Tại sao khi hắt xì lại nói cơm muối

HHT - Ai mà chẳng hắt xì hơi một ngày vài lần và nếu chẳng may bị cúm thì còn hắt xì nhiều nữa. Nhưng bạn đã biết gì về nó rồi nào?

Hắt xì thế nào thì gọi tên như thế đó

Đa số mọi người khi hắt hơi đều phát ra tiếng “hắt xì” rất rõ, chỉ một số ít phát âm rõ thành “hắt xì hơi”. Đâu chỉ Việt Nam, mà nhiều đất nước khác cũng lấy chính âm thanh đó để đặt tên cho việc hắt xì. Ví dụ như như người Anh gọi là “Achoo”, người Tây Ban Nha là “Atchis”, người Pháp “Atchoum”, người Na Uy “Atsjo”.

Thú vị hơn nữa, chúng mình nếu thấy ai đó hắt xì sẽ nói “Sức khỏe”, “Cơm muối”, “Sống lâu” như muốn chúc người ấy khỏe mạnh. Người nước ngoài cũng dùng những từ mang tính động viên như vậy với người vừa hắt xì như là “Cẩn thận”, “Chúc sức khỏe”, “Trăm tuổi”.

Tại sao khi hắt xì lại nói cơm muối

Tớ có thể nhịn hắt xì được không?

Đang ở chỗ đông người, ở nơi yên tĩnh mà bỗng dưng hắt xì rõ to thì ai cũng ngại. Nhưng khi cơn hắt xì đã ập đến rồi thì có cố gắng đến mấy bạn cũng không thể nhịn được đâu. Bởi hắt xì là phản ứng của cơ thể khi có bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào mũi, nên cần tạo một lực đẩy mạnh để tống chúng ra ngoài. Cơ thể không bao giờ cho bạn nhịn hắt xì vì như vậy là bạn đã kéo cả trăm nghìn con vi khuẩn vào bên trong rồi. Chúng mình chỉ còn cách lấy khăn giấy hoặc mu bàn tay che kín miệng, cúi thấp người xuống, cố gắng hắt xì càng khẽ càng tốt mà thôi.

Tại sao khi hắt xì lại nói cơm muối

Vì sao con người lại hắt xì?

Mỗi khi có bụi, phấn hoa, lông động vật, bụi vải, hạt tiêu, một số loại mùi… bay đến bám vào niêm mạc mũi, não bộ sẽ phát tín hiệu kích hoạt cơn hắt xì để đẩy những vị khách không mời này đi thật xa. Thậm chí ánh sáng mạnh cũng gây ra chứng hắt xì nên vào những ngày nắng chói chang, hoặc vô tình nhìn thẳng vào đèn chiếu thì chúng mình cũng hắt xì nhiều hơn bình thường.

Thường thì não bộ sẽ bắt chúng mình hắt xì vài lần liền nhằm đảm bảo mũi đã sạch sẽ an toàn. Thế nên nếu bạn thường xuyên hắt xì 3 hay 4 lần liên tiếp thì cũng không đáng lo đâu, chỉ là não bộ cẩn thận quá thôi mà.

Tại sao khi hắt xì lại nói cơm muối

Chuyện chưa biết về hắt xì

Chúng ta luôn nhắm mắt khi hắt xì và không ai có thể làm trái quy luật này. Nhiều nhà khoa học cho rằng cơ thể phản ứng như thế là để bảo vệ đôi mắt đấy!

Một cú hắt xì cực mạnh của người lớn có thể tạo nên luồng gió mạnh tới 160 km/ giờ, mạnh hơn cả bão cấp 12 (chỉ tầm 118 km/ giờ). Thậm chí nước bọt có thể bắn ra xa tới hai mét nếu bạn không kịp che miệng, kinh dị chưa?

Hãy luôn mang theo giấy ăn bên mình, khi muốn hắt hơi thì mở rộng tờ giấy, áp lên miệng để đảm bảo toàn bộ nước bọt, vi khuẩn đều bám hết vào giấy ăn. Nếu không có giấy ăn thì hãy dùng tay, nhớ là hãy úp mu bàn tay vào miệng chứ đừng áp lòng bàn tay nhé. Kẻo sau đó bạn lại dùng bàn tay dính đầy vi khuẩn cầm thức ăn, hoặc chạm vào các chỗ khác khiến virus, vi khuẩn lây lan thì tệ lắm luôn.

Theo Tổng hợp

Vì sao hay nói “trộm vía”, “cơm muối”?

Chia sẻ

“Trộm vía”, hay “cơm muối” câu nói của miệng của nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu nghĩa của nó.

“Trộm vía, em bé bụ bẫm quá”, “trộm vía, em bé ngoan quá” hay sau khi trẻ hắt hơi, phụ huynh thường nói “cơm muối”. Như một thói quen, những thành ngữ này đã và đang được sử dụng một cách rộng rãi, phổ biến mà không phải ai cũng biết ý nghĩa của nó.

Tại sao khi hắt xì lại nói cơm muối

"Trộm vía", "cơm muối" là những thành ngữ các bậc phụ huynh miền Bắc hay nói với trẻ nhỏ nhưng hầu hết không hiểu ý nghĩa thực sự của những thành ngữ này (Ảnh minh họa)

Hiểu như thế nào cho đúng và ý nghĩa của những thành ngữ này là gì? Dân Việt đã có những trao đổi với nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ xung quanh những thành ngữ này.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, người miền Bắc quen nói “trộm vía” là vì người xưa quan niệm nam có ba hồn bảy vía còn nữ có ba hồn chín vía. Vía ở đây, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ là năng lượng tinh thần và mà nhờ năng lượng đó mà con người ta có thể sống được một cách khỏe mạnh.

“Khi con người bị đau yếu thì người ta tin có một vía nào đó bị phạm, nó có thể phạm theo nhiều cách nhưng người Việt tin rằng những tác động bên ngoài vào mắt, mũi miệng lưỡi thì khiến cho vía bị lay động và có thể dẫn tới bệnh tật.

Đối với trẻ nhỏ, người xưa quan niệm vía trẻ con còn yếu, cần bảo vệ, giữ gìn nên trước khi khen trẻ nhỏ, phải xin phép các vía trước. Ví dụ như nói “Trộm vía đứa bé xinh, ngoan”, thì cụm từ “trộm vía” coi như là một lời xin phép. Cái xin đó thì về mặt tín ngưỡng là xin thần thánh và người ta cũng quan niệm như một lời xin đối với gia chủ”, ông Vĩ nói.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ nói thêm, sở dĩ, người ta hay gọi là trộm vía, chứ không phải trộm hồn là vì: hồn vía là cách đọc cổ xưa của hai chữ HỒN PHÁCH trong cổ Hán ngữ. Hồn là phần tinh thần thiêng liêng của con người. Phách là phần tinh khí trong con người. Từ “phách” cổ ngữ chuyển âm sang tiếng Việt cổ là “vía”.

Vậy “vía” mới liên quan đến khí chất, thể chất nên người ta nói "trộm vía" chứ không nói "trộm hồn". Nói trộm hồn là nói trước người đã mất chứ không phải nói trước trẻ em.

Còn về thành ngữ “cơm muối” sau mỗi lần trẻ hắt hơi, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ lý giải, cơm và muối là hai vật để thầy cúng trừ tà, có thể dùng muối trộn cơm hoặc muối không để trừ tà ma.“Khi đứa bé bị hắt hơi thì người ta tin là tà nhập, ma quỷ nhập. Nói “cơm muối” là để cho tà nhập vào thì nghe cơm muối sợ và không nhập vào đứa bé nữa. Từ đó đứa bé sẽ không ốm”, ông Vĩ cho hay.

Về nguồn gốc của những thành ngữ cửa miệng này, theo chuyên gia Nguyễn Hùng Vĩ, nó đều xuất phát từ cuộc sống tinh thần và từ tín ngưỡng thờ vía, hay trước đây từng dùng ma thuật chữa bệnh của người dân: “Người ta tin khi nói ra như vậy là để kiêng kỵ nhưng thực chất là không phải như vậy.

Vỉ kiêng nên nhiều khi người ta muốn khen thì khen ngược. Ví dụ như nói “ôi xấu quá”, nếu không thì nói “trộm vía, em bé xinh quá”. Khen ngược ở đây là để tránh cái kiêng kỵ”.Chuyên gia Nguyễn Hùng Vĩ khẳng định: Những thành ngữ này không có ảnh hưởng hay tác hại gì mà ngược lại, nó còn tạo ra sắc thái về mặt văn hóa của người Việt nói chung và người miền Bắc nói riêng.

Đôi khi những điều rất nhỏ bé trong ngôn ngữ lại thể hiện được nét khác biệt vô cùng lớn về văn hóa giữa các quốc gia. Chẳng hạn như trong tiếng Do Thái, “khoai tây” có nghĩa là “quả táo trái đất”, hay tiếng Hà Lan “găng tay” có nghĩa là “giày cho bàn tay”.

Lời đáp lại cho một cái hắt xì mặc dù chỉ có vài từ thôi, nhưng lại là một sự khác biệt vô cùng thú vị giữa các quốc gia. Vậy hãy cùng xem, ở các nước khác, thay vì nói “cơm muối”, người ta thường nói gì khi thấy một người hắt hơi.

Tại sao khi hắt xì lại nói cơm muối

Cái hắt xì tuy đơn giản nhưng lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau tại từng quốc gia. Ảnh: Matador

Châu Âu

Khi bạn hắt xì ở châu Âu, người dân ở hầu hết các quốc gia thuộc châu lục này thường sẽ nói những câu mang ý nghĩa như “chúc bạn chóng khỏe”, “chúc sức khỏe”, “cầu Chúa phù hộ”, “chúc bạn sống lâu”, hoặc chỉ đơn giản là “Jesus”.

Cách nói phản ứng lại khi ai đó hắt xì được cho là do Giáo hoàng Grêgôriô I khởi xướng, vì ông khuyên mọi người hãy nói câu “God bless you” (Cầu Chúa phù hộ) để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh dịch hạch.

Nam Mỹ

Nhìn chung các quốc gia Nam Mỹ cũng thường chúc sức khỏe khi thấy ai đó hắt xì. Tuy nhiên, cũng có lúc người ta sẽ nói những câu chúc người hắt xì có được tình yêu hoặc tiền bạc.

Bắc Mỹ

Tại Bắc Mỹ, mọi người sẽ cầu Chúa phù hộ cho bạn mạnh khỏe mỗi khi thấy bạn hắt xì. Tuy nhiên, tại Hawaii, người ta sẽ nói “kihe a mauli ola”, nghĩa là “cứ hắt xì đi và bạn sẽ được sống”.

Châu Phi

Tại châu Phi, bên cạnh những lời cầu chúa dành cho người hắt xì, dân châu Phi đôi khi còn nói những lời giống như tán dương bạn vì bạn vừa hắt xì nữa.

Ngoài ra, tại các quốc gia Đông Phi, hắt xì quá to có thể bị coi là thô lỗ. Đặc biệt là khi bạn hắt xì trước mặt mọi người, thì bạn có thể sẽ phải nhận những cái nhìn khó chịu.

Châu Á

Châu Á có lẽ là khu vực phong phú về cách phản ứng với cái hắt xì nhất.

Tại các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Brunei và Ấn Độ, người dân không có thói quen nói lời đáp lại cái hắt xì của nhau.

Ở Trung Quốc, mỗi cái hắt xì thường có những ý nghĩa đặc biệt. Nếu hắt xì một cái thì có nghĩa là có người đang nhớ bạn, hai cái nghĩa là có ai đó đang nói xấu bạn, còn nếu hắt xì đến cái thứ ba thì có nghĩa là bạn đã bị cảm.

Nhưng không chỉ riêng Trung Quốc, tại nhiều quốc gia châu Á khác (trong đó có Việt Nam), mọi người cùng có một điều mê tín rằng, khi bạn hắt xì, nghĩa là ở đâu đó đang có người nói về bạn.

Theo văn hóa Hồi giáo, cái hắt xì sẽ giúp khai sáng trí tuệ, vì vậy nếu người theo đạo Hồi hắt xì, họ sẽ cảm ơn thánh Allah.

Châu Úc và châu Đại Dương

Cũng giống như phần lớn người dân trên thế giới, người dân tại hai châu lục này cũng thường nói lời cầu Chúa khi thấy ai đó hắt xì.