Tại sao điểm tín dụng thấp

Điểm tín dụng của bạn bị giảm xuống sẽ làm bạn nghiễm nhiên nằm trong “danh sách đen” của một tổ chức tín dụng. Các ngân hàng rất e ngại các đối tượng có điểm tín dụng thấp khi xét duyệt mở thẻ tín dụng Mastercard/ Visa hay cho vay. Khách hàng nào có điểm tín dụng thấp cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình vay tín chấp ở các ngân hàng khác. Do đó, bạn cần biết những cách thức khác nhau để giúp cải thiện điểm tín dụng ngay hôm nay.

Chủ động thanh toán tiền nợ đầy đủ và đúng hạn

Đây được xem là một trong những cách để làm tăng điểm tín dụng của bạn một cách hiệu quả nhất. Vì uy tín của khách hàng đến từ những lần trả nợ này. Nếu bạn trả nợ tốt, nhanh và đầy đủ thì bạn sẽ ngay lập tức lấy lại được phần nào niềm tin của ngân hàng đối với bạn. Nếu việc thanh toán nợ của bạn được duy trì thường xuyên thì chắc chắn ngân hàng sẽ xem xét tăng hạn mức thêm cho bạn khi đến kỳ hạn.

Không phát sinh thêm nợ mới nếu chưa trả xong nợ cũ

Nếu bạn chưa hoàn tất việc thanh toán nợ của tháng cũ thì tốt nhất hãy khoan có thêm nợ mới. Bởi vì mỗi ngân hàng sẽ thường có thời gian ân hạn cho bạn có thể trả nợ mà không tính lãi suất. Nếu trong thời gian này bạn chưa trả xong nợ mà vẫn còn tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng để vay nợ thêm thì chắc chắn bạn sẽ bị rơi vào tình trạng giảm điểm tín dụng một lần nữa. Chính vì lẽ nó, hãy luôn cẩn thận với những khoản nợ từ thẻ tín dụng để tránh bị tính thêm lãi suất đồng thời còn mất điểm tín dụng nữa bạn nhé!

Mở thẻ Timo Visa – Nhận ngay hàng loạt ưu đãi

Miễn phí phát hành thẻ & phí thường niên trọn đời

Sở hữu thẻ tín dụng dễ dàng chỉ với sao kê lương từ 6 triệu VND

Được chấp nhận ở 62.000 địa điểm trong nước và 30 triệu địa điểm toàn cầu

Hạn mức tín dụng lên đến 500 triệu VND, có thể rút tiền mặt đến 50% hạn mức

Thẻ được bảo mật an toàn, đóng và mở thẻ trực tiếp trên ứng dụng Timo!

Hạn chế dùng tài sản đảm bảo để bảo lãnh cho những khoản vay của người khác

Đây là một hành động vô cùng rủi ro. Nếu như người mà bạn bảo lãnh thanh toán không đúng hạn thì chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến bạn. Ngân hàng sẽ cho rằng tài sản đảm bảo bạn dùng cho thẻ tín dụng ngân hàng không còn ổn định nữa. Từ đó, điểm tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng và khả năng tăng hạn mức thấp.

Hạn chế sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng từ nhiều ngân hàng

Việc sử dụng thẻ tín dụng từ nhiều ngân hàng khác nhau tức là bạn một lúc sẽ có nhiều khoản nợ tín dụng. Trong khi đó, bạn chỉ có một khoản thu nhập hoặc tài sản đảm bảo. Ngân hàng sẽ “lo lắng” cho khả năng chi trả của bạn cho tất cả thẻ tín dụng bạn đang sở hữu. Bởi rủi ro đến từ việc thanh toán nợ trễ của một trong các bên này là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Không nên xài vượt ngưỡng hạn mức cho phép

Mỗi ngân hàng khi phát hành các sản phẩm thẻ tín dụng đều cấp một hạn mức thẻ nhất định, bạn chỉ có thể chi tiêu trong khoản hạn mức này. Nếu vượt ngưỡng thì vẫn được nhưng ngân hàng sẽ thông báo bạn đã chi tiêu vượt ngưỡng hạn mức cho phép và có những mức phí phạt. Không những thế, điểm tín dụng của bạn cũng sẽ giảm theo.

Đừng nên nhảy việc quá nhiều

Nhảy việc biểu hiện của người có công việc làm không ổn định, chính vì thế ngân hàng cũng sẽ cảnh giác với những người nhảy việc. Do đó điểm tín dụng của bạn vì thế cũng giảm. Cách tốt nhất là đừng nên thường xuyên nhảy việc. Hãy cố gắng chọn công ty nào đó đãi ngộ tốt và bạn sẵn sàng gắn bó với công ty trong thời gian dài sắp tới.
Lợi ích của thẻ Mastercard/Visa Credit rất rõ ràng nhưng để tận dụng được, bạn cần phải có điểm tín dụng tốt đã. Những “bí quyết” trên được Timo tổng hợp từ rất nhiều khách hàng đã sở hữu Timo VISA. Nếu sử dụng tốt, khách hàng sẽ được xét hạn mức lên đến 100 triệu đồng dễ dàng. Còn bạn thì sao? Nếu điểm tín dụng của bạn còn thấp, hãy nhanh cải thiện ngay từ bây ngờ với những gợi ý trên nhé!

Bạn chưa từng vay mượn nợ ở bất kì Ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào, bạn tự hào vì lịch sử tín dụng của bạn quá trong trắng? Nhưng điều này không chứng tỏ bạn là một khách hàng tốt khi đi vay. Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng có rủi ro hay không có uy tín hay không dựa vào điểm tín dụng của khách hàng. Vậy điểm tín dụng là gì và nó được tính như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng (FICO) đây là điểm số mà các tổ chức tài chính dùng để đánh giá sự uy tín của bạn khi sử dụng các hình thức cho vay của tổ chức đó. Điểm số của bạn càng cao bạn càng được đánh giá tốt. Mức điểm 740 được đánh giá là rất tuyệt vời và nó sẽ giúp bạn có được mức lãi suất tốt khi giao dịch với Ngân hàng.

Tìm hiểu thêm: CIC Là Gì? Kiểm Tra CIC Online Đơn Giản & Nhanh Chóng?

Mục đích điểm tín dụng để làm gì?

Số điểm này rất có ích cho bạn khi bạn vay nợ ở bất kì Ngân hàng và tổ chức tín dụng nào. Các tổ chức thường ấn định lãi suất dựa trên khung điểm tín dụng của bạn. Đó là lí do bạn thấy những cá nhân thường giao dịch với Ngân hàng có được mức lãi suất ưu đãi khi vay Ngân hàng.Không chỉ Ngân hàng, ngày nay các công ty bảo hiểm, bất động sản, các công ty cho vay cũng dựa vào điểm tín dụng để đánh giá đó có phải là một khách hàng uy tín không. Nếu trước giờ bạn chưa vay mượn nợ Ngân hàng đồng nghĩa với lịch sử tín dụng của bạn quá trong trắng. Ngân hàng đánh giá các khách hàng này rủi ro cao ngang ngửa các khách hàng trong nhóm nợ xấu.

Vậy nên đừng quá tự hào nếu trước giờ bạn chưa từng vay mượn nợ, hãy bắt đầu tập cách tận dụng nguồn tiền của ngân hàng bằng một chiếc thẻ tín dụng. Đây là hình thức vay ngân hàng dễ dàng và tiện lợi nhất. Mỗi chiếc thẻ tín dụng đều rất có giá trị. Đặc biệt lợi ích thẻ tín dụng Mastercard / Visa còn ở xuyên quốc gia. Biết cách sử dụng thẻ tín dụng sẽ giúp nâng điểm tín dụng của bạn lên nhanh chóng hơn.

Điểm tín dụng được tính như thế nào?

Điểm tín dụng được tạo ra dựa trên thông tin trong báo cáo tín dụng theo những tiêu chuẩn rất chặt chẽ của Fair Issac với những trọng số cơ bản: 35% lịch sử thanh toán, 30% số nợ, 15% lịch sử, 10% tín dụng mới, 10% loại tín dụng được sử dụng.

  • Lịch sử thanh toán là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định điểm số, nó cho biết bạn có trả chậm trả trễ ở bất kì ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào không.
  • Yếu tố thứ hai, ít phức tạp hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng. Chỉ số này cho biết “tỷ lệ sử dụng” của bạn, đó chính là số tiền bạn đã sử dụng trên tổng số tín dụng bạn được cấp. Các tổ chức cho vay đánh giá những người chi tiêu gần hết hạn mức tín dụng sẽ không có khả năng chi trả hoặc trả trễ.
  • Yếu tố thứ ba là lịch sử tín dụng, được xác định bằng độ tuổi trung bình của các tài khoản tín dụng. Bạn càng có lịch sử tín dụng càng sớm, bạn càng được nhận được nhiều sự ưu tiên từ cá tổ chức cho vay.
  • Hai yếu tố cuối chính là mức độ mở tài khoản mới, mở một tài khoản tín dụng mới sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến điểm số của bạn và việc kết hợp các tài khoản tín dụng khác nhau (loại tín dụng gồm thế chấp, khoản vay sinh viên, khoản vay tiêu dùng) một cách khôn ngoan cũng giúp nâng cao điểm số của bạn.

Nhiều người thường đơn thuần nghĩ rằng báo cáo tín dụng chỉ là một hồ sơ theo dõi lịch sử thanh toán trong suốt thời gian giao dịch với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nhưng đó không hẳn là lí do cho sự ra đời và tồn tại của nó. Một bộ phận quan trọng trong báo cáo tín dụng chính là điểm tín dụng. Loại điểm này cũng có ý nghĩa quan trọng như điểm GPA của các bạn sinh viên. Nếu như GPA giúp đánh giá sự vượt trội của bạn so với người khác trong học tập thì điểm tín dụng giúp xếp hạng bạn là một cá nhân rất đáng tin cậy. Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu chứng minh sự uy tín của mình bằng một chiếc thẻ tín dụng Timo VISA đấy!

Mở thẻ Timo Visa – Nhận ngay hàng loạt ưu đãi

Miễn phí phát hành thẻ & phí thường niên trọn đời

Sở hữu thẻ tín dụng dễ dàng chỉ với sao kê lương từ 6 triệu VND

Được chấp nhận ở 62.000 địa điểm trong nước và 30 triệu địa điểm toàn cầu

Hạn mức tín dụng lên đến 500 triệu VND, có thể rút tiền mặt đến 50% hạn mức

Thẻ được bảo mật an toàn, đóng và mở thẻ trực tiếp trên ứng dụng Timo!

Ở phần 1, bạn đã biết các thông tin cơ bản về điểm tín dụng và xếp hạng điểm tín dụng. Tại phần II này, chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn cách để kiểm tra tình trạng tín dụng cá nhân, những lý do khiến điểm tín dụng xấu đi và cách tránh bị liệt kê vào danh sách tín dụng nguy hiểm như thế nào?

Tại sao điểm tín dụng thấp

1. Kiểm tra tình trạng tín dụng cá nhân ở đâu?

Bạn có thể liên hệ các Trung tâm Thông tin Tín dụng (TTTTTD) để nhờ xuất một báo cáo tín dụng. Bạn có thể kiểm tra nội dung báo cáo và đề nghị TTTTTD hoặc ngân hàng/ TCTD khác điều chỉnh khi phát hiện có sai sót.

Để được cung cấp báo cáo tín dụng cá nhân, bạn cần phải chuẩn bị các giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc giấy tờ pháp lý có liên quan và đến TTTTTD để làm thủ tục xuất báo cáo. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi và tính bảo mật cho hồ sơ bạn.

2. Vì sao bạn bị xếp hạng tín dụng xấu:

Dù quá bận rộn và quên mất lịch trả nợ, mất khả năng thanh toán khi đang thanh toán nợ vay tại ngân hàng/ TCTD hay vì bất cứ lý do nào đi chăng nữa, bạn cũng sẽ bị liệt kê vào danh sách nợ xấu nếu:

  • Chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng trong thẻ tín dụng.
  • Chậm hoặc không thanh toán tiền vay liên tục.
  • Mất khả năng thanh toán nợ dẫn đến tài sản thế chấp bị xử lý, gán nợ.
  • Bị khởi tố do không thanh toán nợ ngân hàng, tổ chức, cá nhân khác.

3. Làm sao để nâng điểm tín dụng cá nhân:

– Việc đầu tiên và quan trọng nhất giúp bạn thay đổi tình trạng tín dụng xấu đó chính là thanh toán các khoản nợ đúng hạn.

– Tiếp theo bạn cần phải tìm mọi cách để trả nợ dứt điểm hoặc trả bớt, một phần các khoản nợ. Khi các khoản nợ ít hơn, điểm tín dụng của bạn sẽ được nâng lên, hạn mức tín dụng của bạn cũng được mở rộng thêm.

– Vay trong khả năng chi trả của bạn. Bạn cần xác định các khoản thu nhập và khả năng chi trả của mình trước khi quyết định vay ngân hàng, việc này sẽ giúp bạn hạn chế phát sinh nợ và chậm trả nợ đúng tiến độ, khiến điểm tín dụng của bạn tụt dốc thảm hại.

– Bạn không nên vay nhiều khoản liên tục, việc đó sẽ khiến bạn bị nợ bủa vây, khả năng chi trả nợ giảm và điểm tín dụng cũng theo đó thấp dần đi.

– Cuối cùng, nếu bạn đang có nhiều khoản vay, bạn cần theo dõi báo cáo tín dụng cá nhân thường xuyên hơn để nắm rõ tình trạng tín dụng của mình. Từ đó bạn có thể lên kế hoạch giải thoát mình ra khỏi danh sách tín dụng xấu của các ngân hàng hay TCTD khác.

Nguồn tham khảo: VNExpress, PCB, …