Tại sao biểu tình ở myanmar

Tiếng còi xe vang dội, những dòng người mang biểu ngữ đổ ra đường ngày một đông. Đó là những gì đang xảy ra tại thành phố Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar kể từ cuối ngày 2/2 trong cuộc biểu tình lan rộng phản đối đảo chính quân sự tại quốc gia này.

Hôm 1/2, quân đội Myanmar đã tiến hành bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức, viện dẫn lý do kết quả bầu cử năm ngoái - với phần thắng thuộc về đảng NLD của bà Suu Kyi - là gian lận. Quân đội cũng trao quyền điều hành đất nước cho Tướng Min Aung Hlaing, và áp đặt tình trạng khẩn cấp trong một năm.

Cuộc đảo chính của quân đội Myanmar làm dấy lên làn sóng phẫn nộ không chỉ trong cộng đồng quốc tế, mà còn trong đông đảo người dân Myanmar, những người đang chờ đợi vào quá trình ổn định quốc gia sau nhiều thập kỷ bị quân đội nắm quyền.

"Chúng tôi muốn xuống đường biểu tình, thể hiện sự giận dữ của mình. Nhưng nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi đang ở trong tay Tatmadaw (quân đội, theo tiếng Myanmar), chúng tôi không thể làm gì khác ngoài im lặng",  một tài xế taxi ở Yangon chia sẻ.

Tại sao biểu tình ở myanmar
Người dân xuống đường biểu tình, mang theo những bức ảnh của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi. Ảnh: Reuters

Tại Liên Hợp Quốc, đặc phái viên về vấn đề Myanmar Christine Schraner Burgener đã lên tiếng kêu gọi Hội đồng Bảo an "cùng nhau gửi một tín hiệu rõ ràng ủng hộ nền dân chủ ở Myanmar", sau khi nhiều quốc gia trong đó có Mỹ, Australia đã phản đối hành vi của quân đội Myanmar.

Theo Reuters, trong cuộc biểu tình phản đối đảo chính lớn nhất từ ​​trước đến nay tại Myanmar, người dân ở Yangon đã hô vang khẩu hiệu "cái ác biến mất", và gõ vang vào nồi, niêu theo một tục lệ truyền thống để xua đuổi tà ác hoặc cái xấu.

Các nhân viên y tế ở ít nhất 20 bệnh viện thuộc chính phủ Myanmar cũng đã tham gia một chiến dịch bất tuân dân sự chống lại các tướng lĩnh quan đội, với các dòng chữ "Chế độ độc tài phải thất bại" được in trên chính trang phục của họ.

Tại sao biểu tình ở myanmar
Các cuộc biểu tình nhằm phản đối hành vi đảo chính của quân đội Myanmar. Ảnh: Reuters

Được biết, chiến dịch bất tuân dân sự do Mạng lưới tuổi trẻ Yangon - một trong những nhóm hoạt động dân sự lớn nhất Myanmar - phát động, hưởng ứng lời kêu gọi phản đối đảo chính của đảng NLD. 

“Chúng tôi không thể chấp nhận các nhà độc tài và một chính phủ không được bầu chọn”, Myo Thet Oo, một bác sĩ tham gia chiến dịch chia sẻ.

Trên mạng xã hội Facebook hay Twitter, nhiều người Myanmar cũng đã đổi ảnh đại diện và ảnh bìa sang màu đen, tự nhận mình đang sống tại "một Myanmar bị chiếm đóng".

Trong hai ngày qua, ứng dụng nhắn tin ngoại tuyến Bridgefy đã được tải xuống hơn 1 triệu lần ở Myanmar. Các nhà hoạt động ở quốc gia Đông Nam Á này đã khuyến khích việc tải xuống Bridgefy như một giải pháp cho sự gián đoạn kết nối điện thoại và internet.

An Nhiên

Tại sao biểu tình ở myanmar

Người biểu tình phản đối đảo chính ở Yangon, Myanmar ngày 14/3 (Ảnh: Reuters).

Khu vực Hlaingthaya ở rìa phía tây thành phố Yangon là một trong những thị trấn lớn nhất và đông dân nhất tại Myanmar. Trên diện tích 67 km2 có gần 700.000 người sinh sống, trong đó gần một nửa làm việc cho khoảng 850 nhà máy tại đây.

Các công nhân ở Hlaingthaya thường mô tả thị trấn này như một nơi đáng sợ, với những vụ bạo lực như hãm hiếp hay cướp bóc thường xuyên xảy ra. Trong 9 tháng đầu năm 2019, cứ 116 vụ giết người tại Yangon sẽ có một 1 vụ ở Hlaingthaya.

Cuộc khủng hoảng xảy ra tại Hlaingthaya trong những ngày vừa qua thậm chí còn đáng sợ hơn. Ngày 14/3, hơn 20 người đã thiệt mạng tại thị trấn này, khi quân đội Myanmar nổ súng vào đám đông biểu tình phản đối cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Tại Shwepyithar, một thị trấn khác ở Yangon, thêm 6 người biểu tình cũng bị trúng đạn, nâng tổng số người tử vong sau đảo chính tại Myanmar lên hơn 100 người.

Cái chết của hàng loạt người biểu tình đã làm dấy lên làn sóng phản kháng tại Myanmar. Đám đông giận dữ mang theo thanh sắt, rìu và xăng phóng hỏa 32 nhà máy do Trung Quốc đầu tư tại Hlaingthaya, khiến 2 nhân viên bị thương và gây thiệt hại lên tới 37 triệu USD.

Các vụ tấn công trên, cùng với sức ép từ Đại sứ quán Trung Quốc, buộc quân đội Myanmar áp đặt thiết quân luật tại Hlaingthaya vào tối 14/3. Tuy vậy, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn lo sợ, thậm chí tự tìm cách trang bị vũ khí để phòng vệ.

Tình trạng bạo lực không chỉ dừng lại ở các nhà máy Trung Quốc. Một số thông tin trên mạng xã hội hôm 15/3 cho thấy, một khách sạn của người Trung Quốc và một số nhà hàng ở Hlaingthaya cũng bị phá hủy.

Một sinh viên tại Đại học Dagon và sống ở phía đông Hlaingthaya cho biết, bạo lực vẫn tiếp diễn cho đến ngày hôm qua.

"Tôi vừa nghe thấy một vài tiếng súng và mọi người bỏ chạy. Có thể nhìn thấy khói ở Dala, dù tôi không biết cái gì đang cháy", nữ sinh 20 tuổi cho biết.

Một số người dân nói rằng trước 4 giờ chiều ngày 15/3, hơn 30 xe tải quân sự chở đầy binh lính đã tới Hlaingthaya.

Theo một bác sĩ giấu tên, sau các vụ tấn công nhằm vào các nhà máy, ít nhất 42 người đã thiệt mạng trong các cuộc đối đầu với lực lượng an ninh. Truyền thông địa phương và các nhân chứng cho biết riêng trong ngày 15/3, 12 người đã thiệt mạng trên khắp Myanmar vì tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.

Làn sóng phản đối Trung Quốc

Tại sao biểu tình ở myanmar

Lửa bốc lên tại một nhà máy của Trung Quốc ở Hlaingthaya, Myanmar (Ảnh: SCMP).

Các vụ tấn công nhà máy là diễn biến mới nhất của làn sóng chống Trung Quốc bùng nổ ở Myanmar từ sau đảo chính. Những người biểu tình hoài nghi rằng, tại sao Trung Quốc và Nga không đưa ra các tuyên bố cũng như lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn nhằm vào quân đội Myanmar.

Làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc bùng phát mạnh mẽ trong những tuần gần đây, trong khi người biểu tình tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh lên án cuộc đảo chính tại Myanmar.

Những mục tiêu bị tẩy chay gồm hoa quả Trung Quốc nhập khẩu và điện thoại di động do Huawei - tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc sản xuất. Những người biểu tình cho rằng Huawei đã hỗ trợ quân đội Myanmar thông qua công nghệ nhận diện gương mặt.

Thậm chí, trò chơi trên điện thoại di động do các công ty Trung Quốc phát triển cũng bị tẩy chay. Hàng nghìn người đã đồng loạt xóa trò chơi do các công ty Moonton và Tencent của Trung Quốc sản xuất. Những ứng dụng phổ biến của Trung Quốc như TikTok cũng bị xóa bỏ.

Trên mạng xã hội, nhiều người kêu gọi phản đối dự án đường ống dẫn khí đốt của Trung Quốc chạy qua Myanmar, vốn được sử dụng để kết nối Trung Quốc với Ấn Độ Dương.

Một số chuyên gia cho rằng tình trạng bạo lực phản đối Trung Quốc xuất phát từ tâm lý lo ngại của người Myanmar về tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Trước đây, công chúng Myanmar đã phản đối các khoản đầu tư của Trung Quốc tại nước này. Họ nghi ngờ động cơ của Trung Quốc cũng như những điều kiện do Bắc Kinh đưa ra khi tuyển dụng người lao động địa phương làm việc các nhà máy của Trung Quốc.

Trung Quốc coi Myanmar là đối tác then chốt trong tham vọng chiến lược của Bắc Kinh đối với khu vực châu Á và Sáng kiến Vành đai Con đường. Tuy nhiên, các dự án của Trung Quốc tại Myanmar luôn vấp phải sự phản kháng, chẳng hạn dự án đập Myitsone trên sông Mekong bị phản đối suốt nhiều năm.

Theo những người chỉ trích, các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Myanmar chỉ nhằm phục vụ các mục tiêu địa chính trị của Bắc Kinh và không mang lại lợi ích cho người lao động tại các địa phương như Hlaingthaya - nơi công nhân làm việc trong các nhà máy may mặc của Trung Quốc chỉ được trả khoảng 5.000 kyat (3,5 USD)/ngày.

Lời kêu gọi trên Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar hôm 14/3 về việc bảo vệ các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục thổi bùng làn sóng giận dữ, với hơn 52.000 bình luận.

"Việc đó có đau đớn không? Vậy còn những người đã chết thì sao?", tài khoản Naing Oo viết.

"Nếu các ông muốn làm ăn yên bình ở Myanmar, hãy tôn trọng người Myanmar. Chấm dứt việc ủng hộ quân đội và hãy đứng về phía người dân Myanmar", tài khoản Aye Myat Kyaw viết.

Trong khi đó, một tài khoản Facebook cảnh báo: "Trung Quốc chỉ nói tới những lợi ích của họ, thay vì những sinh mạng quý giá thiệt mạng trên các đường phố của Myanmar. Trung Quốc chỉ quan tâm tới lợi ích của họ, chứ không quan tâm tới mong mỏi của hàng triệu người dân Myanmar. Họ sẽ nhận lại những gì họ đáng phải nhận".

Thành Đạt

Theo Reuters, AFP, DPA

Tại sao biểu tình ở myanmar

Thông điệp "Chúng tôi muốn dân chủ" xuất hiện trên một con đường gần Viện Thông tin Myanmar ở Yangon - Ảnh: AFP/MAXAR

Báo The Guardian (Anh) ngày 5-3 tổng hợp bộ ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar trong hơn 1 tháng qua.

Ngoài cảnh người biểu tình đông như kiến, ảnh vệ tinh còn cho thấy có các thông điệp được viết to từ trên đường phố cho tới bãi cát ven sông như "Chúng tôi muốn dân chủ", "Hãy cứu Myanmar"," "Hãy bác bỏ cuộc đảo chính quân sự"," "Hãy trả tự do cho các lãnh đạo của chúng tôi"...

Theo trang News.com.au, những bức ảnh vệ tinh của công ty công nghệ Maxar Technologies (Mỹ) đã cho thấy số người đổ ra đường biểu tình "không thể tin được" tại Myanmar. Còn Đài CNN bình luận những bức ảnh vệ tinh này "tiết lộ sự thách thức trên đường phố Myanmar".

Tình hình Myanmar trở nên căng thẳng từ ngày 1-2-2021, khi quân đội nước này tiến hành đảo chính chống lại chính quyền dân sự. Họ bắt cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và nhiều nhân vật khác của Myanmar.

Trong vài ngày đầu sau đó, các cuộc biểu tình phản đối đảo chính vẫn chưa bắt đầu. Đến hôm 4-2, cuộc biểu tình phản đối đảo chính trên đường phố đầu tiên đã diễn ra ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar. Kể từ đó, hàng trăm ngàn người dân xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố trên khắp Myanmar.

Ngày qua ngày, các lực lượng an ninh đã sử dụng các biện pháp mạnh tay hơn với người biểu tình, khiến hơn 50 người thiệt mạng tới nay. Họ sử dụng đạn thật, đạn cao su, hơi cay, vòi rồng... nhắm vào người biểu tình.

Theo Hãng tin AFP, đặc phái viên về Myanmar của Liên Hiệp Quốc Christine Schraner Burgener cho biết bà đang nhận khoảng 2.000 tin nhắn một ngày từ Myanmar, thúc giục quốc tế có phản ứng.

"Niềm hi vọng mà họ đặt vào Liên Hiệp Quốc và các thành viên của tổ chức này đang yếu đi. Tôi đã lắng nghe trực tiếp những lời cầu xin trong tuyệt vọng từ những bà mẹ, sinh viên và người già" - bà Burgener phát biểu trong cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 5-3.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngăn quân đội lộng hành

Tại sao biểu tình ở myanmar

Người dân cầm biểu ngữ đi biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở thị trấn Hpapun, bang Kayin, Myanmar ngày 5-3 - Ảnh: Reuters

Trong ngày 6-3, tại thị trấn Dawei, miền nam Myanmar, người biểu tình tiếp tục xuống đường phản đối đảo chính. Họ hô vang các khẩu hiệu yêu cầu dân chủ, quyết tâm chiến thắng sự đàn áp của quân đội.

Cùng ngày, nhiều người biểu tình cũng đang tụ tập tại thành phố lớn nhất, Yangon.

Theo Reuters, người dân ở đất nước đã trải qua gần nửa thế kỷ dưới sự cai trị của quân đội và chỉ cải cách dân chủ từ năm 2011, thề sẽ tiếp tục hành động.

Ei Thinzar Maung - một người lĩnh xướng biểu tình viết trên Facebook: "Hi vọng bắt đầu xuất hiện. Chúng ta không thể đánh mất động lực của cuộc cách mạng này. Ai dám chiến đấu sẽ tới được chiến thắng. Chúng ta xứng đáng với chiến thắng".

Theo Liên Hiệp Quốc, đã có ít nhất 54 người biểu tình bị thiệt mạng. Nhiều người bị bắn vào đầu, ngực, những vị trí cho thấy lực lượng an ninh đã cố ý bắn chết họ.

Trong khi đó, quân đội lại phủ nhận cáo buộc này và cho rằng họ đã kiềm chế trong việc ngăn chặn các cuộc biểu tình. Quân đội Myanmar cũng khẳng định không cho phép người dân đe dọa sự ổn định của đất nước.

Ngày 5-3, đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Myanmar kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có hành động chống lại chính quyền quân sự hiện đang nắm quyền ở nước này sau khi xảy ra nhiều vụ sát hại người biểu tình.

Đặc sứ Christine Schraner Burgener kêu gọi hội đồng kiên quyết và chặt chẽ trong việc cảnh cáo lực lượng an ninh và sát cánh mạnh mẽ với người dân Myanmar, ủng hộ kết quả bầu cử đã rõ ràng vào tháng 11-2020.

Các nước như Mỹ và phương Tây mới đưa ra một số biện pháp trừng phạt hạn chế với quân đội Myanmar. Về phía Hội đồng Bảo an, cơ quan này sẽ không sớm đưa ra các biện pháp trừng phạt vì có thể vấp phải sự phản đối của Trung Quốc và Nga, hai thành viên có quyền phủ quyết.

HỒNG VÂN

Một số hình ảnh nhìn từ vệ tinh:

Tại sao biểu tình ở myanmar

Người biểu tình đổ về khu vực gần tòa thị chính ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Tại sao biểu tình ở myanmar

Xe tải chở hàng và các binh sĩ tại một căn cứ quân sự ở Naypyidaw - Ảnh: MAXAR

Tại sao biểu tình ở myanmar

Cảnh biểu tình và chướng ngại vật ở thành phố Mandalay - Ảnh: MAXAR

Tại sao biểu tình ở myanmar

Thông điệp "Hãy bác bỏ cuộc đảo chính quân sự" được vẽ trên đường ở Mandalay - Ảnh: AP

Tại sao biểu tình ở myanmar

Lời kêu gọi "Hãy cứu Myanmar" được viết trên một bãi cát dọc sông Irrawaddy - Ảnh: MAXAR

Tại sao biểu tình ở myanmar

Thông điệp "Hãy trả tự do cho các lãnh đạo của chúng tôi" được viết to trên đường phố ở Yangon hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Tại sao biểu tình ở myanmar

Người biểu tình xuất hiện tại Trung tâm Hledan ở Yangon hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Tại sao biểu tình ở myanmar

Thông điệp "Chúng tôi cần dân chủ" ở Yangon hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Tại sao biểu tình ở myanmar

Người biểu tình và các lực lượng an ninh gần tòa thị chính Yangon hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Tại sao biểu tình ở myanmar

Dòng chữ "Hãy trả tự do cho các lãnh đạo của chúng tôi" trên đường ở Yangon - Ảnh: MAXAR

BÌNH AN