Sử kiện nào ta đã đánh cho Mỹ cút tạo điều kiện để nhân dân ta tiến lên đánh cho Ngụy nhào

18/06/2021 157

A. Trận "Điện Biên Phủ trên không". 

B. Mĩ phải ký Hiệp định Pari năm 1973. 

Đáp án chính xác

C. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc. 

D. Mĩ chịu đến bàn Hội nghị Pari.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Mong muốn ban đầu của Phan Bội Châu là chống Pháp cứu nước, thành lập

Xem đáp án » 18/06/2021 713

Toàn cầu hóa là kết quả của

Xem đáp án » 18/06/2021 365

Những địa phương nào ở miền Bắc bị thực dân Pháp khiêu khích đầu tiên?

Xem đáp án » 18/06/2021 284

Tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt sau sự kiện nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 280

Điểm giống nhau cơ bản giữa Hội nghị TW tháng 11–1939 với Hội nghị TW 8 (5–1941) là gì?

Xem đáp án » 18/06/2021 259

Cho các sự kiện sau:

1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

2. Trung Quốc bắt đầu khởi xướng công cuộc cải cách – mở cửa.

3. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Hãy sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.

Xem đáp án » 18/06/2021 190

Vì sao miền Bắc không thể tiến hành tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay sau khi Mĩ rút khỏi miền Bắc tháng 3 năm 1973?

Xem đáp án » 18/06/2021 171

Trong giai đoạn tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH từ những năm 50 đến nửa đầu những năm 70, tỉ trọng ngành nào của Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng thế giới?

Xem đáp án » 18/06/2021 145

Vì sao ta chọn thời điểm giao thừa để mở màn đánh vào các đô thị, thành phố lớn ở miền Nam năm 1968?

Xem đáp án » 18/06/2021 139

Tôn chỉ của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông là gì?

Xem đáp án » 18/06/2021 136

Các nước đế quốc bán rẻ đồng minh, nhân nhượng với phát xít, đỉnh cao là 

Xem đáp án » 18/06/2021 112

Các cuộc đấu tranh của công nhân trong thời kì 1919 –1925 có tính chất gì? Vì sao?

Xem đáp án » 18/06/2021 106

Cho các sự kiện:

1. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.

2. Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập.

3. Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập.

Hãy sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian

Xem đáp án » 18/06/2021 104

Đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước Việt Nam sau khi đón nhận trào lưu tư tưởng mới họ đã làm gì?

Xem đáp án » 18/06/2021 101

Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp vào giữa thế kỷ XIX có gì khác với giai đoạn sau?

Xem đáp án » 18/06/2021 93

24 Tháng 08 Năm 2011 / 11406 lượt xem

TS.Văn Thị Thanh Mai

Bảo tàng Hồ Chí Minh 

Mùa Xuân năm 1969, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta bước sang năm thứ 15. Đó cũng là mùa xuân cuối cùng của cuộc đời vị lãnh tụ Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Dù sức khoẻ đã suy yếu, nhưng là nhà lãnh đạo đặc biệt và “trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường”, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dõi theo tình hình chiến sự ở miền Nam và lời thơ chúc Tết xuân đó: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” của Người vẫn hào hùng, sảng khoái âm hưởng của chiến thắng. Chứa đựng tâm tư, khát vọng của nhân dân, mang âm hưởng của lời hịch cứu nước, của tiếng kèn xung trận, của mệnh lệnh chiến đấu, ấm áp tình người và viễn cảnh niềm vui sum họp của đồng bào hai miền Nam Bắc,“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, là tư tưởng Hồ Chí Minh về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất.

 Sáu năm sau khi Người đi xa (1969), Đại thắng Mùa xuân 1975 đã kết thúc thắng lợi. Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng hoàn, Nam Bắc đã sum họp một nhà, làm thỏa lòng mong ước của Người.

1.Độc lập và thống nhất không chỉ là khát vọng ngàn đời của mỗi một quốc gia, dân tộc, đó còn là quyền thiêng liêng nhất, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia, dân tộc đó trong cộng đồng thế giới. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã viết lên những trang hào hùng chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Song lịch sử cũng ghi nhận rằng, thất bại của phong trào đấu tranh yêu nước, của cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo và những phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc theo khuynh hướng tư sản trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã cho thấy: độc lập và thống nhất dù là quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia, song không phải là “lộc trời”, không thể thực hiện được bởi “một tối một sáng”(1), và càng không thể giành được nếu thiếu một đường lối đúng đắn do một tổ chức chính trị tiền phong lãnh đạo.

Đại diện cho khát vọng thiêng liêng, cao cả đó của mỗi người dân, mỗi gia đình và cả những người Việt Nam yêu nước đang sống xa Tổ quốc là Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Rời Tổ quốc ngày 5/6/1911- khởi đầu cho một hành trình đi đúng và đi tới đích, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã từ một người yêu nước, trở thành một người cộng sản, và xuyên suốt trong hành trình hoạt động cách mạng của Người là hoài bão, là ý chí phấn đấu vì một nước Việt Nam độc lập, hoà bình và thống nhất

 Ngọn cờ độc lập dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam kể từ khi có Đảng Cộng sản do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện lãnh đạo luôn gắn bó hữu cơ với yêu cầu về một nước Việt Nam độc lập và thống nhất Tìm thấy con đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân ta làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh cùng bản Tuyên ngôn độc lập do Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, đã biến khát vọng độc lập, thống nhất của toàn dân tộc Việt Nam trở thành hiện thực. Tuy nhiên, “Độc lập trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là khái niệm “độc lập” theo nghĩa cũ, vốn thường được lặp đi lặp lại trong sách giáo khoa – là quá trình Việt Nam giữ vững được độc lập và bản sắc (identity) của mình”(2) trước sự uy hiếp của ngoại bang, mà là độc lập, tự do và thống nhất thực sự của một quốc gia. Vì vậy, từ Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, David.G.Marr nhận định: “Những độc giả đọc kỹ bản Tuyên ngôn có thể nhận thấy sự khác biệt khá tinh tế giữa những điều mà Hồ Chí Minh muốn nói với dân chúng trong nước và với người nước ngoài. Đối với người Việt Nam, độc lập là thực tế đã đạt được và phải kiên quyết bảo vệ nó. Đối với những nhà lãnh đạo Đồng minh, họ phải thừa nhận nền độc lập của Việt Nam như đã hứa tại các hội nghị quốc tế”(3).

 Với ý nghĩa “là một của báu, quý giá vô ngần” và “đã khổ sở đau đớn trong bao nhiêu lâu nay mới giành được nó, cần phải cố gắng dù phải hy sinh đến bậc nào đi nữa, cũng quyết giữ lấy nó”(4), toàn thể dân tộc Việt Nam thề “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”(5).

Hoài bão lớn nhất của Hồ Chí Minh là nước Việt Nam độc lập và thống nhất, nhưng phải là độc lập tự do hoàn toàn, thống nhất thực sự. Vì vậy, khi thực dân Pháp bội ước quay trở lại xâm lược Nam Bộ, Người đã khẳng định chắc chắn rằng: miền Nam là máu của máu, là thịt của thịt Việt Nam, “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!"(6). Tháng 11 năm 1946, tuyên bố với quốc dân Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu đau khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Tôi trân trọng hứa với đồng bào rằng: Với quyết tâm của toàn thể nhân dân, Nam Bộ yêu quý nhất định trở lại trong lòng Tổ quốc”.

Sau những nhân nhượng đầy thiện chí để bảo vệ nền hòa bình của Người và nhân dân Việt Nam bị thực dân Pháp cố tình chối bỏ, đặc biệt là khi những hành động của phái thực dân Pháp phản động đã vượt quá giới hạn cho phép, Hồ Chí Minh nhận sự ủy thác của đồng bào. Người cùng đồng bào toàn quốc thề quyết tâm tiến hành kháng chiến với tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(7). Không chỉ có vậy, trong những năm kháng chiến, cùng với việc khẳng định nước Việt Nam là một, từ Nam chí Bắc cùng một tiếng nói, một lịch sử, một nền văn hoá và một nền kinh tế; nhân dân Việt Nam đã hy sinh nhiều xương máu đấu tranh cho độc lập, tự do, quyết không một lực lượng nào ngăn cản được sự nghiệp thống nhất Tổ quốc mình, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: quyết không làm nô lệ; chỉ có một chí: quyết không chịu mất nước; chỉ có một mục đích: kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”(8).

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài 9 năm đã kết thức thắng lợi. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cùng với Hiệp định Giơnevơ đã không thể mang lại một nước Việt Nam độc lập và thống nhất như mong muốn của Người Cha già dân tộc và toàn thể những người dân Việt Nam yêu nước. Chiến tranh chưa có hồi kết, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, còn ở miền Nam “lửa vẫn cháy và máu vẫn chảy”. Một lần nữa, cuộc đấu tranh vì một nước Việt Nam độc lập và thống nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh lại tiếp tục.

2. Phá hoại Hiệp định Giơnevơ, chia rẽ hai miền Nam, Bắc; vĩ tuyến 17, Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải; Luật 10/59, chính sách “tố cộng, diệt cộng”, dồn dân lập Ấp chiến lược, đàn áp, bắt bớ và tù đầy,v.v.., và ngăn cản sự thống nhất Bắc Nam, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trở thành kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm của những người Việt Nam yêu nước, kẻ thù của một nước Việt Nam thống nhất. Tuy nhiên, một “địa ngục trần gian” được đế quốc Mỹ cùng bọn “ngụy quân” và chế độ “ngụy quyền” xây dựng ở miền Nam có thể chia cắt đất nước ta về không gian và thời gian, song không thể chia cắt ý chí và niềm tin của cả một dân tộc về một nước Việt Nam thống nhất “non sông liền một dải”.

“Thống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã khẳng định như vậy, và trong tư tưởng của Người độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất đất nước, luôn xuyên suốt và nhất quán. Tư tưởng đó được thể hiện qua những bài viết, bài nói, những bài trả lời phỏng vấn, những bức thư, những bài thơ của Người và đặc biệt sinh động trong câu thơ nổi tiếng của bài thơ Mừng xuân 1969: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.

 Luôn nhớ về miền Nam ruột thịt “Thành đồng Tổ quốc”, trăn trở bởi một phần “máu của máu, là thịt của thịt Việt Nam” còn đang rên xiết dưới ách thống trị tàn bạo của kẻ thù xâm lược và bọn tay sai, như một lẽ tự nhiên, tình cảm, tâm trí Hồ Chí Minh luôn hướng về miền Nam ruột thịt “đi trước về sau”. Trong tư tưởng của Người, một nước Việt Nam độc lập dân tộc và thống nhất không chỉ dừng lại là khát vọng, đó còn là chân lý”, không chỉ có ý nghĩa về mặt địa lý, mà còn là ý chí đoàn kết, là sức mạnh nội lực, sự quyết tâm, phấn đấu của toàn dân tộc. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Nguyện vọng của tôi cũng như nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, và khát vọng đó hiển hiện trong lời phát biểu: “Nhân dân ta nhất định sẽ vượt tất cả mọi khó khăn và thực hiện kỳ được thống nhất đất nước, Nam, Bắc một nhà”(9).

 Truyền đến đồng bào và chiến sĩ cả nước khát vọng và niềm tin tất thắng đó, trả lời phỏng vấn Tạp chí Mainôrity Ốp oăn của nhóm nhân sĩ trí thức Mỹ, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân miền Nam anh dũng quyết không lùi bước trước mũi súng của kẻ xâm lược và lũ bán nước”(10). Đó chính là quyết tâm “đánh Mỹ và thắng Mỹ”, là đánh bại các chiến lược chiến tranh, đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ rút quân về nước, là đánh đổ bọn tay sai, thu giang sơn về một mối. Đó cũng chính là tinh thần và ý chí: miền Bắc đánh Mỹ bằng sức mạnh của CNXH, của độc lập dân tộc và ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, là miền Nam đánh Mỹ bằng sức mạnh của độc lập dân tộc, của CNXH và niềm tin “Bắc Nam sum họp một nhà”.

Quyết tâm “đánh Mỹ và thắng Mỹ”, nhưng trước một kẻ địch mạnh về tiềm lực vật chất, vũ khí đạn dược và đầy dã tâm xâm lược, cùng một hệ thống chính quyền, quân đội tay sai được Mỹ viện trợ đến tận “chân răng, kẽ tóc”, cuộc chiến tranh cách mạng chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai của nhân dân ta do Hồ Chí Minh và Đảng lãnh đạo phải trải qua những bước tuần tự, có xen kẽ những bước nhảy vọt.

Bắt đầu từ những cuộc khởi nghĩa ở miền núi khu V, cực Nam Trung Bộ, miền Tây Nam Bộ, cao trào Đồng khởi ở miền Trung và miền Đông Nam Bộ (1959-1960), cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng miền Nam được khởi động một cách độc đáo, sáng tạo, phù hợp với thời cơ lịch sử đã đưa cách mạng miền Nam phát triển lên một tầm cao mới. Và cũng bằng Đồng khởi, chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Tổng thống Aixenhao đã bị thất bại.

Buộc phải thay đổi chiến lược, đế quốc Mỹ chuyển sang tiến hành “Chiến tranh đặc biệt”- một trong ba loại hình chiến tranh trong chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ, hòng đối phó với cách mạng miền Nam.Đối phó với chiến lược mới của Mỹ, để thực hiện khát vọng độc lập, thống nhất và đặc biệt là để “đánh cho Mỹ cút”, Người và Trung ương Đảng đã quyết định chuyển cách mạng giải phóng miền Nam lên một giai đoạn mới. Đó là phát triển các cuộc khởi nghĩa từng phần thành cuộc chiến tranh cách mạng quy mô toàn miền Nam, là “kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang một cách linh hoạt, tùy theo từng vùng và từng thời kỳ khác nhau”, là chống càn quét và phá Ấp chiến lược một cách quyết liệt ở miền Nam, làm phá sản kế hoạch Stalây Taylo, kế hoạch Giônxơn - Mác Namara; là đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại một cách có hệ thống của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, bảo vệ miền Bắc XHCN “hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam”, v.v... Những thắng lợi đó là minh chứng sinh động của tinh thần “đồng bào miền Nam ta kiên quyết đứng dậy kháng chiến đến cùng. Đồng bào miền Bắc ta vì máu chảy ruột mềm mà không một giờ phút nào không nhớ đến miền Nam anh dũng và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà” được Hồ Chí Minh báo cáo tại Hội nghị chính trị đặc biệt 3/1964.

Dù đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, song chế độ ngụy quyền Sài gòn ngày càng lún sâu vào khủng hoảng trầm trọng. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Tổng thống Kenơđi được đẩy đến mức cao nhất vẫn đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn. Trong tình thế đó, đế quốc Mỹ đã buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mỹ và quân một số nước chư hầu tham chiến trực tiếp ở miền Nam và tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Mục tiêu của chiến lược Chiến tranh cục bộ là đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25-30 tháng, với biện pháp chiến lược là “tìm và diệt” và sau đó là “tìm diệt và bình định”, đồng thời dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, v.v..Chi cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lực lượng và tiền của đến mức cao nhất, đế quốc Mỹ đã “tiến hành ở Việt Nam “cuộc chiến tranh bạo nhất trong lịch sử loài người” một cách “rất dã man và quỷ quyệt”.

Kiên định mục tiêu một nước Việt Nam độc lập và thống nhất, với ý chí sắt đá và lòng tin vững chắc, vị nguyên thủ quốc gia Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Tiến lên giành những thắng lợi ngày càng to lớn hơn, quyết đánh bại tất cả lực lượng hung tàn, tất cả âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, quyết giành lại độc lập, tự do cho nhân dân, tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc”(11). Trên tinh thần “phải giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến công”, quân dân miền Nam đã chiến thắng vang dội ở Núi Thành, Vạn Tường, Plâyme,…đã liên tực phản công và còn chủ động tiến công tiêu diệt quân Mỹ và quân các nước chư hầu. Cùng với việc đẩy mạnh đấu tranh vũ trang và kiên trì đấu tranh chính trị, đánh bại các cuộc hành quân lớn của địch, đặc biệt là đánh bại hai cuộc hành quân mùa khô của địch cảu quân dân miền Nam, và việc đánh trả có hiệu quả các cuộc đánh phá của đế quốc Mỹ bằng không quân và hải quân vào miền Bắc, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của đồng bào và chiến sĩ cả nước được nhân lên bội lần khi Hồ Chí Minh khẳng định: “Hết lòng hết sức ủng hộ đồng bào miền Nam ruột thịt, quyết cùng đồng bào đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”(12).

Thực hiện tư tưởng “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” của Hồ Chí Minh, quân dân cả nước đã từng bước đánh thắng từng chiến lược chiến tranh của địch, đã đẩy lùi địch từng bước, kéo địch xuống thang, để giành chiến thắng thắng lợi từng phần. Và cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam cùng những thắng lợi lớn của quân dân miền Bắc trong sản xuất và chiến đấu, củng cố và bảo vệ hậu phương miền Bắc đã làm phá sản chiến lược Chiến tranh cục bộ của Tổng thống Mỹ Giôn xơn. Vậy là, dù còn những khuyết điểm, thiếu sót, song Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã “thắng rất lớn, mà nhất là đánh bại được ý chí xâm lược của Mỹ, tạo nên bước ngoặt quyết định của chiến tranh”(13).Đế quốc Mỹ bắt đầu xuống thang chiến tranh, chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Tổng thống Níchxơn và rút dần quân Mỹ về nước.

 Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc, ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Giônxơn đã tuyên bố ném bom hạn chế nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình đó, ngày 3/4/1968, trong Thư gửi Bộ Chính trị về Mấy ý kiến về tuyên bố của Giônxơn, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đối với tuyên bố của Giônxơn, chúng ta phải cân nhắc kỹ, không nên vội trả lời...cần củng cố tư tưởng quyết chiến quyết thắng và chớ mất cảnh giác. Tuyệt đối chớ chủ quan và vì địch có thể bất thình lình đánh lại”(14). Mùa xuân năm 1969, Hồ Chí Minh không chỉ nêu khẩu lệnh: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, mà gần hai tháng trước khi đi xa, tháng 7/1969, Hồ Chí Minh còn kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm thực hiện khẩu lệnh đó với tinh thần “triệu người như một, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh, không sợ gian khổ, quyết kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, quyết chiến quyết thắng, đánh cho quân Mỹ phải rút hết sạch, đánh cho ngụy quân và ngụy quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà”(15).

“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” không chỉ là “ngọn cờ, là khúc kèn tập hợp chiến đấu”, mà còn là nghệ thuật giành thắng lợi từng phần, là tập trung mũi nhọn loại quân Mỹ khỏi vòng đối tượng chiến lược, sau đó giải quyết quân ngụy tay sai. Giành thắng lợi từng bước để “đánh Mỹ và thắng Mỹ”, tiến tới đánh đổ chế độ ngụy quyền tay sai được Hồ Chí Minh diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, trong những thời khắc khác nhau, song tư tưởng đó thể hiện rõ ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do!” của Người và của mọi dân Việt Nam yêu nước, xuyên suốt trong hành trình đấu tranh, đi tới một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất. 

 3. Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng khát vọng lớn lao của Người chưa thực hiện được. Trước anh linh Người, con đường Người lựa chọn, những điều Người dặn lại trong bản Di chúc bất hủ để lại cho hậu thế và tư tưởng tiến công “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” của Người trở thành nguồn sức mạnh nội lực, cổ vũ, động viên quân dân cả nước trên đường chiến đấu và chiến thắng.

Cùng với việc đẩy mạnh cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, từng bước đánh bại Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, những thắng lợi trên chiến trường của quân dân miền Nam và đặc biệt là chiến thắng của cuộc tiến công chiến lược 1972, của trận Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm năm 1972 đã làm chuyển biến cục diện chiến tranh. Những thắng lợi đó đã đè bẹp ý chí xâm lược của Mỹ, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (21/1/1973), chấp nhận chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam… Với sự kiện quân Mỹ và quân các nước chư hầu phải rút hết khỏi miền Nam Việt Nam vào ngày 29/3/1973, chúng ta đã hoàn thành giai đoạn “đánh cho Mỹ cút”.

Ngụy quân, ngụy quyền vẫn chưa nhào, chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh tiếp tục được thực hiện nhằm củng cố chính quyền ngụy, để chúng phá bỏ Hiệp định Paris, không ngừng ném bom bắn phá. Mục đích cuối cùng của nghiệp chống Mỹ, cứu nước vẫn chưa đạt được. Song “Mỹ cút” đã làm cho so sánh lực lượng thay đổi hẳn, có lợi cho quân dân ta tiến lên giành thắng lợi cuối cùng, thực hiện trọn vẹn tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là “đánh cho ngụy nhào”.

Để có thể tiêu diệt và làm tan rã đội quân ngụy trên một triệu tên và hệ thống chính quyền tay sai của chúng, quân dân ta tiếp tục kiên trì con đường cách mạng bạo lực, tạo lực, tạo thế, mở ra những khả năng nhanh chóng để kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng thời từng bước thực hiện thắng lợi chủ trương, kế hoạch đúng đắn, kịp thời của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ta về giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976. Tuy nhiên, thắng lợi của chiến dịch đường số 14, giải phóng toàn tỉnh Phước Long cuối năm 1974 đầu năm 1975 đã khẳng định sự suy yếu của quân chủ lực ngụy và quân Mỹ khó có khả năng quay trở lại miền Nam để cứu nguy cho quân ngụy.

Biết mở đầu cuộc chiến tranh, quân dân ta cũng biết kết thúc cuộc chiến tranh, vào thời cơ có lợi nhất. Và khi thời cơ đến, phương án giải phóng miền Nam trong năm 1975 đã được thực hiện với hướng tiến công chiến lược được lựa chọn là Tây Nguyên. Từ đòn điểm huyệt đầu tiên là Buôn Ma Thuột, sau đó là Huế- Đà Nẵng, và cuối cùng là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cuộc Tổng tấn công mùa xuân 1975 đã giành thắng lợi hoàn toàn. Miền Nam đã được giải phóng, hai miền Nam Bắc đã sum họp một nhà.

Đại thắng mùa Xuân 1975 là bước phát triển ở giai đoạn chín muồi trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã kết thúc hành trình đấu tranh vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất của nhân dân ta. Là kết quả của tất cả các lực lượng, các yếu tố làm nên sức mạnh tất thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, Đại thắng mùa Xuân 1975 là thắng lợi tiếp theo của bước thứ nhất “đánh cho Mỹ cút”, làm tan rã ngụy quân, đánh bại hoàn toàn chế độ ngụy quyền Sài gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài 21 năm ròng.

Giành thắng lợi từng bước, từ Đồng khởi 1960, Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, cuộc Tiến công chiến lược và trận Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972, và Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 - Đại thắng mùa xuân 1975 là thắng lợi tất yếu của tư tưởng “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”của Hồ Chí Minh – “Người tượng trưng không thể chối cãi, mà cũng không ai chối cãi của Dân chủ Cộng hoà, của Cách mạng Tháng Tám, của Việt Nam trong ý chí cương quyết và hành động nỗ lực chiến đấu cho độc lập, tự do - hạnh phúc”(16), Người suốt đời “hiến dâng cho sự nghiệp tạo lập một nước Việt Nam thống nhất, thoát khỏi sự kiềm chế của nước ngoài”(17).

 
Chú thích:

(1) Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nha Thông tin chi bộ Pari xuất bản, tháng 12/1947, ký hiệu: H29C5/07, lưu Bảo tàng Hồ Chí Minh

(2) Tsuboi Yoshiharu, Tư tưởng Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của một học giả Nhật Bản, Thanh niên oline, 5/12/2008  

(3) David G. Marr, Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, ký hiệu: H29C10/07, lưu Bảo tàng Hồ Chí Minh

(4) Hà Nội chiến đấu, Tập hồi ký Thủ đô kháng chiến, Nxb. QĐND, H, 1964, tr. 20.

(5) Hồ Chí Minh, Toàn tập,Nxb. CTQG, H, 1995, t.4, tr. 4.

(6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.4, tr.246

(7) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 480

(8) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 151

(9) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 199

(10) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 11, tr.274

(11) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 11, tr.472

(12) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 12, tr.319

(13) Trích theo Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, Thắng lợi và bài học, Nxb. CTQG, H, 2000, tr.160

(14) Hồ Chí Minh, Thư gửi Bộ Chính trị, Kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh

(15) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 12, tr.479

(16) Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nha Thông tin chi bộ Pari xuất bản, tháng 12/1947, ký hiệu: H29C5/07, lưu Bảo tàng Hồ Chí Minh

(17) Charles Fenn, Giới thiệu tiểu sử Hồ Chí Minh – một trong những lãnh tụ của tư tưởng hiện đại, tài liệu số H29c2/2, lưu Bảo tàng Hồ Chí Minh