Sữa bột đã pha để được bao lâu

Nếu cho con uống sữa công thức, bạn cần biết một số thông tin về việc lựa chọn bình sữa, cách pha và cách bảo quản sữa bột đã pha thế nào cho đúng.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé trong những tháng đầu đời. Việc cho bé dùng sữa mẹ hay không phụ thuộc nhiều vào quyết định của bạn. Nếu bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa công thức hoặc bé chỉ sữa công thức thì bạn sẽ có nhiều mối quan tâm. Do đó, bạn cần biết cách bảo quản sữa bột đã pha cho bé đúng cách vì loại sữa này rất dễ bị hư khi để trong môi trường bình thường.

1. Lựa chọn bình sữa chất lượng

Khi mua bình sữa cho bé, bạn nên chọn mua sản phẩm của những thương hiệu uy tín trên thị trường để đảm bảo chất lượng, không chứa BPA. Một số điều khá cần lưu ý khi chọn mua bình sữa cho bé:

  • Bình sữa phải có chất lượng tốt nhất, kiểm tra xem bình có bị nứt hoặc có bị làm giả không.
  • Bình được làm từ những chất liệu có thể sử dụng được trong lò vi sóng, có nắp đậy dính chặt vào bình. Điều này rất cần thiết, vì sữa sẽ không bị đổ ra ngoài nếu bạn để nghiêng bình sữa.
  • Bình bú của bé phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng. Do đó, bạn hãy chọn loại bình dễ chà rửa để việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.

2. Khử trùng bình sữa

Dù có bận rộn đến đâu, bạn cũng nên dành thời gian để khử trùng bình sữa trước khi cho bé bú:

  • Đổ đầy nước vào một chiếc nồi sạch, đun nước sôi rồi vặn lửa nhỏ lại.
  • Cho các bộ phận của bình sữa đã tách rời vào nồi nước đã đun sôi và để ít nhất 5 phút.
  • Ngoài cách đun sôi, bạn cũng có thể khử trùng bình sữa của bé bằng lò vi sóng. Cho tất cả các bộ phận của bình sữa vào một cái hộp đựng ngập nước và quay trong lò vi sóng khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau khi khử trùng, rửa sạch bình và núm vú bằng nước ấm.

3. Pha sữa cho bé

Thông thường, trên hộp sữa sẽ có hướng dẫn cụ thể về cách pha sữa, bao nhiêu muỗng sữa pha với bao nhiêu nước.

  • Pha bột sữa với nước ấm hay nước để nguội theo hướng dẫn ghi trên vỏ hộp. Không pha sữa bằng nước lạnh vì sữa sẽ không tan.
  • Với một số loại sữa dễ tan, bạn chỉ cần đậy nắp và lắc đều, sữa có thể tan hết. Tuy nhiên, có loại khó tan, bạn cần dùng thìa để khuấy.
  • Hãy pha sữa đúng theo công thức ghi trên vỏ hộp để tránh tình trạng sữa quá lỏng hoặc quá đặc.
  • Kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên mặt trong cổ tay của bạn. Đảm bảo rằng sữa không quá nóng cũng không quá lạnh. Sữa ấm là tốt nhất cho bé.

Nếu bạn thường xuyên cho bé uống sữa công thức thì việc vệ sinh bình sữa là hết sức quan trọng:

  • Rửa sạch và khử trùng bình sữa, núm vú sau mỗi lần cho bé bú.
  • Bỏ những bình sữa đã cũ và thay bằng bình mới.

5. Lời khuyên khi áp dụng cách bảo quản sữa bột đã pha trong tủ lạnh

Bạn không nên để sữa thừa ở điều kiện bình thường sau 15 phút. Nếu bé bú không hết, bạn nên để sữa vào tủ lạnh để bảo quản. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều sau:

1. Sữa nên được bảo quản trong tủ lạnh 1 giờ sau khi pha. 2. Bỏ sữa cũ còn lại trong bình. 3. Bỏ sữa đã để ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc hơn. 4. Bạn có thể pha sẵn sữa và bảo quản trong tủ lạnh khoảng 24 giờ. 5. Bỏ sữa đã pha hơn 24 giờ dù được bảo quản trong tủ lạnh.

6. Hãy kiểm tra sữa trước khi cho bé bú để xem sữa có bị hư hỏng hay không dù sữa được bảo quản trong tủ lạnh chưa tới 24 giờ.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về ph sữa cho bé như thế nào và cách bảo quản sữa bột đã pha. Khi chọn sữa, bạn nên chọn những sản phẩm sữa của các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng. Nếu vẫn cảm thấy không an tâm về loại sữa bé yêu đang sử dụng hay sau khi uống, bé có các triệu chứng không bình thường như tiêu chảy hay táo bón, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

Nếu cho con bú đồng thời sữa mẹ và sữa bột, bạn cần tìm hiểu thêm cách bảo quản sữa mẹ đúng để con yêu có thể tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất từ sữa của mẹ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

90% mẹ bỉm sữa Việt hầu như chưa biết rằng nếu để sữa công thức pha xong quá lâu rồi mới cho bé uống sẽ có thể khiến bé bị các bệnh nặng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não, đau bụng tiêu chảy,… do sữa bột pha sẵn đã bị nhiễm khuẩn. Nếu các mẹ chưa biết sữa công thức có thể để ngoài được bao lâu thì Websosanh sẽ giúp mẹ tháo gỡ từng băn khoăn lo lắng với các trường hợp bảo quản cụ thể sau:

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha ở nhiệt độ thường ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì tốt nhất mẹ nên pha sữa công thức ở nhiệt độ thích hợp rồi cho bé uống hết luôn một lần. Tùy theo cữ bú và nhu cầu của bé mà mẹ chỉ nên pha đúng liều lượng sữa rồi cho bé uống hết luôn, tránh việc pha một bình sữa lớn rồi cho bé uống dần và quá phụ thuộc vào các hình thức bảo quản như tủ lạnh, túi giữ nhiệt, máy hâm sữa,… để hạn chế tình trạng sữa công thức pha sẵn bị nhiễm khuẩn.

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha ở nhiệt độ thường ?

Khi mẹ pha xong và để sữa đã pha ở nhiệt độ thường thì chỉ nên cho bé uống hết trong vòng 1 tiếng. Nếu thời tiết thực tế mát mẻ không quá nóng thì mẹ có thể để sữa bột đã pha bên ngoài nhiệt độ thường tối đa là 2 tiếng. Sau khoảng thời gian 1 – 2 tiếng này, mẹ nên đổ bỏ phần sữa thừa và không nên cho bé dùng tiếp.

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha và được bảo quản trong tủ lạnh ?

Một trong những cách bảo quản sữa bột công thức sau khi pha mà bé không uống hết phổ biến được các mẹ hay làm là nhét vào ngăn mát tủ lạnh. Đây là cách làm không sai nhưng có 2 điều mẹ cần biết đó là:

  • Với sữa bột đã pha chưa qua miệng bé mà để trong ngăn mát tủ lạnh thì chỉ để được tối đa 24 giờ.
  • Còn với sữa bột đã pha và đã qua miệng bé có dính nước bọt thì chỉ nên để từ 4 – 6 giờ rồi bỏ đi tránh để qua đêm để đảm bảo chất lượng sữa.
Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha và được bảo quản trong tủ lạnh ?

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha và được đặt trong túi giữ nhiệt ?

Một trường hợp nữa cũng rất phổ biến đó là mẹ có việc bận cần ra ngoài với bé và phải pha sữa sẵn ở nhà để mang theo. Nếu chỉ mang bình sữa đã pha theo mà không có biện pháp gì bảo quản thì cũng chỉ để được tối đa 1 – 2 tiếng ngoài nhiệt độ thường. Còn nếu mẹ bảo quản sữa công thức đã pha trong túi giữ nhiệt thì có thể để được tối đa 4 – 5 tiếng.

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha và được hâm lại với máy hâm sữa ?

Luôn đặt bình sữa của con trong máy hâm sữa là một sai lầm phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa đều mắc phải. Tuy nhiên, đây không phải là cách hay để bảo quản sữa đã dùng dở cho con một cách  thường xuyên. Kể cả có máy hâm sữa thì mẹ cũng chỉ nên cho bé dùng hết cữ sữa phù hợp trong vòng 1 – 2 tiếng. Cần tránh để sữa quá nóng khi không kiểm soát được máy hâm sữa hoặc hâm đi hâm lại sữa quá nhiều lần. Bởi việc này sẽ khiến cho sữa công thức bị mất chất ở nhiệt độ cao và không tốt cho sự hấp thu cũng như hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Mẹ có thể rã lạnh sữa với một bát nước ấm thay vì lạm dụng máy hâm sữa

Sau khi lấy sữa đã pha từ trong tủ lạnh ra, việc đầu tiên các mẹ thường làm là nhét ngay bình sữa đó vào máy hâm sữa rồi cho con uống. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lạm dụng máy hâm sữa, với sữa được bảo quản lạnh mẹ có thể để rã lạnh tự nhiên ở nhiệt độ thường rồi cho bé uống hoặc đặt vào cốc nước ấm. Như vậy, dinh dưỡng trong sữa bột đã pha cũng đảm bảo hơn là khi cho sữa vào máy hâm ở nhiệt độ cao và quá lâu.

Tóm lại, để tránh sữa công thức đã pha bị nhiễm khuẩn các mẹ nên:

  • Chỉ để sữa bột đã pha ở ngoài nhiệt độ tự nhiên tối đa 1 – 2 tiếng.
  • Để sữa bột đã pha ở trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 24 tiếng với sữa sạch chưa qua sử dụng và 4 – 6 tiếng với phần sữa bé đang uống dở.
  • Để sữa bột đã pha trong túi giữ nhiệt tối đa 4 – 5 tiếng cả hình thức giữ nhiệt lạnh hoặc nóng.
  • Không nên hâm sữa quá lâu và hâm đi hâm lại sữa đã pha nhiều lần với máy hâm sữa. Nếu dùng máy hâm sữa để bảo quản sữa đã dùng mẹ cũng chỉ nên cho bé sử dụng tối đa trong vòng 1 – 2 tiếng.

Video liên quan

Chủ đề