Sức công phá của 1kg thuốc nổ TNT

16:07, 05/08/2020

Nhiều hình ảnh trên các mạng xã hội đã cho thấy sức công phá khủng khiếp của loạt vụ nổ xảy ra ở khu vực cảng thủ đô Beirut của Liban.

Vụ nổ tạo ra cầu lửa khổng lồ cùng loạt sóng xung kích khiến nhiều người liên tưởng đến một quả bom nguyên tử thu nhỏ.

Ngay sau khi vụ nổ xảy ra, dù chưa được kiểm chứng nhưng trên các mạng xã hội đã xuất hiện nhiều lời đồn rằng đây là một vụ nổ bom, thậm chí có người cho rằng đây là một quả bom nguyên tử.

Chính Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cho rằng vụ việc tại Beirut là do “một quả bom hay cái gì đó tương tự” gây ra, song giới chức quốc phòng Mỹ đã bác bỏ khả năng này.

Một số chuyên gia ước tính vụ nổ tại Beirut có sức công phá tương đương với khoảng 240 tấn thuốc nổ TNT, bằng khoảng 1/5 sức mạnh của một quả bom nguyên tử.

Sức công phá của 1kg thuốc nổ TNT
 

Thủ tướng Liban Hassan Diab cho biết vụ nổ bắt nguồn từ một nhà kho chứa 2.700 tấn amoni nitrat (NH4NO3) - một loại hóa chất thường được sử dụng trong sản xuất phân bón. NH4NO3 cũng là một trong những thành phần chính của các loại thuốc nổ được dùng cho việc khai thác khoáng sản.

Theo một số nguồn tin, số hóa chất nói trên thuộc về tàu chở hàng MV Rhosus (mang cờ Moldova). Năm 2014, chiếc tàu chở hơn 2.700 tấn amoni nitrat trên đường từ Gruzia tới Mozambique nhưng sau đó bị hỏng động cơ và phải neo lại ở Beirut.

Tuy nhiên sau đó, chủ lô hàng và đơn vị vận chuyển đã bỏ lại số hàng nói trên nên toàn bộ số hóa chất được đưa lên bờ và lưu trữ trong kho ở cảng Beirut.

Chuyên gia hóa học Gabriel da Silva tại Đại học Melbourne (Australia) cho biết bản thân NH4NO3 không phải là chất nổ mà đây là một chất oxy hóa, chỉ có thể kích nổ trong một điều kiện nhất định.

Tuy nhiên, với khả năng hút oxy vào đám cháy, NH4NO3 khi kích nổ sẽ gây ra sức công phá vô cùng lớn. Theo chuyên gia này, có thể số NH4NO3 ở trong kho chứa hàng đã bị thấm vào dầu hỏa, sau đó bắt lửa và gây ra vụ nổ.

Nếu con số 2.700 tấn do Thủ tướng Hassan Diab được xác nhận thì vụ nổ tại Beirut còn khủng khiếp hơn thảm họa năm 1947 xảy ra tại thành phố Texas của Mỹ.

Vụ nổ năm 1947 tại Texas xảy ra tại kho chứa hàng ở vịnh Galveston, khi 2.300 tấn amoni nitrat phát nổ khiến gần 500 người thiệt mạng và tạo ra sóng biển cao hơn 4m. Đây là một trong những thảm họa công nghiệp nghiêm trọng nhất, đồng thời là một trong những vụ nổ không phải do vũ khí hạt nhân lớn nhất tại Mỹ.

Amoni nitrat cũng là nguyên nhân gây ra thảm kịch tại thành phố Thiên Tân của Trung Quốc cách đây 5 năm. Hồi tháng 8/2015, nắng nóng khô hạn đã gây ra cháy tại một kho hàng ở thành phố cảng Thiên Tân.

Sau đó, đám cháy đã lan ra một kho chứa amoni nitrat và gây ra vụ nổ khủng khiếp, khiến hơn 170 người thiệt mạng và hàng trăm người khác vụ thương. Do khu chứa hàng có nhiều hóa chất độc hại nên nhà chức trách phải mất nhiều ngày trời mới khắc phục được hậu quả.

Theo: Vietnam+

Vụ nổ nhà: Sức công phá bằng một quả bom

Chia sẻ

Một chuyên gia quân sự của Quân đoàn 4 nhận định, sức công phá của thuốc nổ trong vụ nổ nhà ông Phương “khói lửa” tương đương 1 quả bom M117, thường chỉ sử dụng trong chiến tranh.

Để quản lý thuốc nổ dùng trong dân sự, hiện có đến 2 bộ quản lý và 4 cơ quan ban ngành liên quan kiểm soát. Thế nhưng, vụ nổ tại nhà ông Lê Minh Phương (SN 1955), ở hẻm 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP. HCM rạng sáng 24/2 cho thấy, việc quản lý chất nổ tưởng chặt nhưng hóa lỏng.

4 con dấu mới được cấp chất nổ

“Để mất 1 tỷ đồng, cơ quan không tiếc bằng mất 1 lạng thuốc nổ vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người, và khi mất chất nổ, cơ quan phải tiến hành báo cho công an ngay để điều tra”, KS Trần Cường, Phó chánh văn phòng, Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam chia sẻ.

Ngoài sử dụng chuyên biệt cho quân sự, chất nổ đang là nhu cầu có thật của một số ngành nghề đặc trưng của xã hội như khai thác quặng, hay dùng trong điện ảnh. Nhưng để có được chất nổ sử dụng trong lĩnh vực này, phải trải qua trình tự rất nghiêm ngặt.

“Muốn sử dụng chất nổ cần phải làm văn bản, hợp đồng mua dưới sự cho phép của Cục An toàn môi trường (Bộ Công Thương), cảnh sát trật tự, thanh tra an toàn lao động của Sở Công Thương địa phương và Phòng Cảnh sát PCCC tại nơi thực hiện. Như vậy, phải có đến 4 con dấu trên 1 văn bản, chất nổ mới được cấp”, ông Cường cho biết.

Sức công phá của 1kg thuốc nổ TNT

Ngoài 3 ngôi bị sập hoàn toàn, 11 người thiệt mạng, những ngôi nhà xung quanh cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ vụ nổ nhà ông Phương

Không những vậy, theo ông Cường, thuốc nổ phải được cấp theo từng đề án thăm dò, khảo sát địa chất cụ thể; được tính theo mét khối công trình, ví dụ cứ 1m3 thì dùng 2 lạng thuốc nổ. Khi kết thúc công trình khai khoáng, phải làm biên bản xác định lượng thuốc nổ dư để trả lại kho, thường thì không dư bao giờ.

Ông Cường chia sẻ thêm, trong ngành khai thác quặng chỉ dùng loại thuốc nổ loại nhẹ (AD1 phi 32 - dùng cho đất, thuốc nổ nhũ tương dùng cho đá). Còn loại thuốc nổ trong vụ cháy nhà ông Phương "khói lửa" được cho là TNT, ngành địa chất không dám dùng vì sức nổ của nó cực mạnh. Trong thời kỳ kháng chiến, nó được sử dụng để đánh sập cầu, nhà.

Đồng quan điểm với ông Cường, thượng úy Bùi Mạnh Thế, chuyên gia quân sự thuộc Quân đoàn 4 cũng cho rằng, 1kg thuốc nổ có lực đập vào vật thể tại vị trí tiếp xúc bằn 10 - 100 tấn trên 1cm2 nên loại thuốc nổ này phải được bán với yêu cầu nghiêm ngặt.

Liên quan đến vụ nổ làm sập 3 ngôi nhà tại Q.3, TP.HCM, cả ông Cường, và thượng úy Thế đều cho rằng lượng thuốc nổ ít nhất phải lên đến hàng chục kg mới đánh sập 3 ngôi nhà và có rung động tương đối lớn (khu vực dân cư quanh kênh Nhiêu Lộc còn cảm nhận được độ rung). Thượng úy Thế còn cho biết thêm, với sức công phá như vậy thì bằng 1 quả bom M117 (chỉ sử dụng trong chiến tranh).

Chồng chéo quản lý

Theo một số thông tin phỏng đoán ban đầu, nếu thuốc nổ trong vụ nổ kinh hoàng tại TP.HCM vừa qua là từ hóa chất trộn lại với nhau, không thể nổ lớn đến như vậy. Vì vậy, nguồn gốc của loại thuốc nổ này là điều đáng bàn. Theo quy chuẩn 02 của Bộ Công Thương, khoảng cách từ điểm nổ tới người là 380m. Sử dụng thuốc nổ không hết, phải nhập về kho riêng, xa khu dân cư. Theo kỹ sư Cường, địa phương khi biết ông Lê Minh Phương làm nghề tạo hiệu ứng khói lửa phim trường thì cơ quan quản lý (phòng Cảnh sát PCCC quận) phải thường xuyên kiểm tra để biết lượng sử dụng, lượng dư...

4 ngày sau vụ nổ, người dân hiếu kỳ vẫn tập trung tại hiện trường

“Hiện tại, cơ quan chức năng đã tìm thấy đạn mã tử, súng, vỏ đạn, lựu đạn trong vụ nổ nhà ông Phương. Điều này cho thấy bản thân ông Phương đã vi phạm quy định về tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép”, thượng úy Thế nói.

Theo Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 do Quốc hội ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012 về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đối với quân đội, dân quân tự vệ; Bộ Công an quản lý các đối tượng còn lại. Về việc cấp phép và thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vật liệu nổ do 2 bộ trên quản lý.

Còn theo Nghị định 47/CP ngày 12/0/1996, Bộ Công Thương có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước trong việc sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

Như vậy, về chất nổ nói chung, có đến 3 bộ quản lý, còn chất nổ sử dụng trong dân sự, có 2 bộ quản lý. “Việc nhiều bộ quản lý một lĩnh vực sẽ dẫn đến sự chồng chéo và gây kẽ hở pháp luật”, một chuyên gia quân sự đưa ra ý kiến.

ANTD.VN - 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ từng ném xuống Hiroshima và Nagasaki vào thời Thế chiến II, với tên gọi lần lượt là “Cậu bé” và “Ông mập”, đã tạo ra sự hủy diệt khủng khiếp, giết chết hơn 240.000 người. Tuy nhiên, mức độ tàn phá này có lẽ vẫn chưa là gì so với vũ khí hạt nhân của thời đại hiện nay, với ước tính có khả năng tạo ra vụ nổ lớn gấp 3.000 lần quả bom tại Hiroshima.

“Cậu bé” và “Ông mập” là bom nguyên tử, hoạt động theo nguyên lý phân hủy các hạt nhân nặng, không bền như urani hay plutoni thành các hạt nhân nhẹ hơn và giải phóng năng lượng.

Quả bom "Cậu bé" được kích nổ khi có một đầu đạn làm bằng uranium-239 đâm vào lõi đồng chất và khởi động chuỗi phản ứng. Trong khi đó, quả bom “Ông mập” kích hoạt khi một khối lượng thuốc nổ thông thường được nổ xung quanh lõi làm bằng plutonium-239.

Trong khi đó, bom nhiệt hạch là một loại vũ khí được kích hoạt bởi phản ứng kết hợp hạt nhân của các đồng vị hydro. Bom nhiệt hạch tạo ra một vụ nổ gồm hai giai đoạn: một phản ứng phân hạch hạt nhân (tương đương nổ bom nguyên tử) và một phản ứng kết hợp hạt nhân. Hay có thể nói, bom nhiệt hạch là một quả bom kép, trước tiên phải cho nổ bom nguyên tử để tạo điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra. Nó có sức công phá gấp hàng ngàn lần một quả bom nguyên tử.

Sức công phá của 1kg thuốc nổ TNT

Một người dùng Youtube có tên ReallifeLore đã làm một đoạn video so sánh sức công phá của các loại bom hạt nhân, trong đó, bom “Cậu bé” giải phóng năng lượng 15kiloton, tương đương 15.000 tấn thuốc nổ TNT và bom “Ông mập” có sức công phá 21 kiloton, tương đương 21.000 tấn thuốc nổ TNT. Bom B83 của Mỹ, vốn là một quả bom nhiệt hạch, có sức công phá lên tới 1,2 megaton, tương đương 1,2 triệu tấn thuốc nổ TNT.

Tuy nhiên, quả bom đáng sợ nhất trong lịch sử cho đến nay là bom nhiệt hạch AN606 có biệt danh "bom Sa hoàng" của Liên-xô. Quả bom này thậm chí có tận 3 giai đoạn kích nổ với sức công phá 50 megaton, tương ứng với 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, tức là lớn hơn 3.333 lần quả bom ném xuống Hiroshima trong Thế chiến II.

Khi bom Sa hoàng phát nổ, nó tạo ra đám mây hình nấm cao tới 60km. Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) cho biết, con người có  thể bị bỏng độ 3 ở khoảng cách hàng trăm km và vòng huỷ diệt hoàn toàn có bán kính 35 km.

Trong đoạn video của mình, ReallifeLore cũng đưa ra thông tin về số lượng vũ khí hạt nhân hiện nay trên thế giới. Trong đó, thế giới có khoảng 15.600 vũ khí hạt nhân sẵn sàng sử dụng, Nga và Mỹ là 2 nước chiếm tới 92% số lượng này, lần lượt là 7.300 và 6.970 vũ khí. Các nước sở hữu 8% số vũ khí hạt nhân còn lại là Pháp, Anh, Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Israel và Triều Tiên.

Video so sánh mức độ công phá của các loại bom hạt nhân:

Theo PM