Tại sao bị sùi mào gà

Sùi mào gà là một bệnh lý xã hội có khả năng xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể. Sự xuất hiện của các nốt sùi mào gà ở tay cũng không ngoại lệ. Chúng không những ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn gây ra cảm giác thiếu tự tin trong cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ rõ hơn đến độc giả nguyên nhân dẫn tới sùi mào gà mọc ở tay, từ đó đưa ra biện pháp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Tại sao bị sùi mào gà

I. Nguyên nhân mọc sùi mào gà ở tay

Tại sao bị sùi mào gà

Virus HPV là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà 

Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà nói chung là do virus HPV, cụ thể là loại virus thuộc type 6 và 11. Chúng tiếp xúc với da và xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết thương hở. Vì vậy, nếu bàn tay không may chạm phải vùng da nhiễm virus HPV sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà ở tay. Khi bàn tay của bạn mọc sùi mào gà thì khả năng lây lan đến các vị trí khác trên cơ thể là rất cao.

Thông thường, mọi người có suy nghĩ sùi mào gà thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Qua đây, các bạn cần chú ý, bệnh hoàn toàn có thể xuất hiện ở tay hoặc bất kì bộ phận nào khác. Vì vậy, để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh xảy ra, bạn không dùng chung đồ đạc, bắt tay hay tiếp xúc thân mật với người khác, đặc biệt là những người mắc bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh.

II. Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở tay

Virus gây bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khoảng 2-9 tháng. Trong thời điểm này, cơ thể không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, do đó việc phát hiện bệnh sẽ rất khó khăn. Do đó, bạn chỉ có thể biết mình mắc bệnh khi xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

1. Mụn cóc sinh dục bắt đầu xuất hiện và tăng sinh

Tại sao bị sùi mào gà

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất giúp bạn nhận biết bản thân có bị mắc sùi mào gà hay không? Ban đầu, những nốt mụn mọc li ti, đơn lẻ, có màu hồng nhạt hoặc màu trắng, đường kính khoảng 1 mm. Nếu không phát hiện và xử lý nhanh chóng, chúng sẽ phát triển thành các đám lớn, có hình dạng giống mào gà hoặc hoa súp lơ. Nếu dùng tay ấn nhẹ lên đầu nốt mụn sẽ thấy có dịch mủ, chất nhầy thậm chí là máu chảy ra. Lúc này, cần vệ sinh cẩn thận để dịch ở vết thương không tiếp xúc với các bộ phận khác như: chân, mặt, bộ phận sinh dục, tránh nguy cơ lây lan cho cơ thể.

>>> Xem bài viết: 3 dấu hiệu đặc trưng giúp bạn nhận biết sùi mào gà

2. Ngứa ngáy, khó chịu ở tay

Khi những nốt sùi mào gà mọc lên cao hơn hẳn bề mặt da sẽ làm người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, dẫn đến cảm giác tự ti khi tiếp xúc với mọi người. Hơn nữa, cảm giác ngứa ngáy làm người bệnh có thói quen hay cào giã lên các vết mụn. Chính điều này dẫn đến nguy cơ lây lan bệnh nhiều hơn. Trong nhiều trường hợp nặng, bạn có thể sử dụng các thuốc kháng histamin H1 để giảm nhẹ triệu chứng này.

III. Sùi mào gà ở tay có nguy hiểm không?

Bệnh sùi mào gà nói chung hay sùi mào gà ở tay nói riêng nếu không được xử lý kịp thời, bệnh sẽ diễn biến phức tạp để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe mọi người.

  • Nguy cơ ung thư cao: sùi mào gà rất dễ lây lan, khi chúng xâm nhập và phát triển tại bộ phận sinh dục sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,….
  • Rất dễ lây nhiễm cho đối tượng tiếp xúc gần: Virus có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ. Với những người có sức đề kháng yếu, virus HPV sẽ lây nhiễm dễ dàng hơn như những đối tượng nhiễm HIV, giang mai, lậu,….
  • Ở giai đoạn sớm, sùi mào gà dễ nhầm tưởng sang nhiều bệnh lý da liễu khác như: viêm da, mẩn ngứa, dị ứng,…. Từ đó dẫn đến người bệnh tự ý điều trị sai cách. Khi thăm khám bác sĩ thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Như vậy, bệnh sùi mào gà ở tay rất nguy hiểm. Do đó, khi thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, bạn đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, tránh những biến chứng khó lường do sùi mào gà gây ra.

>>> Xem bài viết: Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? 4 biến chứng dễ gặp và 3 bước điều trị ngăn ngừa

IV. Cách điều trị sùi mào gà ở tay

1. Mục tiêu điều trị sùi mào gà ở tay

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà khi đã xâm nhập vào cơ thể rất khó để loại bỏ dứt điểm. Do đó, mục tiêu của việc điều trị bệnh là làm ức chế sự phát triển của virus gây bệnh, giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

2. Cách điều trị sùi mào gà ở tay

2.1. Điều trị nội khoa

Tại sao bị sùi mào gà

Ở giai đoạn sớm, khi các nốt sùi mào gà mới nhú, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi để xử lý chúng như:

  • Acid tricloracetic (TCA): với nồng độ trên 50%, TCA tác động vào các lớp sâu dưới da, loại bỏ đi virus gây bệnh. Đồng thời TCA có khả năng kết tủa protein và làm đông đặc các tế bào ở lớp thượng bì, tái sắp xếp collagen diễn ra khiến da trở nên đầy đặn hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng TCA với nồng độ cao sẽ gây cảm giác đỏ, rát nhẹ cho da của bạn.
  • Sinecatechin (Veregen): là một dẫn chất catechin được chiết xuất từ lá chè xanh, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống lại sự phát triển của các khối u nhú, tăng cường hệ miễn dịch cho con người.
  • Imiquimod: tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của virus HPV.
  • Podophyllin và podofilox: giúp phá hủy các mô sùi mào gà ở tay. Không dùng podofilox cho phụ nữ đang mang thai.

2.2. Điều trị ngoại khoa

Tại sao bị sùi mào gà

Điều trị sùi mào gà bằng các biện pháp can thiệp ngoại khoa

Hiện nay, các phương pháp tốt nhất để xử lý các nốt sùi mào gà đó là:

  • Đốt bằng tia laser hoặc đốt điện, tác động trực tiếp vào các tổn thương trên bề mặt da và niêm mạc. 
  • Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng: được thực hiện bằng cách gây một vết rộp xung quanh các vết mụn. Khi da lành, các tổn thương sẽ bong ra và sẽ được thay thế bằng các tế bào da mới.
  • Phẫu thuật cắt bỏ nốt sùi mào gà: trước đó, người bệnh sẽ được gây tê, các bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ hoàn toàn nốt mụn. 

Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ có thể loại bỏ được các nốt sùi mào gà, không thể tiêu diệt hoàn toàn được virus gây bệnh.

Do đó, sau khi tiến hành các thủ thuật trên, người bệnh cần tiếp tục theo dõi và điều trị trong vòng tối thiểu 9 tháng – đây là khoảng thời gian ủ bệnh của virus HPV. Qua đó các bác sĩ mới có thể đánh giá được khả năng tái phát của bệnh và liệu có thể điều trị dứt điểm được bệnh hay không?

V. 3 lưu ý khi bị sùi mào gà ở tay

1. Tránh cọ xát, cào gãi làm vỡ các nốt mụn mào gà

Khi những nốt mụn mào gà mọc cao hơn hẳn bề mặt da, sẽ gây vướng víu và bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt. Nếu không may cọ xát hoặc cào gãi lên các vết mụn này sẽ khiến chúng vỡ ra, dịch bên trong chảy ra và rất dễ lây lan sang các vị trí khác của cơ thể. Do đó, người bệnh cần chú ý trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh cọ xát hay cào gãi lên các nốt sùi mào gà.

2. Vệ sinh sạch sẽ các nốt mụn mào gà ở tay

Sùi mào gà ở tay là một bệnh lý ngoài da, vì vậy việc vệ sinh sạch sẽ các nốt mụn là điều hết sức quan trọng. Các dung dịch kháng khuẩn sẽ giúp tiêu diệt virus gây bệnh, hạn chế sự lây lan sang các vị trí khác của cơ thể. Một số sản phẩm kháng khuẩn phổ biến hiện nay đó là: povidone iodine, nước oxy già,…. Tuy nhiên, hiệu quả diệt khuẩn của các sản phẩm này còn hạn chế.

Tại sao bị sùi mào gà

Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đến từ châu Âu, dung dịch kháng khuẩn của Dizigone có tác dụng:

  • Tiêu diệt virus gây bệnh sùi mào gà một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Không gây xót hay kích ứng da.
  • Dung dịch không màu, không gây mất thẩm mỹ khi sử dụng.

Bạn nên sử dụng hằng ngày, sau phẫu thuật hoặc trước khi sử dụng các loại thuốc bôi để nâng cao hiệu quả điều trị. Rửa trực tiếp bằng dung dịch Dizigone, để khô tự nhiên, không cần rửa lại với nước.

3. Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Chế độ ăn uống:

  • Cần bổ sung đầy đủ rau xanh, trái cây, cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không nên ăn hải sản, đồ tanh, cay, nóng để hạn chế sự kích ứng, ngứa ngáy cho người bệnh.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích như: thuốc lá, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, hệ miễn dịch của cơ thể.

Chế độ sinh hoạt:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Khi có dấu hiệu mắc sùi mào gà ở tay, cần thăm khám bác sĩ để kiểm tra xem bệnh đã lây lan đến các vùng khác của cơ thể hay chưa, mức độ của bệnh ra sao. Từ đó có giải pháp xử lý hiệu quả nhất.
  • Đồ dùng cá nhân của người bệnh cần được để nơi gọn gàng, tránh để chung hoặc dùng chung đồ với người khác.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn ga, gối, màn.
  • Nên lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái. Hạn chế hoạt động nặng gây đổ mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển.

Trên đây là những thông tin cần thiết nhất liên quan đến bệnh sùi mào gà ở tay. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, bạn vui lòng bấm số HOTLINE: 1900 9482 để được các chuyên gia y tế tư vấn trực tiếp.