Tại sao chọn màu áo nâu trong đạo phật

MÀU SẮC PHÁP PHỤC TRONG PHẬT GIÁO

       - Thời kỳ Phật giáo bộ phái thì có 5 bộ phái: màu sắc y phục khác nhau

Hoá địa Bộ: màu xanh - Đại chúng Bộ: màu vàng - pháp Tạng Bộ: màu đỏ-Thuyết nhất hữu bộ: màu đen - Ẩm quang Bộ: màu mộc lam.

       Màu hoại sắc có 3 loại: màu rỉ đồng hoặc thâm màu bùn, màu vàng nghệ (màu đất nung). Đây là ba màu cà sa như pháp. Màu y vàng tượng trưng cho năng lực chánh niệm làm nền tảng để thành tựu định huệ. Màu vàng còn là màu của Tuệ giác tượng trưng cho sự siêu việt thế gian, buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát.

       Việt Nam đặc điểm dung hội nhiều hệ phái phật giáo như Bắc tông (đa số), Nam tông, Khất sĩ, Hoa tông... nên màu sắc của Tăng Ni rất đa dạng, có nhiều khác biệt.

Chư Tăng Bắc tông ngoài 3 y còn có thường phục là bộ đồ ngắn, áo dài (áo nhật bình, áo tràng).

       Thường phục gồm 2 màu chủ đạo là màu nâu sòng và màu lam. Màu nâu sòng là màu tối màu của đất, không đẹp tượng trưng cho sự giản dị, chân chất, bền bỉ, trầm mặc, có khả năng kham nhẫn, chịu thương chịu khó. Mặt khác màu nâu sồng còn tượng trưng cho sự thanh đạm, nhưng đầy hùng lực của đời sống phạm hạnh, ly tục.

Màu khói lam cũng là màu thường phục của Tăng Ni đồng thời là màu lễ phục của phật tử. Màu lam là màu hoà hợp, không rực rỡ cũng không quá u trầm. Màu lam tượng trưng cho tinh thần bình đẳng, hoà đồng, tinh tấn và nhẫn nhục của con người đệ tử phật. Đặc điểm của màu lam là dễ dơ nhưng khó thấy, giống như tâm chúng sanh bao gồm nhiễm ô và thanh tịnh. Tịnh hay nhiễm cũng đều xuất phát từ nơi tâm. Nếu cho phiền não, nhiễm ô dấy khởi thì che khuất phần thanh tịnh sáng suốt và ngược lại nếu xa lìa phiền não, tham ái thì chân tâm Phật tánh ngày càng hiển lộ. Vì thế khoác lên mình màu áo lam để nhắc nhở người con phật nỗ lực tu tập, thực hành chánh pháp.

  Tăng Ni đắp y theo truyền thống màu vàng tươi hay vàng sẫm thuộc hệ Khất sĩ.

   Chư Tăng Nam tông đắp y truyền thống và thường là màu nâu đỏ, đỏ sẫm hay vàng sẫm.

  Vị “Ni “đắp y màu trắng là tu nữ thuộc Phật giáo Nam tông, tuy có hình thức xuất gia nhưng thực chất những vị này chỉ là cư sĩ, thọ 8 hoặc 10 giới để tu tập.

  Trường hợp chư Tăng mặc thường phục toàn màu vàng là những vị  cao đức hoặc thiền sinh các thiền viện. Phật tử mặc áo tràng màu nâu đen thuộc đạo trong Phật giáo Hoa tông chủ yếu là người Việt gốc Hoa. Tuy màu sắc y phục có sự khác nhau do đặc điểm hệ phái, tông phái nhưng tất cả đều tu tập theo lời Phật dạy và hoà hợp bình đẳng trong giáo pháp của Như Lai.

---------]---------

Đôi nét về y phục của Phật giáo Việt Nam

Y phục của các tăng, ni theo đạo Phật có nhiều tên gọi như: pháp phục, pháp y, hoại nạp phục, hoại sắc phục, ứng pháp diệu phục, liên hoa phục, giải thoát phục, giải thoát tràng tướng phục, xuất thế phục, ly trần phục, vô cấu phục, cà sa…

Y phục Phật giáo ở nước ta rất phong phú và đa dạng, điều này được nhận thấy rõ nhất ở những buổi thực hiện nghi lễ và thường nhật. Nhìn vào y phục của người xuất gia cũng thấy được các hệ phái trong Phật giáo. Phật giáo Việt Nam có nhiều hệ phái, trong đó chủ yếu là hệ phái Bắc tông và Nam tông. Do có nhiều điểm khác nhau về hình thức cũng như màu sắc của pháp phục từng hệ phái, cho nên chính những người xuất gia của từng hệ phái cũng không muốn thay đổi y phục đặc trưng riêng của hệ phái mình.

Đang xem: Trang phục bắc tông và nam tông

Tại sao chọn màu áo nâu trong đạo phật

Điều dễ nhận thấy hình ảnh những chiếc áo màu nâu, màu vàng, màu lam hay chàm gợi nên những hình ảnh đời sống đơn giản, bình dị của người người xuất gia. Đại đức Thích Tâm Định, trụ trì chùa Linh Quang, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định cho biết: những màu sắc đó là màu của đất, của khói hương, của cây lá, củ, rễ, rất gần gũi giản dị với đời thường. Điều đặc biệt, trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay thì màu sắc này cho ta nhận thấy chốn tu hành thật yên bình. Bài viết này tôi đề cập chi tiết hơn tới y phục của Phật giáo Bắc tông Việt Nam.

Tại sao chọn màu áo nâu trong đạo phật

Y phục của Phật giáo Bắc tông Việt Nam hiện nay gồm: y phục thường nhật và y phục nghi lễ. Y phục thường nhật chia làm 2 loại: thường phục trong chùa và thường phục tiếp khách. Theo truyền thống, y phục mặc trong chùa là áo màu vàng, màu nâu, màu lam và quần dài. Người mới xuất gia (hay còn gọi là sadi, chú tiểu) thì thường mặc màu lam. Khi tiếp khách hoặc ra ngoài thì áo dài màu nâu dành cho chư tăng, áo dài màu lam dành cho chư ni. Thượng tọa Thích Gia Quang cho biết hiện nay có một số nhà sư thường nhật hay mặc áo màu vàng. Việc mặc áo màu vàng hay màu nâu không thể hiện chức danh cao hay thấp, không thể hiện nhà sư đó cao quý hay thấp hèn. Màu áo vàng mặc thường nhật mới xuất hiện vài năm gần đây. Áo thường nhật và áo nghi lễ hình thức khác nhau, lớn nhất ở ống tay áo. Ống tay áo thường nhật nhỏ, còn ống tay áo nghi lễ rộng hơn. Y phục nghi lễ hay còn gọi là lễ phục, là những loại áo mặc khi thực hiện các nghi lễ Phật giáo. Loại lễ phục này được các tăng ni Phật giáo Bắc tông gìn giữ đến ngày nay. Đặc biệt, trong lễ phục của Phật giáo Bắc tông còn có áo hậu, đối với chư tăng mặc áo màu vàng, chư ni áo màu lam.

Tại sao chọn màu áo nâu trong đạo phật

Ngoài y phục thường nhật và lễ phục người tu hành còn có thêm áo càsa màu nâu hoặc màu vàng tùy theo cấp bậc. Áo càsa là một mảnh vải gần như hình vuông, do nhiều miếng vải nhỏ ghép lại theo quy cách nhất định.

Xem thêm: Kiểu Tóc Cho Mặt Vuông Tròn Nữ Mặt Vuông Tròn Được Yêu Thích Nhất

Theo truyền thuyết trong đạo Phật, chiếc áo càsa được hình thành từ những miếng vải của nhân dân tứ phương góp lại cho người tu hành. Khi có nhiều mảnh vải rồi, các nhà sư cung thỉnh xin đức Phật cho biết nên may áo theo kiểu cách nào. Nhân đi qua một cánh đồng, đức Phật liền chỉ tay và truyền may theo hình các thửa ruộng. Chính vì lẽ đó mà tấm áo càsa còn có tên là pháp phúc điền, ý cầu mong lúa gạo nhiều, chúng sinh no ấm.

Tại sao chọn màu áo nâu trong đạo phật

Phật giáo Nam tông hay còn gọi là Phật giáo nguyên thủy bởi cách sinh hoạt giống với cách sinh hoạt của tăng đoàn thời đức Phật. Trong đó, y phục của tu sĩ Nam tông được mô phỏng giống với y phục của chư tăng thời đức Phật còn tại thế. Nhà sư theo phái Namtông, trang phục không may thành quần áo như phái Bắc tông mà chỉ dùng vải màu vàng vắt trên người. Điều đó có nghĩa là, các sư Nam tông quấn y thay vì “vận y” bởi chiếc y của chư tăng là một tấm vải lớn, được may lại từ những mảnh vải nhỏ.

Mỗi khi nhìn thấy người xuất gia mặc lễ phục hay thường phục thì hình ảnh ấy vẫn đầy tự hào về nét riêng của tu sĩ Phật giáo Việt Nam.

Xem thêm: ‎Stockx – Stockx Sneakers (@Stockxsneakers) · Twitter

Như vậy, chúng ta thấy, dù hệ phái Nam tông hay Bắc tông, kiểu cách và màu sắc của y không có một sự đồng nhất hoàn toàn, nhưng chính sự không đồng nhất ấy đã tạo nên nét riêng của mình qua pháp phục.