học dân gian, văn học cổ đại, trung đại và hiện
đại ) là một thế giới mà trong đó con người luôn luôn đấu tranh chống lại mọi
thế lực tù địch xuát hiện dưới mọi hình thức để khẳng định mình, khẳng định
quyền năng và sức mạnh của mình, đồng thời thể hiện khát vọng là người
mãnh liệt và cao đẹp của mình. Lòng yêu thương, ưu ái với con người, thân
phận con người luôn luôn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà nghệ
sĩ trong cmar hứng sáng tạo nghệ thuật. Chính M.Gorki đã từng quan niệm “
Văn học là nhân học: bởi lẽ đó, “ Văn học là một nghệ thuật nhân văn hơn cả”.
Trong sáng tạo nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng, hình thái và
mức độ biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo hết sức phong phú, đa dạng, độc đáo.
Vì thế, khi tiếp nhận tác phẩm văn học không nên quy lược giá trị nhân đạo

của nó vào những mệnh đề chung trừu tượng mà phải tìm ra sắc thái tinh tế,
độc đáo, cụ thể trong thái độ và cảm xúc thẩm mĩ của tác giả đối với con người
và cuộc sống.
Trong văn học Việt Nam, “ văn dĩ tải đạo” là một phẩm chất luôn được
đè cao và coi trọng . Có thể nói đó là một “ chất đạo” truyền thống của văn
học nước ta. Đại thi hào Nguyễn Du đã từng nhấn mạnh và luôn thể hiện trong
các tác phẩm của mình tư tưởng: “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.” Hay nhà
thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng từng nêu lên quan điểm như một lời tuyên ngôn
về văn học:
“ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thắng gian bút chẳng tà.”
Bằng các này hay cách khác, văn học luôn vì con người và hướng tới
những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Văn học thiếu nhi cũng vậy, các sáng tác cho
các em luôn phản ánh những cái tốt, cái đẹp, nhằm giáo dục lòng nhân ái cho
các em.
Lòng nhân ái chính là cơ sở, là cái gốc đạo đức của con người. Nhân ái
chính là tình yêu thương yêu đồng loại và những gì xung quanh. Từ tình yêu
thương ấy sẽ dần dần hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Chính
vì vậy, nếu như giáo dục thẩm mĩ giữ vị trí trung tâm trong giáo dục mầm non


thì giáo dục lòng nhân ái là cơ sở hàng đầu giúp trẻ xác lập được các mối quan
hệ tích cực với môi trường xung quanh và cuộc sống để từ đó trẻ có thể phát
triển nhân cách một cách toàn diện.
Trẻ thơ rất nhạy cảm và sống bằng tình cảm, dễ rung động, dễ đặt mình
trong hoàn cảnh người khác để thông cảm và bộc lộ thái độ một cách , dứt
khoát giữa hai mặt xấu- tốt, yêu – ghét, vui- buồn, chán- thích,...Chính vì thé,
giáo dục lòng nhân ái cho con người phải bắt đàu từ lứa tuổi thơ. Trẻ em vốn
rất yêu cái đẹp, cái tốt, cái thực. Các nhà văn đã nắm được đặc điểm tâm lí này,
và thảo mãn những nhu cầu tự nhiên ấy một cách cũng rất tự nhiên, đẻ rồi qua

từng sáng tác dẫn dắt các em từ chỗ biết rung động cái đẹp, cái tốt trong những
hiện tượng rất bình thường, từng bước, từng bước vươn lên những tình cảm
cao quý nhất và cả những hành động đáng yêu nhất.
Văn học cho trẻ lứa tuổi mầm non chứa chan lòng nhân ái mà người viết
muốn gửi gắm đến các em. Lòng nhân ái được thể hiện trong những tác phẩm
này không phải là những gì quá cao siêu mà được biểu hiện rất cụ thể, rất gần
gũi, rất đời thường với trẻ thơ. Đó là những tình cảm yêu thương giữa con
người với con người, giữa con người với thiên nhiên.
1. Trước hết, lòng nhân ái được biểu hiện cụ thể trong tình yêu thương
giữa con người với con người
Đó là tình cảm gia đình như tình mẹ con, tình cha con, tình anh
em, tình bà cháu, ông cháu,... Ví dụ:
Truyện Bồ nông có hiếu, Ba cô gái,... thể hiện tình yêu của con cái đối
với cha mẹ. Hình ảnh chú bồ nông nhỏ trong bồ nông có hiếu “ hun hút đêm
sâu, mênh mông ruộng vắng”, “ canh một, canh hai”, “ trên đồng nẻ,dưới ao
khô”, một mình lặn lội “ bắt được con mồi nào, cũng ngậm vào miệng để phần
mẹ”,... cho đến khi mẹ khỏi ốm, nhìn thấy mẹ vẫy cánh bay lên được thì thân
hình của chú đã còm nhom nhẹ bẫng, cái mỏ to hơn người,...nhưng đôi mắt của
bồ nông nhỏ thì long lanh hớn hở, toại nguyện: mẹ đã khỏi rồi. Chú nhún chân
cất mình theo mẹ, dượt theo bầy đàn. Chứng kiến cảnh đó, cả đàn bồ nông cảm
phục và noi theo. Cái miệng ở túi bồ nông mãi mãi còn là kỉ niệm tình mẫu tử
làm xúc động sâu xa lòng người. Chú bé nhặt bông hoa gạo, Tích chu, ... thể
hiện tình cảm bà cháu; Hai anh em, Ai đáng khen nhiều hơn,...thể hiện tình anh
em gắn bo, cảm động,...


Thơ Thương ông, Làm anh, Giữa vòng gió thơm, Em yêu nhà em, Dán
hoa tặng mẹ,...
Bài Giữa vòng gió thơm thể hiện tình cảm yêu thương và sự chăm sóc
tận tình của người cháu đối với bà. Giữa trời trưa nắng, không có gió, cả khu

vườn lặng im nhưng hương bưởi hương cau vẫn ngào ngạt lẩn vào tay quạt của
bé để
“ Cho bà nằm mát
Giữa vòng gió thơm...”
Em yêu nhà em giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp dịu êm đầm ấm của
những cảnh vật gần gũi, gắn bó với ngôi nhà của mình:
“ Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao muốn với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ao ngạt hương sen
Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ...”
và điều quan trọng nhất là bài thơ đã khơi gợi ở trẻ niềm tự hào và tình
cảm yêu mến nơi em sống: “ Chẳng đâu vui được như nhà của em...:
Ví dụ:

Đó là tình cảm với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.

Truyện: Đôi bạn tốt, Bác Gấu đen và hao chú thỏ, Những chiếc áo ấm,
Giọng hót chim sơn ca...
Thơ: Bó hoa tặng cô, Chiếc cầu mới, Hạt gạo làng ta, Chú giải phóng
quân, Chú bộ đội hành quân trong mưa,...
Bài Hạt gạo làng ta ( Trần Đăng Khoa ) giúp trẻ hiểu được nỗi vất vả của
cha mẹ và bác nông dân để làm ra hạt gạo. Và trẻ cũng hiểu được rằng mỗi hạt
thóc, hạt gạo làm ra không chỉ mang nặng công ơn cô bác nông dân mà còn
mang trong đó cả niềm vui lao động.
Bài chú giải phóng quân ( Cẩm Thơ ) thể hiện niềm vui đón chú giải
phóng quân từ tuyền tuyến về và ước mơ cửa các bạn nhỏ trong thờ kì đất nước
kháng chiến chóng Mĩ.Qua đó, bài thơ cũng khơi dậy trong các em niềm yêu
mến và tự hào về các chú bộ đội,....



Đặc biệt, có nhiều tác phẩm văn học ( đặc biệt là thơ của thiếu nhi những
năm kháng chiến chống Mĩ ) còn nói lên tình cảm sâu nặng của trẻ thơ Việt
Nam đối với Bác Hồ kính yêu.Cô nên giải thích để trẻ hiểu về vị lãnh tụ thiên
tài của dân tộc. Tuy Bác đã mất nhưng qua những bài thơ này, có cảm giác như
Bác vẫn rất gần gũi với các em. Ví dụ:
“ Em nghe như Bác dặn lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa...”
( Ảnh Bác – Trần Đăng KHoa )
Với lứa tuổi mà tình cảm đang phát triển rất mãnh liệt, đặc biệt là tính
đồng cảm và tính dễ xúc cam đối với con người và cảnh vật xung quanh, trẻ
mầm non cũng rất dễ dàng chuyển hóa được tình cam này vào các nhân vật
ttrong tác phẩm văn học. Trẻ có thể thông cảm được với những nỗi bất hạnh và
sự không may mắn của các nhân vật trong truyện chẳng khác nào đó là những
con người thực ở ngoài đời ( những tình cảm này được bộc lộ rõ nhất khi trẻ
nghe truyện cổ tích )
Những tình cảm của trẻ xuất hiện khi được nghe tác phẩm văn học đã
biến đứa trẻ từ một thính giả thụ động thành một người tham gia tích cực vào
các sự kiện. Trẻ tỏ ra xót xa, thương cảm đối với những nhân vật tốt mà bị rơi
vào hoàn cảnh éo le; đồng thời, trẻ cũng tỏ ra căm giận và khinh ghét đối với
những nhân vật dộc ác, luôn đi hãm hại mọi người. Quan sát trẻ khi chúng xem
tranh họa các truyện cổ tích ( trong truyện tranh ) sẽ thấy rõ điều này, trẻ
thường có những hành động can thiệp trực tiếp vào nhân vật của truyện ( được
minh họa trong tranh ) bằng cách vẽ thêm vào tranh để tỏ thái độ, ví dụ: tô má
hồng cho cô Tấm, bôi mặt Cám đen sì. hoặc vẽ thêm râu cho dì ghẻ, thậm chí
có trẻ còn cấu nát mặt ( cào cho rách giấy ) chỗ vẽ những nhân vật phản diện,...
Tất cả mọi tình cảm của trẻ đều rất rõ ràng, phân minh.
Như vậy, có thể nói, bằng tác phẩm văn học, các tác giả đã giúp các em
hiểu được những biểu hiện cụ thể ( bằng thái độ, hành động, cách ứng xử,...)

của lòng nhân ái. Đây là thứ tình cảm hết sức cần thiết, dặc biệt đối với trẻ em
– những tâm hồn ngây thơ dễ rung cảm, dễ xúc động. Đó chính là cơ sở, là
ngọn nguồn, là cái gốc đạo đức của con người.


2. Lòng nhân ái trong văn học cho trẻ mầm non không chỉ được thể hiện ở
tình cảm giữa con người với con người mà còn thể hiện ở tình cảm, thái độ
của con người với thiên nhiên
Về phương diện này, văn học đã bộc lộ thế mạnh của mình trong những
tác phẩm viết về đề tài thiên nhiên:
Khi nghe truyện Giọng hát chim Sơn Ca ( Thu Thủy – sưu tầm ), trẻ có
thể cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy, trong trẻo của thiên nhiên:
“ Mỗi khi Sơn Ca hót, cỏ cây, hoa lá rì rào hát theo. Dòng suối đang
chảy róc rách cũng muốn dừng lại...”
Hay nghe truyện Giọt nước Tí Xíu ( Nguyễn Linh ), trẻ cũng được đắm
mình trong cuộc du ngoạn diệu kì từ rừng xanh trở về biển cả:
“ Tí xíu nhập bọn với các bạn. Lúc đầu chúng bay xuống mặt biển, rồi
chúng hợp thành một đám mây mỏng rời mặt biển bay vào đất liền. Gió nhệ
nhàng đưa Tí Xíu lướt qua những dòng sông lấp lánh như bạc. Xế chiều, ông
Mặt Trời tỏa những tia sáng chói chang hơn lúc sáng...”
Không chỉ cho các em thưởng thức các vẻ đẹp của thiên nhiên diệu kì,
khơi gợi tình yêu thiên nhiên trong những tâm hồm trẻ thơ, văn học còn giúp
các em cảm nhận được một cách sâu sắc mối quan hệ biện chứng của các hiện
tượng, sự vật trong thiên nhiên, đặc biệt là mối quan hệ qua lại mật thiết giữa
con người với thiên nhiên.
Trong truyện Cây gạo bên hồ, chỉ bằng một đoạn đối thoại ngắn giữa đôi
chim với cây gạo già bên hồ, tác giả Ngô Quân Miện đã mở ra trước mắt bạn
đọc trẻ thơ bao điều mới lạ, bao suy nghĩ:
“ Khi trời nắng ấm, hai chú chim lại đến với cây gạo. Chim Đỏ hỏi Cây
Gạo:

- Cả ngày bác chỉ đứng một chỗ, sao chuyện gid bác cũng biết?
- Bác có rất nhiều bạn bè. Bác học mỗi người một chút. Này nhé, mặt
nước giúp bác nhìn tháy chim Cắt trên trời; đàn chim Cốc rất thạo sông hồ đêm
về ngủ ở đây kể chuyện sang sông; còn các cô Ngỗng Trời di cư từ phương
Bắc xa xôi, mỗi lần đến nhà Bác trú chân lại báo tin trời rét...”
Từ tình yêu thiên nhiên, từ mối giao cảm với thiên nhiên, văn học đã góp
phần giáo dục các em biết trân trọng, giũ gìn và bảo vệ thiên nhiên như một
kho báu vô tận.


Không chỉ trong văn xuôi, mà trong thơ viết cho các em, nội dung này
cũng được thể hiện rất rõ, Có thể kể hàng loạt bài như: Mùa xuân, Trăng sáng,
Trăng ơi từ đâu đến, Hoa kết trái, Hoa cúc vàng, Hồ sen, Rong và Cá, Ông
mặt trời, Em vẽ...
Qua các bài thơ Trăng sáng, Trăng ơi từ đâu đến?, trẻ cảm nhận được vẻ
dẹp của cảnh vật trong đêm trăng, vẻ đẹp của trăng: Trăng tròn, trăng khuyết
đều đẹp...
“ Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi...”
( Nhược Thủy và Phương Hoa )
Bài thơ Hồ sen cho trẻ cảm nhận vẻ đẹp của hồ sen, hoa sen trong buổi
sơm mai, những giọt sương còn đọng trên lá, khi có gió thổi, lá khẽ đung đưa
làm cho giọt sương “ long lanh chạy”
“ Hoa sen đã nở
Rực rỡ đây hồ
Thoang thoảng gió đưa
Mùi hương thơm ngát
Lá sen xanh mát

Đọng hạt sương đêm
Gió rung êm đềm
Sương long lanh chạy...”
( Nhược Thủy )
Có thể nó thiên nhiên tươi đẹp được thể hiện trong các tác phẩm viết cho
các em đã tạo nên những rung động sâu xa trong lòng người đọc. Các em dễ
xúc căm, dễ hòa mình trong những vẻ đẹp ấy, và không chỉ đẻ thưởng thức mà
còn giũ gìn và có ý thức bảo vệ nó. Những gì gây xúc động, gây ấn tượng sẽ
được lưu giũ mãi trong tâm hồn trẻ thơ và theo các em đi suốt cuộc đời. Chính
vì thế,giáo dục thẩm mĩ có liên quan đặc biệt tới giáo dục đạo đức. Theo tư
tưởng mĩ học của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cái thẩm mĩ và cái đạo đức thống
nhất với nhau. Cái đẹp, cái thẩm mĩ là cơ sở nảy sinh những xúc cảm, tình cảm


và những hành dộng tốt. Vì vậy, giáo dục lòng nhân ái luôn gắn liền với giáo
dục thẩm mĩ cho các em.
Việc giáo dục lòng nhân ái cho các em không thể chỉ bằng những lời
giáo huấn khô khan, gượng ép mà phải hết sức tự nhiên,...Có thể nói, đọc các
tác phẩm viết cho các em ( cả truyện và thơ ), các em sẽ có một cảm giác tươi
mát, tràn ngập tâm hồn, khiến các em mong muốn làm một việc gì đó tốt đẹp
và có ích, sẵn sàng yêu thương, trân trọng mọi người, mọi vật xung quanh.
III. Tác phảm văn học với giáo dục nhận thức, ngôn ngữ cho trẻ em lứa
tuổi mầm non
Cũng như hầu hết các nôi dung khác trong giáo dục mầm non, giáo dục
trí tuệ có vị trí hét sức quan trọng vafc cần thiết đối với các em. Nó là một
trong những nhân tố giúp con người phát triển một cách toàn diện.
Giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non được thể hiện ở nhiều phương diện
khác nhau, song trong lĩnh vực văn học, cụ thể là văn học cho trẻ em lứa tuổi
mầm non . chúng tôi xem xét ý nghĩa của nó ở các mặt sau đây:
1. Văn học góp phàn mở rộng sự hiểu biết của các em về môi trường xung

quanh
Văn học thiếu nhi nói chung, văn học cho trẻ mầm non nói riêng rất chú
ý vấn đề này. Những bài thơ, những câu chuyện đã giúp các em mở rộng tầm
nhìn và sự hiểu biết về thế giới thiên nhiên, thế giới loài vật , thế giới đò
vật,...giúp trẻ biết được tên gọi, những đặc tín, những quan hệ và ý nghĩa của
chúng đối với cuộc sống, đối với con người....Có thể nói, các tác phẩm đó là
những bài học hấp dẫn về nhiều mặt cho trẻ.
Ví dụ : Đọc bài thơ Xe chữa cháy của Phạm Hổ
“ Mình đỏ như lửa
Bụng chứa đầy nước
Tôi chạy như bay
Hét vang đường phố
Nhà nào bốc lửa
Tôi dập liền tay
Ai goi; “ Chữa cháy!”
“ Có ngay,!... Có ngay!...””


Từ bài thơ này, trẻ có thể nhận biết được xe chữa cháy về màu sắc ( đỏ
như lửa ), về hình dáng ( bụng chứa đầy nước ), về hoạt động ( chạy như bay ),
về đặc điểm ( hét vang đường phố ), về công dụng ( dập lửa ),... và chiếc xe
này cũng giống như người lính cứu hỏa, nhanh nhẹn, luôn trong tư thế sẵn sàng
đón nhận nhiệm vụ.
Bài thơ Bắp cải xanh cảu Phạm Hổ cũng giúp các em nhận biết được
màu săc và hình dáng của cây bắp cải:
“ Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non

Nằm ngủ giữa.”
Nhịp điệu, âm thanh, ngôn ngữ giàu hình tượng của bài thơ cũng chính là
những bài học về ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ.
Với câu chuyện Cây tre trăm dốt, Gấu qua cầu hay Dê con nhanh trí,...
trẻ có thể tìm thấy ở đó những bài học về phép đối nhân xử thế, sự nhanh trí
cần phải có trong nhũng hoàn cảnh cụ thể,...
2. Văn học có khả năng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ phong phú và mạch
lạc
Phát triển ngôn ngữ ( mở rộng vốn từ, nâng cao khả năng biểu đạt,...) là
nhiệm vụ quan trong trong giáo dục mầm non, đặc biệt là giáo dục mẫu giáo.
Hiện nay, ở trường mầm non, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đang được thực
hiện trong tất cả các hoạt động chơi và học của trẻ. Với nhiệm vị này, tác phẩm
văn học có vai trò đặc biệt quan trọng.
Ảnh hưởng của các tác phẩm văn học đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
được diễn ra theo cơ chế “ đồng nhất hóa – bắt chước”. Trẻ bắt chước ngôn
ngữ, bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật trong tác phẩm mà trẻ được
nghe. Chính vì vậy, quâ trình trẻ nghe kể chuyện, nghe đọc thơ, đặc biệt là khi
trẻ được trục tiếp kể lại truyện hoặc học thuộc lòng thơ, chính là quá trình trẻ
tích lũy thêm được nhiều từ mới, thêm được cách diễn đạt mới.


Và, cũng như đã nói ( Mục 1 và 2 ), văn học có ý nghĩa vô vùng quan
trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ và giáo dục lóng nhân ái cho trẻ em. Các tác
phẩm văn học đã thức dậy trong các em tình cảm trước cái đẹp của thiên nhiên
và cuộc sống; mở ra cho các em thế giới tình cảm của con người; để trẻ có thể
tích cực đồng cảm với các nhân vật trong tác phẩm, biết xúc động với những
nhân vật trong tác phẩm, trẻ có thể bước đầu biết được và đồng cảm được với
tâm trạng của những người sống gần gũi xung quanh trẻ ( ông bà, cha mẹ, anh
em, thầy cô, bạn bè, những người lao động vất vả,...). Tất cả những giá trị đó
có được là nhờ sức mạnh của ngôn ngữ văn học. Và quá trình trẻ tiếp xúc với

văn học cũng là quá trình trẻ học tiếng nói của các tác phẩm văn học. Lời nói
nghệ thuật sẽ giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp của tiếng nói mẹ đẻ, cái đẹp của
ngôn từ. Có thể tìm thấy trong các tác phẩm văn học những từ ngữ trong sáng,
chính xác, nhiều màu sắc, có tính tạo hình, gợi tả và biểu hiện, biểu cảm cao.
Đó cũng là cái đepk của lối nói ví von, so sánh: “ Hoa lựu chói chang – đỏ như
đốm lửa”, “ Trăng tròn như mắt cá”, “ Trăng bay như quả bóng”, ... cái đẹo
của những câu hỏi tu từ: “ Trăng ơi từ đâu đến?”, “ Trăng ơi có nơi nào –
Sáng hơn đất nước em?”...
Như vậy, văn học có vai trò vô cùng quan trọng đối với giáo dục trẻ lứa
tuổi mầm non, nó giúp cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ một
cách toàn diện. Chính vì vậy, cần đưa văn học – Nghệ thuật của ngôn từ đến
với trẻ từ rất sớm, thậm chí ngay từ khi trẻ mới chào đời, bằng những lời ru.
Ở tuổi mầm non, trẻ đến lớp, với sự hướng dẫn của cô giáo, tre được nghe,
được học các tác phẩm văn học, đó là những bài học làm người đầu tiên, và
những bài học đó sẽ cùng trẻ lớn dần lên theo năm tháng, trong suốt cả cuộc
đời.


CHƯƠNG II:
NGHỆ THUẬT ĐỌC, KỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ
EM LỨA TUỔI MẦM NON
1. Trước khi vào tìm hiểu nghệ thuật đọc, kể tác phẩm văn học cho trẻ
lứa tuổi mầm non, chúng tôi muốn giới thiệu chung về vấn đề đổi mới trong
giáo dục mầm non hiện nay.
Có thể nói, đổi mới hình thức tổ chức và nội dung giáo dục trẻ lứa tuổi
mầm non theo chủ đề và tổ chức các hoạt động giáo dục mang tính tích hợp
hiện đang là xu thế chung của giáo dục mầm non trên thế giới và trong khu
vực. Vấn đề này cũng đang được nghiên cứu áp dụng ở Việt Nam.
Đổi mới giáo dục mầm non dựa trên quan điểm sư phạm tích hợp là sự
nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và con người như một thể thống nhất (

không chia cắt rạch ròi các sự vật và hiện tượng ). Quan điểm tích hợp cho
rằng: Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau, mà là xâm nhập ,
đan xen các đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng vào nhau, tạo thành
một chinht thể. Trong đó, các giá trị của tùng bộ phận không những được bảo
tồn và phát triển mà còn là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được
nhân lên.
Như vậy, quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non được thể hiện cụ
thể ở mối liên quan chặt chẽ giữa chăm sóc và giáo dục trẻ em; ở sự lồng
ghép, đan cài các hoạt động, trong đó, hoạt động chơi là chủ đạo. Có thể nhận
thấy những ưu điểm nổi bật của hình thức giáo dục này:
- Hoạt động học tập của trẻ được thiết kế theo hướng tích hợp, chủ đề,
không xuất phát từ sự phân chia kiến thức khoa học như phổ thông mà xuất
phát từ sự hình thành những thuộc tính tâm lí chung và những năng lực chung
nhất của trẻ lứa tuổi mầm non, nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
- Nội dung giáo dục được thiết kế theo các chủ đề gần gũi với cuộc
sống của trẻ, thể hiện mối quan hệ qua lại, đồng thời phát triển giữa trẻ với
môi trường văn hóa – xã hội – con người và với thế giới thự nhiên, trong đó
trẻ là trung tâm. Trong mỗi chủ đề, giáo viên sẽ có điều kiện để xác định các
kiến thức, kĩ năng, hướng trẻ tới sự phát triển các mặt: thể lực, ngôn ngữ, nhận
thức, tình cảm thẩm mĩ,...
- Được phép tích hợp các tri thức khác nhau của các môn học trong mọi
hoạt động của trẻ.
- Quan điểm tích hợp cho phép giáo viên linh hoạt trong việc xác định,
lựa chọn lựa chọn và tổ chức những hoạt động giáo dục phong phú, tạo cho trẻ
sự hứng thú tìm hiểu,khám phá theo nhiều cách khác nhau.
- Khuyến khích giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học một cách
sáng tạo, không cứng nhắc, gò bó. Việc xây dựng các góc hoạt động tạo điều
kiện để giáo viên có cơ hội sử dụng các phương pháp và kĩ thuật nhằm tích



cực hóa hoạt động tư duy của trẻ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho tất cả trẻ
đều được tham gia một cách mạnh dạn và tự tin hơn, bởi vì góc hoạt động là
nơi trẻ có thể chơi và tự hoạt động một mình hoặc với những bạn cùng sở
thích hay trong một nhóm nhỏ.
- Giáo viên có thể sử dụng hoặc tái sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn,
phù hợp với điều kiện của nhà trường và của địa phương, vừa rẻ tiền vừa dễ
kiếm, lại an toàn đối với trẻ.
2. Trong việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, hoạt động góc
sẽ có tác dụng hỗ trợ đắc lực. Tại góc thư viện ( góc sách và truyện), trẻ sẽ
học được rất nhiều kỹ năng, ví dụ:
- Kỹ năng giao tiếp:
+ Trẻ biết lắng nghe cô hoặc bạn kể chuyện;
+ Trẻ học được những từ mới qua việc bắt chước những từ hoặc câu nói
trong truyện;
+ Trẻ biết trả lời những câu hỏi theo nội dung truyện;
- Kỹ năng nhận thức:
+ Trẻ nhớ được cốt truyện và tự kể lại truyện;
+ Trẻ dự đoán nội dung diễn biến tiếp theo của câu chuyện;
+ Hiểu cách thức giải quyết vấn đề trong câu chuyện;
+ Trẻ biết liên hệ giữa nhân vật và những sự kiện trong câu chuyện với
cuộc sống.
- Kỹ năng đọc sớm:
+ Trẻ nhận biết được các kỹ hiệu chữ viết có ý nghĩa;
+ Biết được quy luật đọc sách: đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới,
từ trang đầu đến trang cuối.
- Kỹ năng vận động tinh:
Trẻ biết cách mở sách, biết cách lật từng trang sách, biết chỉ theo tranh
hoặc dòng chữ,…
Như vậy, với quan điểm tích hợp trong đổi mới giáo dục mầm non hiện
nay, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để hoạt đông, trong đó có hoạt động làm quen với

tác phẩm văn học.
II. KHÁI NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT ĐỌC, KỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
CHO TRẺ EM.
Như đã trình bày trong chương 1, hơn bất cứ loại hình nghệ thuật nào,
văn học đặc biệt gần gũi với trẻ thơ và có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp


cho trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện. Chính vì thế, cần phải tích
cực và có nhiều biện pháp thích hợp đưa văn học đến với trẻ ngay từ thưở ấu
thơ.
Khi trẻ ở nhà, việc kể chuyện hằng ngày cho trẻ nghe của các bậc ông
bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, anh chị là một việc làm rất cần thiết, không thể
thiếu đối với mọi gia đình. Truyện kể là lời ru ngọt ngào, nâng bổng đôi cánh
tâm hồn trẻ thơ, sẽ để lại ấn tượng đẹp, sâu sắc, đầy ý nghĩa trong cuộc đời
của trẻ. Nhưng đó là cách kể chuyện tự phát, là lối kể chuyện theo kinh
nghiệm, còn khi trẻ đến trường, việc đọc, kể tác phẩm văn học cho trẻ nghe
của các cô giáo phải được nâng lên thành nghệ thuật.
Nghệ thuật đọc, kể tác phẩm văn học cho trẻ nghe được bắt đầu từ việc
lựa chọn tác phẩm văn học, bởi lẽ sự thành công hay thất bại của việc cho trẻ
làm quen với văn học phụ thuộc trước hết vào bản thân tác phẩm. Thơ, truyện
cho trẻ lứa tuổi mầm non, do đối tượng cảm thụ có những đặc điêm tâm lý
riêng nên có những đặc điểm mang tính đặc thù. Đó là nội dung đơn giản, dễ
hiểu, mang tính giáo dục sâu sắc; ngôn ngữ trong sáng, chính xác, giản dị,
nhiều âm thanh, màu sắc với nghệ thuật kể, tả rõ ràng, vừa tạo hình, vừa biểu
cảm,…Chính vì vậy, khi đưa thơ, truyện đến với trẻ, cô giáo phải tận dụng
khai thác hết những vẻ đẹp được thể hiện trong tác phẩm, vẻ đẹp của nội dung
cũng như hình thức biểu hiện của các bài thơ, các câu chuyện.
Cần phân biệt giữa đọc và kể: Đọc là truyền đạt nguyên văn như văn
bản được in trong sách; còn kể là truyền đạt văn bản một cách tự do, không
cần phải chính xác tới từng từ, từng chữ. Giáo viên chỉ cần nắm chắc nội dung

cơ bản, thậm chí có thể đơn giản hóa câu chuyện, rút gọn các tình tiết, thay
đổi từ ngữ cho phù hợp, hoặc vừa kể vừa kết hợp giải thích.
Việc đọc và kể tác phẩm văn học cho trẻ nghe ở trường mầm non cũng
rất linh hoạt. Ngoài các giờ học có tính chuyên biệt, giáo viên có thể đọc hoặc
kể chuyện cho trẻ nghe xen giữa những giờ học khác hoặc trong hoạt động
góc, hay vào trước giờ trả cháu. Đối với trẻ bé, chỉ đọc và kể những bài thơ,
câu chuyện ngắn. Đối với trẻ ở lớp nhỡ, lớp lớn, có thể chọn những tác phẩm
có dung lượng lớn hơn. Việc đọc, kể các câu chuyện, các bài thơ có thể thực
hiện từ 1 đến 2-3 giờ học, tùy theo mức độ hứng thú của trẻ.
Giáo viên khi đọc hoặc kể phải nhìn xuống các cháu, theo dõi các cháu
đang làm gì, phán đoán xem các cháu có hào hứng nghe đọc, kể không. Giáo


viên phải tạo ra sự giao cảm giữa người trình bày và người nghe ( tránh tình
trạng giáo viên cứ đọc, cứ kể, còn trẻ thì chán ngán không muốn nghe,…).
Đọc và kể tác phẩm văn học sao cho sinh động, hấp dẫn người nghe là
một loại hoạt động nghệ thuật, không phải chỉ có trong nhà trường, mà trong
đời sống nhân dân cũng vẫn thường tồn tại. Loại hình văn học dân gian từ xa
xưa đã được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng và có thể nói, biết
bao thế hệ trẻ thơ đã được lớn lên trong những lời thơ, những câu chuyện kể,
những tiếng ru của bà, của mẹ, của những nghệ nhân dân gian,…
III. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TIẾP NHẬN TÁC
PHẨM VĂN HỌC CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON.
Hơn bất cứ loại hình nghệ thuật nào, văn học có khả năng đến với con
người sớm nhất và dễ đi vào lòng người nhất.
Vẫn đề cảm thụ và tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻ em lứa tuổi mầm
non đã được nhiều nhà tâm lý và sư phạm nghiên cứu. Đặc điểm tâm lý với
những xúc cảm tình cảm, lối tư duy cụ thể,…của trẻ chính là cơ sở của việc
tiếp nhận các tác phẩm văn học của lứa tuổi này.
Trẻ em ngay từ khi mới lọt lòng đã có những biểu hiện của xúc cảm,

tình cảm. Đó là thái độ mà con người trực tiếp thể nghiệm đối với sự vật và
hiện tượng trong thế giới xung quanh và đối với bản thân, được biểu hiện
bằng những rung cảm, ví dụ: Khi mới sinh ra, trẻ đã có thể cảm nhận được
giọng nói, mùi da thịt của mẹ,…Tiếp sau đó, ở trẻ hình thành nên những phản
ứng vận động, xúc cảm, phản ứng này được các nhà tâm lý gọi là phức cảm
hớn hở, phức cảm hớn hở thẻ hiện ở chỗ trẻ thích giao tiếp ( hóng chuyện) với
người lớn. Khi đó, trẻ nhìn chằm chằm vào người “ nói chuyện” với mình,
miệng cười toe toét, môi phát ra những âm nhỏ “ gừ…gừ…” và tay chân khua
khoắng,…Trẻ thích nghe hát ru.ời ru dịu ngọt có thể dễ dàng đưa trẻ vào giấc
ngủ dịu êm. Thậm chí khi đang khóc, được nghe lời hát ru, trẻ sẽ nín và
dường như cũng có vẻ “ lắng nghe”.
Đến lứa tuổi mầm non thì đời sống tình cảm của trẻ đã rất phát
triển. Trong suốt lứa tuổi ấu nhi và lứa tuổi mầm non, tình cảm chi phối tất cả
các mặt trong hoạt đọng tâm lý của trẻ, nhưng đặc biệt ở trẻ em lứa tuổi mầm
non, đời sống tình cảm của trẻ có một sức chuyển biến mạnh mẽ, phong phú
và sâu sắc hơn rất nhiều lứa tuổi trước đó. Chính vì vậy, giáo dục tình cảm
đúng đắn, trong sáng cho trẻ là một việc làm quan trọng vào bậc nhất trong


việc hình thành nhân cách trẻ. Ở độ tuổi này, quan hệ của trẻ với những người
xung quanh được mở rộng ra một cách đáng kể, khiến cho tình cảm của trẻ
cũng được phát triển về nhiều phía với nhưng người trong xã hội. Đây chính
là nguồn tình cảm mạnh mẽ nhất và quan trọng nhất trong đời sống tinh thần
của trẻ mầm non. Còn hơn cả lứa tuổi trước đó, trẻ mầm non rất thèm khát sự
trìu mến thương yêu, chứng tỏ ra rất quan tâm tới những em bé và chúng bộc
lộ tình cảm của mình rất mạnh mẽ đối với những người thân xung quanh. Và
điều quan trọng là tất cả những tình cảm này đều có thể dễ dàng chuyển hóa
vào những nhân vật trong các tác phẩm văn học mà trẻ được nghe.
Trẻ thích nghe kể chuyện, thích nghe đọc thơ không chỉ vì trẻ tìm
thấy trong đó những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng; những cách nói ngộ nghĩnh,

hợp với lối suy nghĩ của trẻ em…mà còn vì trong mỗi tác phẩm còn có rất
nhiều nhân vật để trẻ được bộc lộ tình cảm của mình, có thể đó là sự yêu
thương hay sự căm ghét, cũng có thể đó là một sự cảm thông, muốn bênh vực,
muốn được chia sẻ,…Điều đó giải thích vì sao trẻ thích nghe kể chuyện, thậm
chí có những câu chuyện trẻ nghe đi nghe lại mà vẫn thích, vẫn hồi hộp, và tỏ
ra lo lắng cho số phận của nhân vật mà trẻ yêu quý hoặc có những phản ứng
khó chịu, căm ghét những nhân vật phản diện,…
Tình cảm của trẻ không chỉ được thể hiện với những người thân
thích hay những nhân vật trong tác phẩm văn học mà còn đối với cả thế giới
động vật, thế giới cỏ cây hoa lá và những vật vô tri vô giá. Trẻ thường gán
cho chúng những sắc thái tình cảm của con người. Dường như ở đâu trẻ cũng
thấy tình người, hồn người. Kiểu nhìn sự vật bằng con mắt "vật ngã đồng
nhất” như vậy đã tạo nên mối đồng cảm sâu sắc khi trẻ được tiếp xúc với tác
phẩm văn học. Những hình ảnh “nhân cách hóa” trong tác phẩm, những mối
giao cảm giữa con người với thiên nhiên, tạo vật đã gơi nên những xúc động
sâu xa trong lòng trẻ:
“Này chú Gà Nâu
Cãi nhau gì thế!
Này chị vịt bầu
Chớ gào ầm ĩ!
Bà tớ ốm rồi
Cánh màn khép rủ
Hãy yên lặng nào


Cho bà tớ ngủ…”
(Quang Huy –Giữa vòng gió thơm)
Đây chính là cơ sở để trẻ có thể tiếp nhận văn học một cách hồn nhiên
nhất, và cũng ấn tượng nhất.
Sự phát triển tình cảm của trẻ mầm non còn được biểu hiện ra ở nhiều

mặt trong đời sống tinh thần của trẻ như trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ. Tất cả các
loại tình cảm này đều ở vào một thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt
là tình cảm thẩm mĩ. Trẻ mầm non biết rung cảm khá nhạy bén vơi những cái
đẹp của thế giới xung quanh, trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ
thuật. Các nhà tâm lý gọi đây là thời kỳ phát triển của những xúc cảm thẩm
mĩ, tức là những xúc cảm tích cực được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với
cái đẹp. Trẻ có thể vui sướng, ngỡ ngàng trước một bông hoa tươi thắm, một
cánh bướm sặc sỡ, một cảnh bình minh trên biển,một vườn cây,hoặc nghe
một khúc nhạc hay, một đoạn thơ giàu nhạc điệu,…Có thể nói đây là cơ sở
quan trọng để chúng ta đưa tác phẩm văn học đến với trẻ mầm non. Những
hình ảnh đẹp đẽ, nhiều màu sắc, nhiều âm thanh trong các tác phẩm thơ,
truyện sẽ gợi lên những rung động mạnh mẽ trong lòng trẻ. Trẻ không chỉ
nghe một cách say sưa mà còn thích nghe đi nghe lại nhiều lần những bài thơ,
những câu chuyện mà chúng thích, và nhanh chóng ghi nhớ để có thể kể lại
hoặc đọc thuộc lòng những câu chuyên, những bài thơ đó. Có thể nói, đến lứa
tuổi mẫu giáo, trẻ đã được trưởng thành lên rất nhiều trong mối quan hệ với
tác phẩm văn học. Từ sự tham gia trực tiếp ngây thơ vào các sự kiện được
miêu tả trong tác phẩm đến các hình thức phức tạp hơn của sự cảm thụ thẩm
mĩ. Sự cảm thụ tác phẩm văn học ở trẻ không xuất hiện dưới một hình thức có
sẵn mà nó được hình thành và là kết quả của một quá trình thường xuyên tiếp
xúc với tác phẩm, vói sự nỗ lục của cô và sự tích lũy của trẻ.
IV. NGHỆ THUẬT ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM.
Phương pháp cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học từ lâu đã
được nói đến trong giáo dục mầm non. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng nội
dung cụ thể của nó không đơn giản chỉ là việc kể chuyện, đọc thơ cho trẻ
nghe. Và cũng không chỉ là kể chuyện, đọc thơ theo kiểu dân gian mà người
lớn ( như ông bà, bố mẹ,…) vẫn làm đối với con trẻ. Ngày nay, giáo dục mầm
non dang được coi trọng, việc chăm sóc giáo dục trẻ đã thực sự trở thành một



môn khoa học, đòi hỏi người giáo viên không chỉ phải có kỹ năng mà còn
phải có trình độ.
Các nhà nghiên cứu, sáng tác văn học; các nhà giáo dục học cũng đã
nhận thức rõ sự tác động to lớn của ngôn ngư văn học khi được đọc hoặc kể
một cách có nghệ thuật. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường
mầm non hay phân tích tác phẩm văn học ở trường phổ thông, việc đọc tác
phẩm một cách có nghệ thuật, hay còn gọi là đọc diễn cảm có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với sự thành công của giờ học đó.
Vậy, thế nào là đọc tác phẩm văn học một cách có nghệ thuật?
Tác giả Phan Trọng Luận và Nguyễn Thanh Hùng quan niệm về nghệ
thuật đọc diễn cảm tác phẩm văn học là: “Biết phối hợp lao động đọc của
mình, biết phát huy ưu thế về chất giọng, biết khắc phục những nhược diểm
về phát âm, độ cao thấp và sức vang ngân của ngôn ngữ, và ngừng nghỉ trong
ngắt nhịp để làm chủ giọng đọc và kỹ thuật đọc phù hợp vơi giọng điệu cảm
xúc của nhà văn và nghĩa của văn bản. “Bản thân người đọc phải thể hiện
được mối quan hệ xúc cảm và sự hiểu biết của mình đối với tác phẩm. Đó
chính là đọc sáng tạo, “là nghệ thuật đọc vượt qua cấp độ lĩnh hội nội dung ý
nghĩa từng câu để tái tạo hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh, trọn vẹn và đạt tới
sự biểu đạt ý nghĩa có màu sắc cảm xúc cá nhân” (phương pháp dạy văn học,
NXB Giáo dục, H., tr.98,99)
Hiểu một cách giản dị hơn,có thể quan niệm việc đọc, kể tác phẩm
văn học một cách có nghệ thuật là người đọc, người kể sử dụng mọi sắc thái
của giọng để trình bày tác phẩm, giúp cho người nghe có thể nhìn thấy những
cái đã được nghe và khơi gợi lên những rung động, những cảm xúc ở họ.
Việc đọc được thực hiện đối với các bài thơ và những câu chuyện
ngắn. Còn với các truyện cổ dân gian, truyện hiện đại, giáo viên kể cho trẻ
nghe. Có thể nói, rèn luyện kỹ năng đọc, kể các câu chuyện, bài thơ một cách
có nghệ thuật là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và không thể dễ dàng đối với
người giáo viên. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này phải có sự chuẩn bị thật
chu đáo. Giáo viên phải nghiên cứu kỹ các câu chuyện, bài thơ, nắm được nội

dung và hiểu được tư tưởng chủ đề của tác phẩm, tiến hành phân tích tác
phẩm về mặt ngữ điệu,…Từ đó xác định giọng điệu chính dể trình bày tác
phẩm cho phù hợp; xác định giọng điệu cụ thể của từng đoạn, từng phần, từng
nhân vật và các lời bình…Việc chuẩn bị này đòi hỏi giáo viên không chỉ có
trình độ, có kỹ năng mà còn phải có trí tưởng tượng nghệ thuật, thực sự thâm


1. Mở đầu

Văn học nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm văn học (TPVH) có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Biêlinxki đã từng nói “Một cuốn sách viết cho thiếu nhi là để giáo dục, mà giáodục là một sự nghiệp vĩ đại, vì nó quyết định số phận con người” (Lê Thị Ánh Tuyết và Lã Thị Bắc Lý, 2008, tr 2). Chúng ta tiếp nhận TPVH theo những cách khác nhau: khi đọc, ta tiếp nhận trực tiếp; khi nghe, ta tiếp nhận qua giọng của người đọc.

Do trẻ mầm non chưa biết đọc nên TPVH đến với các em qua giọng đọc, lời kể của người lớn. Trong chương trình giáo dục mầm non, phương pháp cho trẻ làm quen với TPVH chiếm một vị trí quan trọng. Việc cô giáo đọc, kể TPVH không đơn giản chỉ là việc kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe theo cách thông thường mà người lớn vẫn thường làm với con trẻ. Để trẻ có thể hiểu và rung cảm được với cái đẹp của TPVH, nghệ thuật đọc, kể của giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng.

Trong chương trình đào tạo cử nhân ngành giáo dục mầm non của các trường sư phạm, nghệ thuật đọc, kể diễn cảm TPVH là không thể thiếu. Rèn luyện kĩ năng đọc, kể diễn cảm TPVH cho sinh viên (SV) Sư phạm mầm non là một quá trình lâu dài, liên tục và khoa học đòi hỏi các nhà sư phạm phải vững vàng về chuyên môn và có những biện pháp, phương pháp cụ thể, phù hợp với từng đối tượng. Bài báo trình bày các vấn đề lí luận chung về đọc, kể diễn cảm TPVH, từ đó chỉ rõ yêu cầu và các bước rèn luyện kĩ năng đọc, kể diễn cảm TPVH cho đối tượng là SV sư phạm ngành giáo dục mầm non.

2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Một số vấn đề chung về đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học

2.1.1. Khái niệm đọc, kể diễn cảm

Đọc, kể diễn cảm là một quá trình lao động tổng hợp mang tính sáng tạo trong các giờ dạy học văn nói chung và văn học trẻ em nói riêng. Bản chất nghệ thuật của đọc, kể diễn cảm là nghệ thuật biến ngôn từ viết “câm lặng” thành ngôn ngữ sống động có hình ảnh, tức là ngôn ngữ có âm thanh chứa đầy tư tưởng và tình cảm.

Tác giả Phan Trọng Luận và Nguyễn Thanh Hùng (1988) quan niệm đọc, kể diễn cảm là: “Biết phối hợp lao động đọc của mình, biết phát huy ưu thế về chất giọng, biết khắc phục những nhược điểm về phát âm, độ cao thấp và sức vang ngân của ngôn ngữ và ngừng nghỉ trong ngắt nhịp để làm chủ giọng đọc và kĩ thuật đọc phù hợp với giọng điệu cảm xúc của nhà văn và nghĩa của văn bản…

Bản thân người đọc phải thể hiện được mối quan hệ xúc cảm và sự hiểu biết của mình đối với tác phẩm. Đó chính là đọc sáng tạo”. Với tác giả Hà Nguyễn Kim Giang (2007) thì: “Đọc, kể diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc có kèm theo cử chỉ, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và cả ý nghĩ, tâm trạng, thái độ, cảm xúc của người đọc đến với người nghe”.

Như vậy, có thể quan niệm đọc, kể diễn cảm TPVH là đọc, kể có nghệ thuật; là khi người đọc, kể sử dụng mọi sắc thái giọng đọc, kể của mình để trình bày văn bản nghệ thuật giúp người nghe có thể cảm nhận được những điều tác giả gửi gắm, khơi gợi những rung động, cảm xúc ở họ.

Thông qua việc đọc, kể diễn cảm, người đọc, kể bộc lộ năng lực cảm thụ văn học của mình; cũng như thông qua hoạt động này, giáo viên có thể đánh giá được năng lực cảm thụ văn học của người học. Như vậy, đọc, kể diễn cảm cũng chính là một phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, phát huy năng lực sáng tạo cho cả người dạy và người học trong quá trình dạy học văn.

Tuy nhiên, cần phân biệt giữa đọc và kể: đọc là truyền đạt nguyên văn văn bản được in trong sách; kể là truyền đạt văn bản một cách tự do hơn, không nhất thiết phải đúng từng từ, từng chữ. Khi kể, người kể chỉ cần nắm chắc nội dung cơ bản, thậm chí có thể đơn giản hóa câu chuyện, rút gọn các tình tiết, thay đổi từ ngữ cho phù hợp, hoặc vừa kể vừa kết hợp giải thích.