Tại sao Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu nông -- lâm - ngư nghiệp kết hợp

Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng vì nó góp phần


A.

 tạo ra cơ cấu ngành đa dạng, khai thác hợp lí các tiềm năng của vùng.

B.

giải quyết việc làm cho một phần lao động, hạn chế nạn du canh du cư.

C.

hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiểu quả tiềm năng biển và đất liền.

D.

tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

Trang chủ » Lớp 12 » Địa lí 12

Câu 2: Trang 156 – sgk địa lí 12

Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu nông – lâm-ngư nghiệp của vùng góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?

Bài làm:

Bắc Trung Bộ có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Theo đó, là từ vùng núi cao ở phía Tây đến các các vùng đôi thấp đến đồng bằng hẹp ven biển.

Tương ứng với các dạng địa hình như vậy, người dân ở đây đã hình thành những cơ cấu cây trồng vật nuôi khác nhau.

  • Ở vùng núi cao chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn
  • Ở vùng đối núi thấp trồng cây hàng năm, chăn nuôi lợn gà..
  • Ở vùng ven biển chăn nuôi thủy sản

Như vậy theo lát cắt ngang của lãnh thổ, có thể chứng kiến những thay đổi của mô hình kết hợp nông - ngư nghiệp hay nông - lâm - ngư nghiệp từ vùng ven biển, đồng bằng tới mô hình kết hợp nông - lâm nghiệp ở vùng trung du, miền núi.

Từ khóa tìm kiếm Google: kinh tế xã hội bắc trung bộ, giải địa lí 12, hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 35 địa lí 12, học tốt địa lí 12, hình thành cơ cấu nông – lâm-ngư nghiệp bắc trung bộ, nguyên nhân hình thành cơ cấu nông lâm ngư nghiệp ở bắc trung bộ.

Lời giải các câu khác trong bài

Giải bài tập Bài 2 trang 160 SGK Địa lí 12

Đề bài

Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ vì:

-  Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên,  thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng: nông – lâm - ngư nghiệp tạo nên cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong quá trình hình thành cơ cấu theo lãnh thổ giữa các khu vực núi, đồi, đồng bằng và ven biển.

-  Nông – lâm – ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, là cơ sở ban đầu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Việc hình thành mô hình nông –lâm – ngư nghiệp sẽ sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

- Mô hình nông – lâm – ngư nghiệp còn góp phần hạn chế các thiên tai, bảo vệ môi trường tự nhiên của vùng:

+ Phát triển lâm nghiệp cùng với mô hình nông – lâm kết hợp góp phần bảo vệ tài nguyên đất, hạn chế xói mòn trượt lở đất, hạn chế lũ lụt.

+ Phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển vừa tạo điều kiện bảo vệ môi trường, vừa chống nạn cát bay cát chảy, làm thu hẹp diện tích các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

+ Việc nuôi tôm trên cát cho phép tận dụng các diện tích đất khô cằn để đem lại hiệu quả kinh tế.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ đề