Tại sao bị mụt lẹo

Với biểu hiện là những khối sưng đỏ, hình thành dọc theo rìa mí mắt, gần với lông mi. Đôi khi, lẹo mắt có thể hình thành bên trong hoặc dưới mí mắt.

Đây là một tình trạng ở mắt phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Mặc dù lẹo mắt thường không nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu và đau đớn.

Thông thường, lẹo mắt có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, có một số tình huống cần được tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

Phân loại

Có hai loại lẹo mắt được phân loại tùy thuộc vào vị trí của chúng.

  • Lẹo mắt bên ngoài: Khi lẹo nằm ở gốc của nang lông mi.
  • Lẹo mắt bên trong: Khi lẹo hình thành trong các tuyến dầu bên trong hoặc dưới mí mắt.

Tại sao bị mụt lẹo

Nguyên nhân nào gây lẹo mắt

Lẹo mắt có thể do viêm hoặc nhiễm trùng nang lông mi.

Các tuyến dầu nhỏ nằm xung quanh mí mắt và thoát qua các ống dẫn vào lông mi. Nếu hệ thống dẫn lưu bị tắc, dầu không thể thoát ra mà chảy ngược vào các tuyến dẫn đến tình trạng các tuyến bị sưng và viêm, gây ra mụn lẹo.

Các yếu tố nguy cơ

Bất kỳ ai cũng có thể bị lẹo ở mắt, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này bao gồm:

  • Những người đã từng bị lẹo mắt hoặc nấm da trong trước đó có nhiều khả năng tái phát;
  • Một số tình trạng ở da nhất định - như bệnh rosacea (tình trạng ửng đỏ ở da) hoặc viêm da;
  • Các vấn đề sức khỏe khác - bao gồm bệnh tiểu đường, sưng mí mắt và lipid huyết thanh cao;
  • Sử dụng lớp trang điểm cũ hoặc không tẩy trang ở mắt thường xuyên.

Điều trị lẹo mắt như thế nào?

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ kháng sinh nếu mụn lẹo bị nhiễm trùng hoặc không cải thiện khi điều trị tại nhà. Ngoài ra, steroid dạng tiêm cũng có thể sử dụng để giảm sưng hoặc viêm ở lẹo.

Nếu các phương pháp điều trị này không hiệu quả hoặc mụn lẹo bắt đầu ảnh hưởng đến thị lực, có thể cần tiểu phẫu.

Tại sao bị mụt lẹo

Các triệu chứng của lẹo mắt

Lẹo thường chỉ xảy ra ở một mắt tại một thời điểm, rất ít trường hợp có thể bị lẹo ở cả hai mắt. Các triệu chứng ban đầu của lẹo mắt thường nhẹ và có thể bao gồm cảm giác hơi khó chịu hoặc mẩn đỏ dọc theo bờ mi. Mắt bị ảnh hưởng cũng có thể bị kích thích. Khi mụn lẹo phát triển, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Xuất hiện vết sưng đỏ giống như một mụn dọc theo mí mắt gần với lông mi;
  • Hình thành đốm nhỏ màu vàng ở giữa vết sưng;
  • Cảm giác lộm cộm ở trong mắt;
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
  • Chảy nước mắt hoặc có ghèn dọc mí mắt;
  • Xuất hiện nốt sần gây ra các triệu chứng tương tự, nhưng khối sần cứng và không đau.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Hầu hết các trường hợp lẹo mắt có thể được điều trị tại nhà một cách dễ dàng. Các biện pháp sau đây sẽ giảm thiểu thời gian bị lẹo mắt và ngăn ngừa tái phát:

Rửa tay thường xuyên - giúp ngăn ngừa bụi bẩn cọ xát vào mắt làm tắc nghẽn các tuyến nhờn. Rửa tay thường xuyên ngăn ngừa lẹo mắt phát triển và giảm kích ứng đối với lẹo mắt hiện có.

Không nặn lẹo: Nặn lẹo mắt có thể làm vỡ túi mủ và lây lan nhiễm trùng. Tốt nhất là để mụn lẹo tự thoái triển một cách tự nhiên.

Chườm ấm: Cách điều trị hiệu quả nhất thường là chườm ấm. Nhúng khăn sạch vào nước ấm và đắp lên vùng mắt bị lẹo trong tối đa 15 phút. Nên áp dụng biện pháp này 3-5 lần mỗi ngày cho đến khi hết mụn lẹo.

Chườm túi trà: Tương tự như biện pháp trên, nhưng thay vì sử dụng khăn, hãy cho túi trà đã được ngâm trong nước nóng. Trà xanh có một số đặc tính kháng khuẩn giúp giảm tình trạng lẹo mắt.

Thay đổi thói quen trang điểm: Không nên trang điểm để che mụn lẹo, điều này không những làm chậm quá trình lành mà còn gây kích ứng mụn lẹo. Nhiều vi khuẩn cũng có thể lây lan từ mụn lẹo qua cọ trang điểm và chì kẻ mắt. Nếu bộ trang điểm đã sử dụng quá lâu nên thay mới, đồng thời thường xuyên vệ sinh cọ trang điểm vì chúng có thể là nơi sinh sôi của vi khuẩn. Không nên để lớp trang điểm trên da qua đêm.

Cẩn trọng khi sử dụng kính áp tròng: Nên rửa tay trước khi lấy ra, lắp vào và vệ sinh kính. Ngoài ra, nên tránh chạm vào vùng mắt để ngăn vi khuẩn lây lan sang vùng da quanh mắt

Khi nào đến gặp bác sĩ

Nếu mụn lẹo không thoái triển trong vài ngày sau khi chườm ấm hoặc tiếp tục tái phát mặc dù đã được điều trị, mọi người nên đến gặp bác sĩ.

Các dấu hiệu khác cho thấy nên đi khám bao gồm:

  • Lẹo mắt trở nên trầm trọng hơn;
  • Có tình trạng chảy máu;
  • Bắt đầu ảnh hưởng đến thị lực;
  • Lẹo mắt phát triển che khuất tầm nhìn của mắt;
  • Có mẩn đỏ ở má hoặc các bộ phận khác của khuôn mặt.

Xem thêm: Viêm bờ mi

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Tại sao bị mụt lẹo
  facebook.com/BVNTP

Tại sao bị mụt lẹo
  youtube.com/bvntp

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính ở vùng chân lông mi do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập hoặc vi khuẩn như staphylocoque gây nên. Vị trí lẹo mọc thường sát với bờ mi nên dễ nhận biết nếu bạn thấy mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau nhức. Và tại vị trí đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo có thể kèm theo mủ.

Tại sao bị mụt lẹo

Bên cạnh nguyên nhân chính là do một loại tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn như Staphylococcus xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây nên, thì lẹo mắt còn có thể phát sinh hoặc lây lan từ các nguyên nhân sau:

  • Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm
  • Sử dụng khăn chung với người khác
  • Viêm mi mắt
  • Ăn nhiều đồ ăn cay nóng

Các cách điều trị thông thường

Đối với phụ nữ mắc bệnh, không trang điểm mắt hoặc soi gương cho đến khi chiếc mụn lẹo ở mí mắt đã lành hẳn. Có thể tham khảo sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm, rồi đặt miếng nén trên mắt sau khi đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát (thường là 5-10 phút). Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng ấm thay vì nước ấm. Nên để cho những lẹo và chắp trên mí mắt tự vỡ, tuyệt đối không được ép hoặc nặn chúng. Ngoài ra:

  • Áp dụng nén (chườm) ấm cho mắt ngày 3-6 lần/ngày và để giúp chữa lành nhanh hơn những chiếc lẹo mắt.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi bạn áp dụng nén ấm cho mắt.
  • Sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo mí mắt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Luôn rửa tay trước khi tra thuốc mỡ cho mắt hay tra thuốc nhỏ mắt.
  • Giữ gìn sạch sẽ, lọ thuốc mới sử dụng (không dùng thuốc dùng dở và để lâu), không để thuốc chạm vào mắt, mí mắt.
  • Nếu phải tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt thì nên thoa một lớp mỏng trên mụn lẹo ở mí mắt trước khi đi ngủ.

Lẹo mắt có tự khỏi không?

Lẹo mắt hoàn toàn có thể tự khỏi.

Thông thường thì bệnh lẹo mắt sau 3 – 4 ngày lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Lẹo có thể khởi phát cấp tính hoặc âm ỉ và thường tự tiêu tan sau nhiều tuần. Lẹo mắt rất nhanh hết nếu biết lưu ý cách chăm sóc sau:

  • Kiêng những thứ có tính kích thích như rượu, thuốc lá, hành, tỏi, ớt, hẹ, kinh giới.
  • Không soi gương, trang điểm hay sử dụng mỹ phẩm lên vùng mắt đến khi lẹo khỏi hẳn.
  • Rửa tay sạch sẽ khi bôi thuốc, tránh dụi tay lên mắt.
  • Hạn chế cả các món thủy sản và hải sản để giúp bệnh mau chóng hồi phục hơn.
  • Không ăn những thức ăn có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thủ lợn.

Người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị tránh diễn biến bệnh trở nên xấu hơn:

  • Lẹo sưng đau
  • Mắt khó nhìn
  • Chảy máu

>>> Xem thêm: