Hội chứng bất lực ngôn ngữ là gì

Bất lực ngôn ngữ là gì, nguyên nhân gây ra bất lực ngôn ngữ, wowhay.com chia sẻ lí do bất lực ngôn ngữ nguy hiểm nhất.

Bất lực ngôn ngữ là gì?

Bất lực ngôn ngữ là Aphasia là mất ngôn ngữ là một rối loạn do tổn thương các vùng não sản xuất và xử lý ngôn ngữ.

Một người bị chứng mất ngôn ngữ có thể gặp khó khăn khi nói, đọc, viết và hiểu ngôn ngữ. Sự suy giảm các khả năng này có thể từ nhẹ đến rất nặng (gần như không thể giao tiếp dưới mọi hình thức).

Một số người mắc chứng mất ngôn ngữ chỉ gặp khó khăn trong một lĩnh vực giao tiếp, chẳng hạn như khó ghép các từ lại với nhau thành câu có nghĩa, khó đọc hoặc khó hiểu những gì người khác đang nói.

Thông thường hơn, những người mắc chứng mất ngôn ngữ bị hạn chế trong nhiều lĩnh vực giao tiếp. Gần như tất cả các bệnh nhân mắc chứng mất ngôn ngữ đều gặp khó khăn trong việc tìm từ – nghĩa là tìm ra tên chính xác của người, địa điểm, sự vật hoặc sự kiện.

Kinh nghiệm của mỗi người với chứng mất ngôn ngữ là duy nhất. Nó phụ thuộc vào (các) vị trí của đột quỵ hoặc chấn thương não đã gây ra chứng mất ngôn ngữ, mức độ tổn thương, tuổi của người đó, sức khỏe chung của người đó và khả năng phục hồi.

Mất ngôn ngữ là dấu hiệu của một số tình trạng khác, chẳng hạn như đột quỵ hoặc khối u não.

Một người bị chứng mất ngôn ngữ có thể

Nói những câu ngắn hoặc không đầy đủ

Nói những câu không có ý nghĩa

Thay thế một từ cho một từ khác hoặc một âm thanh này cho một âm thanh khác

Nói những từ không thể nhận dạng

Không hiểu cuộc trò chuyện của người khác

Viết những câu không có ý nghĩa

Các dạng mất ngôn ngữ

Những người mắc chứng mất ngôn ngữ có thể có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau.

Mất ngôn ngữ biểu cảm

Những người mắc chứng mất ngôn ngữ này có thể hiểu những gì người khác nói tốt hơn những gì họ có thể nói. Những người mắc chứng mất ngôn ngữ này gặp khó khăn trong việc hiểu từ, nói những câu rất ngắn và bỏ sót từ. Một người có thể nói, “Muốn ăn” hoặc “Đi bộ công viên ngay hôm nay”.

Người nghe thường có thể hiểu được ý nghĩa, nhưng những người mắc chứng mất ngôn ngữ này thường nhận thức được việc họ gặp khó khăn trong giao tiếp và có thể cảm thấy thất vọng. Họ cũng có thể bị liệt hoặc yếu bên phải.

Mất ngôn ngữ toàn diện

Những người mắc chứng mất ngôn ngữ này (còn được gọi là trôi chảy hoặc mất ngôn ngữ Wernicke) có thể nói một cách dễ dàng và trôi chảy những câu dài, phức tạp không có ý nghĩa hoặc bao gồm những từ khó nhận biết, không chính xác hoặc không cần thiết. Họ thường không hiểu rõ về ngôn ngữ nói và thường không nhận ra rằng người khác không thể hiểu được họ.

Global aphasia

Dạng mất ngôn ngữ này được đặc trưng bởi khả năng hiểu kém và khó hình thành từ và câu. Chứng mất ngôn ngữ toàn cầu là kết quả của việc mạng lưới ngôn ngữ của não bị tổn thương nhiều. Những người mắc chứng mất ngôn ngữ toàn cầu bị khuyết tật nặng về khả năng diễn đạt và hiểu.

Hội chứng bất lực ngôn ngữ là gì

Hội chứng bất lực ngôn ngữ là gì
Hội chứng bất lực ngôn ngữ là gì


Mất Ngôn Ngữ/ Aphasia

Chứng mất ngôn ngữ (Aphasia) là gì ?

(dịch không chính thức từ www.aphasie.fr)

Hội chứng bất lực ngôn ngữ là gì

Nói

Đó là khi việc gọi một ly cafe trở thành cả một vấn đề. Đa số người mắc chứng mất ngôn ngữ (MNN) thường khó tìm được từ ngữ. Họ gặp khó khăn khi muốn gọi tên đúng vật thể dù trong đầu họ biết rõ họ muốn nói cái gì. Trong khi nhận thức và tư duy vẫn nguyên vẹn, khả năng thể hiện đã bị mất. Ngoài ra, khá nhiều người bệnh MNN gặp khó khăn khi phát âm từ ngữ nên không thể nói chúng ra một cách lưu loát.

Hội chứng bất lực ngôn ngữ là gì

Hiểu

Khi hiểu các thông tin trên TV trở thành một việc vô cùng khó khăn. Những người MNN kiểu này thường gặp khó khăn để hiểu từ ngữ, câu nói, nhất là khi người kia nói quá nhanh hoặc nói về những chủ đề lạ. Trong cuộc sống ; những người MNN này thường dựa vào ngữ điệu hay cử chỉ của người nói để hiểu. Nhưng khi nói chuyện qua điện thoại thì hiểu kiểu này rất khó. Họ sẽ cố gắng «dịch » những gì họ nghe thấy, phỏng đoán, nhưng thường là có rất nhiều hiểu lầm và nhiều chỗ không hiểu.

Hội chứng bất lực ngôn ngữ là gì

Đọc

Đó là khi thường ta có thể đọc ngấu nghiến và đọc rất nhanh nhưng bỗng nhiên ta không thể đọc được nữa. Sự thu nhận thông tin từ việc đọc phụ thuộc một phần vào mức độ trầm trọng của bệnh. Khi thậm chí những việc hàng ngày đơn giản như chọn một số điện thoại, hiểu tờ chương trình TV, hay một danh sách những việc cần làm trở nên khó khăn.

Hội chứng bất lực ngôn ngữ là gì

Viết

Khi viết là một việc quen thuộc từ bé bỗng nhiên trở thành không thể thực hiện nổi. Viết một lá thư, một tấm thiệp, điền vào đơn…trở thành việc không thể làm nếu không có sự giúp đỡ của người khác. 

 

Tuỳ theo trường hợp, một người bệnh có thể mắc một hay đồng thời nhiều chứng bệnh kể trên.

Ai có thể mắc chứng MNN ?

Tất cả mọi người đều có thể bị mắc chứng MNN ở bất kỳ lứa tuổi nào, bất kỳ lúc nào sáng sớm hay giữa trưa, hoặc sau một thương tổn về thần kinh. 

Thương tổn về thần kinh có thể do nhiều nguyên do khác nhau: Bệnh mạch máu não : Tai biến mạch máu não

Nguyên nhân thứ nhất : Thường là do chấn động mạnh dẫn đến thương tổn TK một cách trầm trọng. Những thương tổn thường được định vị chính xác và ghi nhận trong các biểu đồ điện não. 
      
- Nghẽn mạch máu não:  Sự tắc nghẽn một mạch máu não tiếp theo sau bệnh xơ vữa động mạch hoặc sau cơn nghẽn mạch. 
      
- Chảy máu não: Khoảng 10 đến 15 % sau TBMMN.
Đứt mạch máu, sau cơn tăng huyết áp hoặc sau khi bị phình mạch.

Những nguyên nhân khác:

Ung thư: (do sự phân chia bất thường của các tế bào), ung thư não dạng lành, u ác, u não di căn.

Chấn thương sọ não : khối máu đọng được định vị qua contusion ou par hématome, trấn thương tổng hợp kèm theo hôn mê.

Do nguyên nhân từ các bệnh lây nhiễm, viêm tấy : nhiễm trùng mưng mủ áp-xe (Sida, Herpès), các nguyên nhân viêm nhiễm hiếm gặp.

Sa sút trí tuệ : nguyên nhân này mang theo các vấn đề về ngôn ngữ, nhưng các triệu chứng thường rất khác nhau, như mất trí nhớ, giảm khả năng nhận thức; bệnh Alzheimer, thoái hoá mạch máu.

 

Khả năng phục hồi rất khác nhau tuỳ theo ảnh hưởng của các yếu tố trong đó quan trọng nhất thường là :
       • diễn biến va của thương tổn thần kinh
       • có hay không các triệu chứng phụ như liệt nửa người, làm phức tạp thêm quá trình phục hối
       • tư tưởng và tinh thần của người bệnh
       • các biện pháp điều trị được áp dụng

Những gì thuộc về chứng MNN ?

Ta thường nói đến chứng MNN khi một người bị mất hoàn toàn hoặc một phần khả năng giao tiếp, nghĩa là khả năng nói, hoặc hiểu những gì ta nói.

Các chuyên viên ngôn ngữ thường phân biệt giữa khái niệm lời nói và ngôn ngữ: 
         - khi một người gặp khó khăn trong việc phát ra từ ngữ, phát âm, ta nói rằng người này có vấn đề về lời nói.
         - khi một người khó khăn khi chọn từ ngữ, hoặc ráp câu hoặc khi muốn hiểu nghĩa của chúng, ta nói người này có vấn đề về ngôn ngữ.

Chứng MNN trước tiên là một chứng bệnh về ngôn ngữ mà đi kèm theo nó thường là các vấn đề về lời nói ; nó cũng bao gồm các vấn đề liên quan đến việc thể hiện cũng như khả năng hiểu ngôn ngữ.

Thường thì chứng MNN bắt đầu khi bệnh nhân không thể gọi tên sự vật, không nhớ được tên người thân, không thể trả lời rõ ràng dù chỉ là từ « không » hay « có ».

 

Người bệnh MNN thậm chí không thể hoặc gặp khó khăn trong việc : 
              - nói
              - hiểu
              - đọc

              - viết

Chứng MNN gây ảnh hưởng cho cuộc sống của người bệnh và mọi người thân trong gia đình trong việc: 
              - đ

ối thoại
              - điện thoại
              - coi TV
              - nghe radio
              - đọc báo
              - viết thư
              - tính toán
              - tự lo liệu ở những nơi lạ

Tuy nhiên, xin hãy lưu ý :
MNN không phải hậu quả của một chứng bệnh tâm thần, loạn trí hay các chứng bệnh về tâm lý.
MNN không phải hậu quả của bệnh điếc, hay do các bệnh về cơ quan phát âm.

Người bệnh MNN có thể tư duy hoặc giao tiếp nếu ta giúp họ thể hiện điều họ muốn !

Hậu quả của chứng MNN là gì ? 

TBMMN thường là rất nghiêm trọng và cuộc sống của bạn hoàn toàn thay đổi chỉ trong vài giây : bạn không thể giao tiếp được nữa.
Có lúc ta nói, ông ấy hay bà ấy bị Tai biến và thế là ta để họ một mình trong một góc, cô lập.
Có biết bao gia đình đã nghe nói rằng chẳng còn thể làm gì hơn đ
ược ; khi ta không chuyển người bệnh tới một nơi điều trị phù hợp, họ sẽ hoàn toàn bị cô lập.

Chỉ có quá trình tái huấn luyện mới giúp người bệnh MNN hồi phục mà thôi.

Có rất nhiều các ví dụ về những người bệnh MNN tưởng hết cách chữa lại nói lại được, viết lại được, đi du lịch lại, « sống bình thường » lại được.

Cần phải tự tranh đấu !

Khi một người bị bệnh MNN, cuộc sống gia đình hoàn toàn bị xáo trộn ; tất cả mọi người đều cần được hỗ trợ về tâm lý.

Việc xây dựng lại cuộc sống mới cần được hỗ trợ.
Tuy nhiên đa số ở các nơi, việc hỗ trợ tâm lý này hoàn toàn không đủ và cần được quan tâm phát triển.

Không chỉ người bệnh cảm thấy bế tắc mà những người thân đều bị.  Trong thời gian đầu ; cần phải giải thích cho họ hiểu điều gì đã xảy ra, và sau đó phải giúp họ tiếp nhận người bệnh như một «con người hoàn toàn khác » mà họ phải tiếp tục sống chung.

Điều này không phải dễ, ví dụ như đối với trẻ em, để hiểu được là cha chúng không thể nói, đọc, làm tính hay chơi với chúng được nữa.

Người vợ hay chồng bắt đầu phải tự làm hết mọi việc. Vai trò của người vợ hay chồng hoàn toàn thay đổi mà điều này có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề ; nghiêm trọng.

Việc tái hòa nhập vào xã hội của một người bệnh lớn tuổi khác với một người bệnh 30 tuổi. Rất ít người bị chứng MNN có thể trở lại làm việc

Không giao tiếp được là một dạng thương tật nặng, cho dù điều đó không thể hiện ra bên ngoài.

MNN : thương tật xã hội

    
Dạng thương tật này chưa được công nhận phổ biến bởi các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, trên các phương tiện truyền thông, và nó thường gây ra rất nhiều các vấn đề.  Một kế hoạch đang được thực hiện để giải quyết vấn đề này ở mức toàn châu Âu.

Người bệnh MNN cần thoát khỏi trạng thái cô lập và tham gia hoà nhập vào đời sống cộng đồng.

Tuy nhiên, khi ta giải thích những gì liên quan đến MNN, những người đối thoại thường thấy rằng họ thường xuyên nghe nói đến những vấn đề đó mà không biết rằng đó là chứng MNN và những người bị MNN cũng không bao giờ gọi được tên thương tật của họ.

Rất ít người biết ví dụ như ông Baudelaraire là một người bệnh MNN, hay gần hơn trong giới diễn viên : ông Michelangelo Antonioni ; Kirk Douglas….

Ở Pháp bệnh MNN tấn công khoảng 15 000 bệnh nhân mới hàng năm, theo sau TBMMN.
Bệnh TBMMN tại Pháp là nguyên nhân gây tử vong và thương tật đứng hàng thứ ba.

Đây là một vấn đề quan trọng về sức khỏe cộng đồng ở tất cả các nước, nhưng lại không hoặc còn ít được chú ý tới.

Những lời khuyên thực tế

Cố gắng góp phần duy trì mong muốn hồi phục khả năng giao tiếp ở người bệnh, khuyến khích những tiến bộ của họ dù là nhỏ nhất.              

Nếu người bệnh mắc lỗi, vẫn cần phải sửa lỗi cho họ nhưng bằng cách tế nhị và tốt nhất là bằng các phương pháp gián tiếp.               

Nên tránh cách nói với người bệnh như thể người bệnh bị điếc hoặc lãng tai (tránh lớn tiếng và tránh các trò chơi đòi hỏi quá sức). Nếu người bệnh không hiểu, bạn nên sắp xếp lại câu nói theo một cách khác.               

Hãy thật cẩn trọng khi bạn trao đổi những vấn đề của người bệnh trước mặt họ : một số người bệnh MNN có thể hiểu hết những gì bạn nói, một số người khác thì hiểu nhưng đứt quãng.                           

Nếu người bệnh hỏi bạn về vấn đề bệnh trạng MNN của họ, hãy đừng ngại thành thật với họ.               

Nếu người bệnh cố gắng thể hiện mà bạn không thể nào hiểu nổi, việc tốt nhất nên làm là đổi đề tài nói chuyện và nói với người bệnh thật dịu dàng: "Hãy tạm gác chuyện này lại một lúc và mình sẽ nói tiếp chuyện đó sau, có thể các từ ngữ lúc đó sẽ dần trở lại ". Cũng nên , ở mức độ tối đa có thể, tùy thuộc vào dạng MNN mà người bệnh mắc phải, hãy cố duy trì chủ đề hội thoại xung quanh các sự vật trong hiện tại. Tuy nhiên trước khi thay đổi đề tài nói chuyện nên giảm thiểu các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Ví dụ như nên thỉnh thoảng hỏi người bệnh. « ông có mệt không, đau không ? », « ông có muốn gì không ?".               

Trong một số trường hợp, bạn nên lập câu hỏi sao cho người bệnh phải trả lời bằng « có » hay « không» ngay từ đầu.               

Trong quá trình thực hiện các hoạt động mà bạn giúp đỡ người bệnh như mặc quần áo, tắm rửa, ăn uống, bạn có thể thêm vào các hình thức khuyến khích ngôn ngữ bằng cách nói ra những hành động đang được thực hiện. Tuy nhiên nên tránh lạm dụng và rơi vào dông dài, kể lể.                           

Khuyến khích người bệnh MNN sử dụng ra hiệu để bổ sung thêm cho việc thể hiện. Tuy nhiên nên tránh để việc ra dấu thay thế cho lời nói.    

Bạn đừng ngạc nhiên nếu người bệnh MNN chửi tục. Hãy nhắc cho người bệnh từ mà họ quên lúc đó.  

Hãy cho người bệnh đủ thời gian cần thiết để tìm cách diễn đạt không ngắt lời họ và không nhắc ngay họ những từ cần thiết vì như vậy chỉ làm họ rối trí thêm mà thôi. Nếu người bệnh không thể tìm ra từ cần thiết, bạn có thể giúp hoặc bằng cách nhắc họ từ đó ; hoặc bằng cách nói dần phần đầu của từ để người bệnh có thể nhớ ra phần sau của từ.