Sửa mũi bao lâu được ăn hải sản

Nâng mũi kiêng hải sản trong vòng 3-4 tuần, cho tới khi vết thương trên mũi đã hoàn toàn lành lại, không còn các dấu hiệu sưng đau hay bầm tím…

Tuy nhiên, khi mới ăn hải sản trở lại sau kiêng, bạn không được lạm dụng quá mức. Bởi cơ thể sẽ không kịp tiêu hóa hết dẫn tới đau bụng, đồng thời dễ phát sinh các biến chứng xấu khiến mũi bị tổn thương.

Thời gian kiêng khem ở mỗi khách hàng là khác nhau do cơ địa, tốc độ chữa lành tự nhiên, sức đề kháng… Do đó, nếu bạn vẫn chưa hồi phục 100% sau 1 tháng thì vẫn nên tránh ăn món hải sản.

Người có cơ địa dữ và khó lành thường mất 6-8 tuần để mũi vào form chuẩn. Bạn không nên quá vội vã ngừng kiêng khem trong khi cơ thể chưa khỏe hẳn.

Lời khuyên hữu ích dành cho bạn chính là tiến hành thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

II- Tại sao nên kiêng hải sản sau khi nâng mũi?

Hải sản thuộc nhóm thực phẩm tính hàn và tanh, dễ gây cản trở tới sự lành thương, làm giảm hiệu quả miễn dịch nên khách hàng cần phải kiêng sau khi nâng mũi.

Hơn nữa, trong hải sản (đặc biệt là loại có vỏ: tôm, cua, ngao, ốc…) chứa các dạng cấu trúc protein khác biệt so với protein sẵn có trong cơ thể người. Vì vậy mà dễ sinh ra phản ứng histamin gây ngứa ngáy, dị ứng, nổi mẩn đỏ… xung quanh vết thương.

Nếu bạn ăn nhiều hải sản trong giai đoạn hậu phẫu, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hiệu quả, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy và mệt mỏi. Từ đó, việc tái tạo mô da mới bị cản trở rất lớn.

Những khách hàng vô tình ăn hải sản sau khi nâng mũi đều có thời gian lành thương lâu, thậm chí còn dễ bị nhiễm trùng, sưng đỏ đầu mũi.

Một số loại thực phẩm cũng gây hệ lụy tương tự với hải sản là: mắm tôm, tiết canh, thịt gà, đồ nếp, món cay nóng…

Ăn kiêng sau nâng mũi để phòng ngừa biến chứng

III- Nâng mũi xong nên ăn gì để mau lành?

Khi đã hiểu rõ “Nâng mũi kiêng hải sản bao lâu?”, bạn cũng cần biết các loại thực phẩm nên ăn để vết thương chóng lành, mũi sớm vào form chuẩn.

1- Nhóm thực phẩm giàu vitamin A và C

Vitamin A, vitamin C đều tốt cho quá trình tái tạo mô da mới, tăng khả năng chống viêm sưng. Bạn sẽ ít phải đối diện với nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vết mổ.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin nên thêm vào thực đơn:

  • Củ quả: cà rốt, khoai lang, cà chua, củ cải…
  • Trái cây: cam, quýt, bưởi, dâu tây, chuối, đu đủ…
  • Rau xanh: súp lơ, rau ngót, rau muống, cải ngọt…

Khi chế biến các món rau củ, bạn nên luộc hoặc hấp để giảm bớt dầu mỡ, tránh gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Bổ sung vitamin từ rau củ quả

2- Nhóm hạt, ngũ cốc

Các loại hạt và ngũ cốc vừa giàu axit béo lành mạnh, vừa cung cấp lượng đạm cần thiết cho cơ thể.

Khi ăn các loại đậu, đỗ, ngũ cốc sấy… sức đề kháng của cơ thể được củng cố tốt hơn, trao đổi chất hiệu quả. Vùng mũi ít bị bầm tím, tụ máu hay phù nề.

Thay vì ăn nhiều cơm, bạn có thể thêm ngũ cốc vào thực đơn hằng ngày, giúp bổ sung dinh dưỡng và giảm thiểu áp lực nhai cắn cho các cơ vùng mặt.

Người sau nâng mũi nên bổ sung chất đạm lành mạnh từ các nguồn như: thịt nạc heo, đậu phụ, sữa chua, phô mai…

Sửa mũi bao lâu được ăn hải sản

Sửa mũi bao lâu được ăn hải sản

3- Thường xuyên bổ sung nước và hoa quả ép

Bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều rất cần thiết, đảm bảo quá trình chữa lành mô mềm diễn ra thuận lợi và tăng hiệu quả tuần hoàn – bài tiết.

Bạn cần uống tối thiểu 1,5l nước/ngày, có thể chia thành 4-6 cốc và chú ý không nên uống ngay trước khi đi ngủ để tránh sưng phù mũi.

Bên cạnh việc uống nước khoáng hay nước lọc, bạn nên uống 1-2 cốc nước ép hoặc sinh tố hoa quả, giúp cung cấp đủ vi lượng cần thiết.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

IV- Sau nâng mũi lỡ ăn hải sản rồi có sao không?

Khi đã lỡ ăn hải sản, việc đầu tiên bạn cần làm là bình tĩnh, theo dõi phản ứng xảy ra và kịp thời liên hệ với bác sĩ phẫu thuật.

Nếu lượng hải sản nạp vào cơ thể không nhiều, bạn lại có cơ địa lành tính thì không cần quá lo lắng. Hãy uống nhiều nước và bổ sung hoa quả để củng cố sức miễn dịch cho mình.

Ngược lại, người có cơ địa dữ thường nhận thấy triệu chứng ngay tức thì (ngứa ngáy, sưng căng, nóng rát mũi…). Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, tiêu viêm, chống dị ứng… giúp bạn giảm bớt khó chịu.

Bạn cần uống đúng liều lượng thuốc theo như chỉ dẫn và phải lên kế hoạch dinh dưỡng chuẩn chỉ, tránh trường hợp quên kiêng khem khiến mũi bị tổn hại.

Sau khi chữa trị tình trạng dị ứng hải sản, bạn sẽ mất thời gian lâu hơn để hồi phục mũi, nên mọi chế độ sinh hoạt phải được chú ý cẩn thận.

Thăm khám đúng lịch sau nâng mũi

Nâng mũi kiêng hải sản bao lâu? Những thông tin liên quan đã được bài viết giải đáp và chia sẻ cụ thể. Các tín đồ làm đẹp hãy tuân thủ chế độ chăm sóc hậu phẫu nghiêm ngặt để đảm bảo sức khỏe và sự hồi phục tốt nhất.