Tại sao đa số đột biến là có hại

Câu 2 trang 152 SGK Sinh học 12 nâng cao.       Phần lớn alen đột biến là alen lặn khi ở thể dị hợp không biểu hiện thành kiểu hình, thường biểu hiện khi ở thể. Bài 37: Các nhân tố tiến hóa

Tại sao đa số đột biến là có hại

Vì sao đa số đột biến là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu tiến hoá ? Vì sao đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu ?

Tại sao đa số đột biến là có hại

–      Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ sự tương tác trong từng tổ hợp gen, tuỳ sự thay đổi của môi trường.

Quảng cáo

–      Phần lớn alen đột biến là alen lặn khi ở thể dị hợp không biểu hiện thành kiểu hình, thường biểu hiện khi ở thể đồng hợp.

–      Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST, nói chung ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể so với đột biến NST.

Tuy tần số đột biến của từng gen thường rất thấp, nhưng một số gen dễ đột biến, tần số đó có thể lên tới 10–2. Mặt khác, vì thực vật, động vật có hàng vạn gen nên tỉ lệ giao tử mang đột biến về gen này hay gen khác là khá lớn.

 Đột biến là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu tiến hóa vì:

   + Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy sự tương tác trong từng tổ hợp gen, tùy sự thay đổi của môi trường.

   + Phần lớn alen đột biến là alen lặn khi ở thể dị hợp không biểu hiện thành kiểu hình, thường biểu hiện khi ở thể đồng hợp.

   + Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST, nói chung ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể so với đột biến NST.

- Đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu vì: Tuy tần số đột biến của từng gen thường rất thấp, nhưng một số gen dễ đột biến, tần số đó có thể lên tới 102. Mặt khác, vì thực vật, động vật có hàng vạn gen nên tỉ lệ giao tử mang đột biến về gen này hay gen khác là khá lớn.

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Vì sao đa số đột biến gen và NST lại gây hại cho cơ thể?” cùng với kiến thức mở rộng về Đột biến gen là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi:Vì sao đa số đột biến gen và NST lại gây hại cho cơ thể?

Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên NST nên thường gây hại cho sinh vật.

Ví dụ: Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.

Kiến thức mở rộng về Đột biến gen

1. Đột biến gen là gì?

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, trong tự nhiên, các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số thấp

- Đột biến điểm là đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit. Thể đột biến là cá thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình.

- Phân loại đột biến điểm:

+ Đột biến thêm một cặp nuclêôtit.

+ Đột biến mất một cặp nuclêôtit.

+ Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

2. Nguyên nhân cơ chế phát sinh đột biến gen

- Do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá trình tự nhân đôi của ADN.

- Tác động của các tác nhân vật lí, hóa học và sinh học của môi trường.

- Đột biến có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên hay do con người tạo ra (đột biến nhân tạo).

* Đột biến gen có thể được phân loại thành hai loại chính đó là:

- Đột biến di truyền:Đột biến được di truyền từ cha mẹ và hiện diện trong suốt cuộc đời của một người ở hầu hết mọi tế bào trong cơ thể. Những đột biến này còn được gọi là đột biến dòng mầm vì chúng có trong tế bào trứng hoặc tinh trùng của bố mẹ, chúng còn được gọi là tế bào mầm. Khi trứng và tế bàotinh trùnghợp nhất,tế bào trứngđược thụ tinh sẽ nhận được DNA từ cả bố và mẹ. Nếu DNA này có đột biến, đứa trẻ lớn lên từ trứng được thụ tinh sẽ có đột biến trong mỗi tế bào của mình.

- Đột biến mắc phải(hoặc soma): Xảy ra vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của một người và chỉ có ở một số tế bào nhất định chứ không phải ở mọi tế bào trong cơ thể. Những thay đổi này có thể được gây ra bởi các yếu tố môi trường như bức xạ tia cực tím từ mặt trời hoặc có thể xảy ra nếu lỗi xảy ra khi DNA tự sao chép trong quá trình phân chia tế bào. Các đột biến có được trong tế bào xôma (tế bào không phải tế bào tinh trùng và tế bào trứng) không thể truyền cho thế hệ sau.

3. Ý nghĩa của đột biến gen

- Đột biến gen có thể gây ra cả những tác hại tốt và xấu tùy vào từng trường hợp cụ thể. Đột biến gen có ý nghĩa trong cả tiến hóa và chọn giống do tạo ra nhiều alen mới, từ đó tạo ra những kiểu hình mới.

+ Trong tiến hóa: Đột biến gen ở người và động vật có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, nâng cao sức sống và khả năng đề kháng. Đồng thời, đây cũng là nguyên liệu quan trọng trong quá trình chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.

+ Trong chọn giống: đột biến gen có thể trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng cho việc chọn giống, đặc biệt là thông qua đột biến nhân tạo, con người có thể tạo ra những loài động, thực vật có nhiều ưu điểm và đặc tính tốt hơn.

4. Các bệnh do đột biến nhiễm sắc thể gây ra

Hội chứng Down - bệnh thường gặp ở thể dị bội

- Đây là hội chứng người bệnh thừa NST số 21, rối loạn di truyền xảy ra trong phôi thai. Người mắc bệnh Down thường phát triển chậm về mặt nhận thức, cổ rụt, mũi dẹt, miệng há, mắt xếch, cổ rụt, đầu bé, lưỡi thè,..

Hội chứng Klinefelter

- Hội chứng này xảy ra ở nam giới không phân li NST. Người mắc hội chứng Klinefelter có cặp NST giới tính X, thay vì một NST. Có khoảng 70% nam giới có biểu hiện như giảm trí nhớ ngắn hạn, mù màu, tuyến vú phát triển, tinh hoàn nhỏ, mù màu và có những biểu hiện của nữ giới. Ngoài ra, bệnh nhân còn có một số biểu hiện rối loạn về hành vi và tâm lý, ảnh hưởng xấu đến cơ quan người mắc phải.

Bạch tạng

- Nguyên nhân của bệnh bạch tạng là do có những biến đổi bất thường trong gen lặn nằm ở NST thường. Đây là bệnh biểu hiện ở ngoài da là chủ yếu, da của họ thường dễ bắt nắng và dễ mắc bệnh ung thư da. Ngoài ra thị lực cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Hội chứng Edward

- Trisomy 18 là tên gọi khác của hội chứng này bởi bộ gen thừa NST số 18. Mỗi em bé sẽ nhận được 46 NST (23 NST từ mẹ và 23 NST từ bố). Tuy nhiên, trong trường hợp này, em bé sẽ có 3 bản sao của bộ NST số 18. Em bé khi sinh ra thường mang các biểu hiện như đầu nhỏ, hàm nhỏ, các ngón tay chồng chéo gây khó khăn trong việc cầm nắm, trí tuệ ảnh hưởng nghiêm trọng. Hội chứng Edward rất nguy hiểm bởi tỉ lệ em bé sống sót khi sinh ra là rất hiếm, chỉ khoảng 5 - 10%.

Vì sao đột biến gen có hại cho sinh vật

Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh lớp 9 quan tâm. Hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Trong bài viết hôm nay Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, vai trò của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất là gì. Thông qua tài liệu này các bạn biết cách giải được bài tập 2 trang 64 SGK Sinh học 9. Ngoài ra các bạn học sinh tham khảo thêm: vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù, phân biệt thường biến và đột biến. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì đột biến gen thể hiện ra kiểu hình. Chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên. Từ đó gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein.

Đa số các đột biến gen tạo ra gen lặn và có hại, chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp thì một gen có hại có thể trở thành có lợi. Trong thực tế, người ta thường gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi cho bản thân sinh vật và cho con người.

Cách 2

Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình, thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Chúng có ý nghĩa với chăn nuôi, trồng trọt vì trong thực tế có những đột biến gen có lợi cho con người. Chẳng hạn:

  • Đột biến tự nhiên cừu chân ngắn ở Anh, làm cho chúng không nhảy được qua hàng rào để vào phá vườn.
  • Đột biến tăng khả năng thích ứng đôì với điều kiện đất đai và đột biến làm mất tính cảm quang chu kì phát sinh ở giông lúa Tám thơm Hải Hậu dã giúp các nhà chọn giống tạo ra giống lúa Tám thơm đột biến trồng được 2 vụ/năm, trên nhiều điều kiện đất đai, kể cả vùng đất trung du và miền núi.

Cách 3

Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Vai trò của đột biến gen: đột biến gen đa số tạo ra các gen lặn, chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong môi trường thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn có hại có thể trở thành có lợi, làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với các điều kiện ngoại cảnh, có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt. Ví dụ: Đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa…

2. Vai trò đột biến gen

Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa, nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống đối với một số loài sinh vật. Nó cũng là công cụ đề các nhà khoa học nghiên cứu các quy luật di truyền.

Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất

Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống. Ở một số đối tượng như vi sinh vật và thực vật, các nhà khoa học thường chủ động sử dụng các tác nhân đột biến để tạo ra các giống mới có lợi.

Trong chăn nuôi, trồng trọt, đột biến gen làm xuất hiện các biến dị di truyền, làm nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống. Gây đột biến nhân tạo là một trong các phương pháp chọn giống thực vật hiện đại và có hiệu quả cao, góp phần tạo nên những tính trạng quý ở cây trồng.

Ví dụ:

  • Ở nước Anh, người ta đột biến tự nhiên cừu chân ngắn, làm cho chúng không nhảy được qua hàng rào để vào phá vườn.
  • Ở nước ta, các nhà chọn giống tạo ra giống lúa Tám thơm đột biến trồng được hai vụ/năm, trên nhiều điều kiện đất đai, kể cả vùng đất trung du và miền núi.

Vai trò của đột biến gen trong tiến hóa

Đột biến gen cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. Nó tạo ra các alen mới trong quần thể, làm phong phú vốn gen của quần thể, khiến cho vật chất di truyền ngày càng đa dạng. Đây cũng là cơ sở để hình thành loài mới.

Trong tiến hóa, tính chất có lợi hay có hại của một đột biến gen chỉ là tương đối (có trường hợp này thì có lợi, có trường hợp khác có hại). Có trường hợp ở trạng thái dị hợp lại làm tăng sức sống, sức chống chịu của cơ thể đối với một số bệnh. Cho nên, đột biến gen vẫn được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn lọc tự nhiên.

3. Ví dụ về đột biết gen phát sinh trong tự nhiên

- Đột biến do con người tạo ra:

  • Tạo ra đột biến mai vàng 150 cánh.
  • Sầu riêng cơm vàng hạt lép (ở Cái Mơn - Bến Tre).

- Đột biến phát sinh trong tự nhiên:

  • Bò 6 chân
  • Củ khoai có hình dạng giống người.
  • Người có bàn tay 6 ngón.