Tại sao cá biết bơi

“Cá có thể bơi lội tự do, nổi lên chìm xuống trong nước. Ngoài việc cá có thân hình đặc biệt hai bên dẹt, phần trước và sau có hình giọt nước thích hợp vận động trong nước ra, thì trong cơ thể của cá còn có một túi bong bóng chứa đầy khí là cơ quan điều tiết chủ yếu nổi lên chìm xuống trong nước của cá. Thể khí trong bong bóng cá, ngoài phần đầu khi nổi lên mặt nước trực tiếp hít vào thông qua một đường khí rất ngắn, ở trong nước cũng có thể dựa vào những tế bào đỏ phong phú trong mang để hút lấy khí hoà tan ở trong nước.

Chúng ta đều có kinh nghiệm như sau: khi một quả bóng kim loại chứa đầy khí thì có thể nổi ở trên mặt nước bập bềnh theo sóng; khi thể khí bay ra ngoài không khí thì khó có thể tránh khỏi giống như quả cân vậy, sẽ chìm thẳng xuống nước.

Cá chủ yếu dựa vào mức độ chứa khí nhiều hay ít ở trong bong bóng cá để điều chỉnh vị trí ở trong nước. Nhưng khi phần đuôi của cá vận động mạnh cùng với tác dụng ngược lại mà sau khi nuốt nước vào trong miệng do khe hở hai bên mang phun ra xuất hiện, cũng là sức mạnh quan trọng để nó có thể nhanh chóng nổi được ở trong nước.

Cá sống ở trong nước với độ sâu khác nhau, còn có thể thay đổi thông qua dung lượng khí trong bong bóng cá, để làm cho tỉ trọng của cơ thể gần giống như mật độ của vùng nước xung quanh và để giữ cho chúng ở tư thế ổn định bất động trong nước.

Ngoài ra, vây ở trên mình cá cũng có tác dụng quan trọng về phương diện này, ví dụ vây lưng và vây rốn cá đối với việc ngăn chặn lùi và quẫy sang hai bên là chắc chắn không thể thiếu được. Có người đã từng đưa ra thử nghiệm, thả lại con cá đã mất đi vây lưng và vây rốn vào trong nước, thì con cá đó cũng không thể duy trì được tư thế ổn định khoan thai như trước nữa. Phía trước phần bụng có một đôi vây lửng, để triệt tiêu lực phản tác dụng do dòng nước không ngừng phun ra khi chúng vận động thở mang đến, nó cũng thường phải vận động để có thể duy trì được trạng thái ổn định trong nước.”

Twitter Facebook LinkedIn

Dù có là một tay bơi lặn cừ khôi đi nữa, bạn cũng không thể đang từ dưới sâu vọt lên mặt nước, hoặc ngược lại. Nhưng các loài cá thì có thể. Đó là vì chúng có chiếc bong bóng trong bụng luôn chứa đầy không khí. Sự thay đổi áp suất của bong bóng giúp chúng điều chỉnh vị trí dễ dàng.
 

Tại sao cá biết bơi

Minh họa: Lâm Thao

Không khí được nạp vào bong bóng theo hai con đường: Hoặc là cá nổi lên mặt nước, lấy không khí trực tiếp qua đường khí quản rất nhỏ ở đầu, hoặc chúng lấy không khí ngay trong nước qua các tế bào đỏ ở mang. Các loài cá điều chỉnh vị trí trong nước chủ yếu nhờ vào việc làm thay đổi áp suất không khí trong bong bóng (khi muốn nổi lên, nó nạp đầy không khí vào, muốn lặn xuống, nó lại nhả ra). Đồng thời, chúng quẫy đuôi rất mạnh và đớp đầy một lượng nước vào miệng rồi nhả qua hai mang, tạo thành một lực phản lực đẩy nó bơi lên hoặc lặn xuống rất nhanh.

Ở từng độ sâu khác nhau, cá điều chỉnh dung lượng không khí trong bong bóng để cân bằng tỷ trọng của cơ thể với mật độ của nước, nhằm giữ thăng bằng. Tất nhiên những chiếc vây cũng có tác dụng quan trọng trong động tác giữ thăng bằng của cá: vây lưng, vây bụng, vây ngực và   vây hậu môn giúp cho cá không bị ngả nghiêng.

Tại sao cá biết bơi

Tổ tiên của cá voi là loài thú đất liền có kích cỡ bằng chó sói.

Một nhóm khoa học quốc tế công bố kết quả này hôm qua, sau khi đã nghiên cứu các hóa thạch cá voi.

Quảng cáo

Các nhà khoa học tin rằng tổ tiên của bộ cá voi (gồm cá voi, cá heo mỏ và cá heo) là những động vật trên cạn. Trong quá trình tiến hóa, chúng đã rời xa đất liền và trườn dần xuống biển để trốn tránh kẻ thù hoặc tìm kiếm thức ăn. Dần dần, những con thú này tiêu biến các chi và trở nên thích nghi hoàn toàn với đời sống dưới nước. Cho đến một thập kỷ trước đây, khoa học mới chỉ biết rất ít về quá trình chuyển tiếp này. Nhưng nay, các hóa thạch mới phát hiện được đã lấp phần nào khoảng trống lịch sử đó, trong đó có lời giải cho việc làm thế nào cá voi có thể trở thành những tay bơi lượn cự phách mà không hề chóng mặt.

Quảng cáo

Đó là vì tai trong (hệ thống kênh bán khuyên chịu trách nhiệm về cảm giác thăng bằng) của cá voi nhỏ hơn nhiều kích thước cơ thể nếu so với các loài khác. Hệ thống này có ở tất cả các loài thú, trong đó có con người. Chúng ta chỉ ý thức được vai trò của nó khi có trục trặc xảy ra, chẳng hạn khi uống rượu, bị ốm hay lái xe qua những đoạn cua gấp. Ở cá voi, kích cỡ tai trong so với kích cỡ cơ thể là quá nhỏ (chẳng hạn tai trong của người còn lớn hơn là của cá voi xanh), vì thế kém nhạy cảm hơn nhiều. Những chuyển động ngoặt, lượn gấp hay xoay tròn không hề khiến chúng chóng mặt.

Cũng theo các nhà nghiên cứu Anh, Ấn Độ, Pakistan và Mỹ, quá trình "thu gọn" tai trong diễn ra rất nhanh sau khi chúng vĩnh biệt đất liền vào khoảng 45 triệu năm trước. Chỉ trong một "cái chớp mắt tiến hóa" dài khoảng 10 triệu năm, những con cá voi nguyên thủy chậm chạp trên mặt đất đã trở thành những tay thợ lặn cừ khôi. Và cũng không có một loài chim, thú hay bò sát nào biến đổi cơ quan thăng bằng nhiều như chúng.

B.H. (theo BBC)
 

Hay nhất

Theo mình thì vì cá có mang nên phải sống trong nước (sinh học ). Và vì đó là đặc điểm của nó nên nó phải "sống" trong đó. Nước là môi trường sống của nó , chỉ bơi được ở trong nước thôi. ý nói là hai sự vật luôn gắn liền với nhau, quan hệ hữu cơ với nhau. Thế thôi. Nếu bạn biết đáp án thì xin liên hệ với mình nhé. Câu hỏi hay và nhiều tầng nghĩa.